Nói Quá Là Gì Cho Ví Dụ ? Tác Dụng Của Nói Quá ? Ngữ Văn Lớp 6, Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
Nói quá là gì ? Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng gì ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về nói quá cũng như những nội dung liên quan nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Ẩn Dụ Là Gì ?
- Hoán dụ là gì ?
Nói quá là gì ?
Tóm tắt nội dung
- 1 Nói quá là gì ?
- 2 Tác dụng của biện pháp nói quá
- 3 Phân biệt giữa nói quá và nói khoác
- 4 Một số biện pháp nói quá
- 4.1 1. Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
- 4.2 2. Dùng những từ ngữ phóng đại khác
– Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
– Ví dụ minh họa:
+) Ví dụ 1: “Bài toán này khó quá nghĩ nát óc không ra”. ==> “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.
+) Ví dụ 2: “Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”. ==> “nghiêng nước nghiêng thành” là phép nói quá.
Tác dụng của biện pháp nói quá
– Tác dụng của nói quá gồm:
+) Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+) Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…
+) Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.
Phân biệt giữa nói quá và nói khoác
– Điểm giống nhau: Đều phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.
– Điểm khác nhau: Khác nhau ở mục đích
+) Nói quá: có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm và sự việc được nói là có thật
+) Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật, đây là những hành động có tác động tiêu cực
Một số biện pháp nói quá
1. Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
– Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
– Ví dụ minh họa:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng – (Ca dao)
2. Dùng những từ ngữ phóng đại khác
+) Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, …
+) Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng, …
+) Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, …
Người xem: 343Từ khóa » Nới Quá
-
Nói Quá Là Gì? Cho Ví Dụ Nói Quá - Luật Hoàng Phi
-
Soạn Bài Nói Quá | Ngắn Nhất Soạn Văn 8
-
Nói Quá Là Gì, Cho Ví Dụ Biện Pháp Nói Quá Lớp 8
-
Soạn Bài Nói Quá (chi Tiết) | Soạn Văn 8 Chi Tiết
-
Nói Quá Là Gì? Biện Pháp, Tác Dụng Và Ví Dụ "Nói Quá" - IIE Việt Nam
-
Soạn Bài Nói Quá (trang 101) - SGK Ngữ Văn 8 Tập 1
-
Nói Quá - Ngữ Văn 8 - Cô Phạm Lan Anh (HAY NHẤT) - YouTube
-
Nói Quá Là Gì? Tác Dụng Của Biện Pháp Nói Quá Và Cho Ví Dụ
-
Huế: Xử Lý Quyết Liệt Xe Tải Cơi Nới, Quá Khổ, Quá Tải - Nguoi Dua Tin
-
Xe Cơi Nới, Quá Khổ Quá Tải ì ạch Bò Trong đêm, Lộng Hành Giữa Cao ...
-
Nói Quá Là Gì, Ví Dụ Và Tác Dụng Của Biện Pháp Nói Quá
-
Cần Xử Lý Tận Gốc Xe Quá Tải, Cơi Nới Thành Thùng - Công An Nhân Dân
-
Nói Quá Là Gì? Biện Pháp Nói Quá Có Tác Dụng Gì? Ngữ Văn 8
-
Nói Quá Là Gì? Tác Dụng Của Biện Pháp Nói Quá? Ví Dụ Nói Quá?