Nới Room Ngoại! Coi Chừng Cái Bẫy Của Nới Room.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin nới room ngoại của các công ty niêm yết luôn được nhà đầu tư săn đón và thường tác động rất tích cực đến thanh khoản cũng như giá cổ phiếu. Trong bài viết này, Duy Nghĩa xin chia sẻ với các bạn về vấn đề nới room ngoại và cái bẫy nới room trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đầu tư lướt sóng là gì? Những điều cần biết khi lướt sóng
- Cổ tức là gì? những điều cần biết khi đầu tư nhận cổ tức
1. Nới room ngoại là gì?
Room nước ngoài là tỉ lệ % cổ phiếu được phép sở hữu, áp dụng cho Nhà đầu tư nước ngoài. Tức là Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua lượng cổ phiếu phát hành tối đa theo tỉ lệ % tối đa mà doanh nghiệp quy định. Việc đặt ra quy định khống chế lượng cổ phiếu mà NĐT nước ngoài nắm giữ nhằm mục đích không cho NĐT nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ:
- Công ty cổ phần Kido (HOSE: KDC) tỉ lệ room nước ngoài là 49%
- Công ty CP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) tỉ lệ room nước ngoài là 49%
- Các ngân hàng như MBB, VCB, BID tỷ lệ room ngoại được tối đa 40%
Điều gì sẽ xảy ra nếu room nước ngoài cạn?
Khi room nước ngoài cạn, NĐT nước ngoài không thể mua thêm được nữa. Do vậy, thanh khoản cũng giảm mạnh và biến động cổ phiếu cũng rất nhỏ vì đã mất đi lực mua từ khối ngoại và chỉ trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước.
Ví dụ: Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG) với tỉ lệ sở hữu nước ngoài là 49%. Hiện tại, room nước ngoài đang cạn, nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài đã mua hết 49% lượng cổ phiếu và không thể mua thêm được nữa.
Nới room ngoại là hoạt động nâng tỉ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Theo Nghị định 60/2015, Nhà đầu tư nước ngoài có thể nâng tỉ lệ sở hữu lên đến 100% hầu hết các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu room ngoại được nới lỏng?
Khi room ngoại được nới nỏng, Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua thêm nhiều cổ phiếu tốt của Việt Nam đẫn đến lực mua tăng có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao. Trong khi đó, Nhà đầu tư Việt có kỳ vọng trước cổ phiếu sẽ tăng khi nới room sẽ thi nhau đổ xô mua vào những mã cổ phiếu đã cạn room. Từ đó, thị trường chứng khoán được tiếp thêm sinh sống, tăng mạnh. Nới room nước ngoài là cơ hội không thể bỏ qua khi đầu tư vào chứng khoán Việt Nam.
Về mặt vĩ mô, việc nới room được xem là một bước quan trọng trong việc khắc phục một trong những mắt xích yếu nhất của nền kinh tế hiện nay là doanh nghiệp nhà nước. Với tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp được nới rộng thì việc thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ thuận lợi hơn khi dòng vốn ngoại đổ vào trong nước dồi dào.
