Nói Quá Là Gì? Tác Dụng Của Nghệ Thuật Nói Quá - Wiki Hỏi Đáp

Nói quá là gì?

Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương.

Nói quá còn được gọi là ngoa ngữ (lòi nói ngoa, nói quá sự thật), phóng đại (phóng ra cho to), cường điệu (nói mạnh, nói hơn lên), thậm xưng (nói quá sự thật thưòng nhằm mục đích hài hước).

Một ví dụ điển hình trong môi trường học đường:

Bài toán khó quá ‘‘nghĩ nổ não’’ mà không ra.

=> “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.

Hay trong bài hát Duyên phận có câu hát:

“Bước qua dòng sông hỏi từng con sóng Đời người con gái không muốn yêu ai được không?”

=> Làm gì có dòng sông nào mà bước qua được, đây là hiện thân của nghệ thuật nói quá.

Tác dụng của nghệ thuật nói quá

Phóng đại, nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ thường ngày. Trong văn học, phóng đại, nói quá đã trở thành một biện pháp tu từ được sử dụng với chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.

Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối mà chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói thêm sinh động.

Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

Ví dụ:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

(Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải.

Nói quá còn có tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.

Hay trong câu ca dao:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

Ngày tháng mười chưa cười đã tôi

Nói quá sự thật bởi: Đêm… chưa nằm đã sáng, Ngày… chưa cười đã tối, đêm gì mà chưa nằm đã sáng, ngày gì mà chưa cười đã tối. Đây là cách nói quá về tiết tròi mùa hè: ngày dài, đêm ngắn và mùa đông: ngày ngắn, đêm dài, tuân theo quy luật của tự nhiên

Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác

Cần phân biệt rõ ràng giữa nói quá và nói khoác tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Nói quá: nói đúng sự thật (tích cực), là biện pháp cường điệu tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.

Nói khoác: nói sai sự thật (tiêu cực), mục đích khoe khoang là chính. Không những không có giá trị biểu cảm mà còn khiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa.

"Nói quá" còn được gọi là "ngoa dụ", "phóng đại", "thậm xưng", "khoa trương", là "phép tu từ phóng đại" quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Luyện tập sách giáo khoa ngữ văn

Câu 1: a. Ý nghĩa: Lao động đã mang lại cho con người cuộc sống no ấm. b. không ngại khó khăn, gian khổ. c. Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành . Câu 2: a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột. c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da. d. nở từng khúc ruột. e. vắt chân lên cổ. Câu 3: - Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành. - Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển. - Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do. - Bộ đội ta mình đồng da sắt. - Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.

Từ khóa » Nói Quá Là Gì Ví Dụ