Nói Ra đầu Ra đũa Là Phương Châm Gì? - TopLoigiai

Đề bài: Nói ra đầu ra đũa là phương châm gì?

Trả lời: 

- Thành ngữ: "nói ra đầu ra đũa" là phương châm cách thức

- Ý nghĩa: Khi giao tiếp, chúng ta cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về phương châm trong hội thoại nhé!

Mục lục nội dung 1. Phương châm hội thoại là gì?2. Các phương châm hội thoại3. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại4. Một số lưu ý

1. Phương châm hội thoại là gì?

Hội thoại là một dạng trong văn học nghị luận để nói lên lên quan điểm, luận điểm về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó.

2. Các phương châm hội thoại

Nói ra đầu ra đũa là phương châm gì?

Có 5 phương châm hội thoại chính:

a. Phương châm về chất: 

- Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:

+ Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.

+ Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.

+ Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.

+ Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.

- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

b. Phương châm về lượng

- Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:

+ Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.

+ Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

c. Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

d. Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

e. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

3. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

- Trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi có thể xảy ra và cần tránh ở đây là:

+ Người nói giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: Đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị.

+ Khi nói phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.

+ Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

4. Một số lưu ý

- Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Từ khóa » Nói Ra đầu Ra đũa Là Gì