2. Bẫy nới room?
Giới đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán sau khi Chính phủ có quyết định nới room. Tuy nhiên, đây là có thể là một cái bẫy đối với nhiều nhà đầu tư không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Thống kê 40 cổ phiếu từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2017 hết hoặc gần hết room trên cả hai sàn chứng khoán cho thấy mức tăng trung bình chỉ có 0,23% trong sáu phiên gần đây, thấp hơn nhiều so với mức 1,2% của VN-Index và 1,35% của HNX-Index. Chỉ có một vài cổ phiếu hết room có mức tăng đáng chú ý như PNJ, DHG, REE, PVI, ACB. Ngược lại có nhiều cổ phiếu hết room vẫn giảm mạnh như BMP, KDC và GMD.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của khối ngoại trong đợt sóng vừa qua của thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung mua mạnh các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường như VIC, MSN, GAS, HPG… Những cổ phiếu đã tác động tích cực đến tâm lý thị trường và giúp các chỉ số có sự tăng trưởng ngoạn mục. Tuy nhiên, đây có thể cũng chỉ là những động thái bình thường của khối ngoại như một số lần giao dịch trước đây chứ chưa hẳn do tác động bởi việc nới room.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 35 quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đang hoạt động với tổng giá trị khoảng hơn 4 tỉ đô la Mỹ, bằng một phần ba tổng giá trị vốn hóa của khối ngoại trên thị trường chứng khoán. Chính việc giao dịch của những quỹ đầu tư này, đặc biệt là các quỹ ETF làm cho thị trường chứng khoán sôi động. Tuy nhiên, phần lớn các quỹ này chỉ đầu tư tài chính nên tỷ lệ sở hữu của họ thường dưới 10%. Do vậy, việc nới room dường như không tác động quá lớn đến chiến lược của những quỹ đầu tư này.
Trên thực tế phần lớn các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài thường không thâu tóm doanh nghiệp đang niêm yết. Họ thường chọn những doanh nghiệp có tiềm năng để làm đối tác chiến lược. Do đó, việc nới room chưa hẳn đã tác động ngay đến dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Việc nhà đầu tư hưng phấn quá mức bởi thông tin nới room và đẩy giá cổ phiếu lên cao có thể tạo ra một cái bẫy trên thị trường.
Bẫy này thể hiện bằng việc chưa chắc khối ngoại đã nắm giữ cổ phiếu đó, thì lúc cổ phiếu được đẩy lên cao sẽ là cơ hội cho họ chốt lời hoặc là cơ hội cho các nhà đầu cơ mua được giá rẻ chốt lời.
Điều thứ 2, nếu khối ngoại có sự thân thiết với các công ty Việt hoặc các nhà đầu cơ sẽ tạo nên tính trạng mua bán ảo hoặc mua bán trước báo sau, bán cho đối tác chiến lược nước ngoài gây tình trạng mất cân bằng cổ phiếu và thao túng giá trong lúc nới room làm NĐT nhỏ lẻ dễ dính bẫy nới room khi không được biết thông tin nội bộ.
Phạm Duy Nghĩa – Chuyên viên Phân tích và Đầu tư Chứng khoán Cao cấp
Điện thoại / Zalo / Viber: 090 411 6979 Fanpage: Chungkhoanonline.vn Email: xuannv.invest@gmail.com
Nguồn: https://chungkhoanonline.vn/
Tags: NỚI ROOM NGOẠIROOM NGOẠITừ khóa » Nới Room Nghĩa Là Gì
-
Giải Thích Thuật Ngữ: Nới Room - 24HMoney
-
Room Chứng Khoán Là Gì? Quy định Room Chứng Khoán Có Mục đích ...
-
Room Chứng Khoán Là Gì? Mục đích Quy định Room Chứng Khoán?
-
Nới Room, Hiểu Thế Nào Cho đúng? - Đầu Tư Chứng Khoán
-
Room Chứng Khoán Là Gì? Những Khái Niệm Nhà đầu Tư Cần Biết
-
:) Nới Room Là Gì - Các Thuật Ngữ Về Room Chứng Khoán
-
Nới Room Là Gì
-
Thuật Ngữ Về Room Chứng Khoán - Room Chứng Khoán Là Gì?
-
Room Là Gì Trong Chứng Khoán
-
Thuật Ngữ Về Room Chứng Khoán – Room Chứng Khoán Là Gì?
-
Room Tín Dụng Là Gì ? Cách Tính Room Tín Dụng Ngân Hàng
-
Room Ngoại Của Cổ Phiếu Là Gì? Nới Room Ngoại Là Gì?
-
'Tranh Cãi' Về Nới Room Tín Dụng - PLO
-
Room Ngoại Của Cổ Phiếu Là Gì? Nới Room ... - Tự Học Chứng Khoán