Nội San Tháng 6/2016

banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo việt nam (20/11/1982 – 20/11/2024)!
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử truyền thống
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Tổ chức bộ máy
  • Tin tức - Hoạt động
  • Đào tạo, bồi dưỡng
    • Đào tạo, bồi dưỡng
    • Kế hoạch đào tạo
    • Các biểu mẫu dành cho học viên
    • Danh sách khóa luận
  • Hoạt động khoa học
    • Các đề tài, dự án
    • Hội thảo khoa học
    • Nghiên cứu thực tế
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Nội san nhà trường
    • Thư viện
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Hoạt động Đảng và các tổ chức đoàn thể
  • Văn bản quản lý
    • Văn bản Trung ­ương
    • Văn bản Tỉnh
    • Văn bản Nhà Trường
    • Các văn bản về trường chính trị chuẩn
    • Công khai dự toán ngân sách
    • Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn0228.3649222
Trao đổi liên kếtTỉnh ủy Nam ĐịnhỦy ban nhân dân tỉnh Nam ĐịnhHọc viện Chính trị QG HCMPhần mềm quản lý đào tạoTrục liên thông văn bản
Nội san nhà trường
Nội san tháng 6/2016
Chủ đề: Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo bồi dưỡng tại trường Chính trị Trường Chinh; Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (09/6/1956-09/6/2016)

STT

Bài viết

Tác giả

1

Nghị quyết về tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị Trường Chinh

2

Trường Chính trị Trường Chinh - 60 năm một chặng đường

ThS. Phạm Thị Thanh Thủy, TUV, Giám đốc Trường Chính trị Trường Chinh

3

Chất lượng giảng viên - nhân tố quyết định chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trị Trường Chinh

ThS. Hoàng Đình Trung, Phó Giám đốc

4

Vài suy nghĩ về người thầy giáo nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường

Trần Xuân Nam, Nhà giáo ưu tú - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc

5

Tư duy đổi mới và vai trò của đồng chí Trường Chinh đối với đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam

ThS. Hoàng Đức Hợp, Phó Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

6

Nghiên cứu khoa học động lực cho sự phát triển của trường Chính trị Trường Chinh

CN. Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

7

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ trường Chính trị Trường Chinh đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay

ThS. Hoàng Thị Châu Yên, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

8

Một vài ý kiến trao đổi kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Nam Định

Trần Bùi Mịch, Giám đốc Trung tâm BDCT huyện Vụ Bản

9

Đổi mới đánh giá kết quả học tập hệ đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định

ThS. Lê Thị Như Hoa, Trưởng phòng Đào tạo

10

Đổi mới hoạt động thư viện nhà trường

ThS. Cao Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu

11

Đổi mới nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của học viên Trường Chính trị Trường Chinh hiện nay

ThS. Trần Thùy Dương, Phó Trưởng phòng Đào tạo

12

Tư tưởng nhân văn quân sự trong đường lối kháng chiến chống xâm lược của Triều Trần thế kỷ XIII (1258-1288)

Phạm Phú Thiệm, Nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng

13

Cựu chiến binh Trường Chính trị Trường Chinh với quá trình xây dựng và phát triển nhà trường

CN. Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

14

Đoàn thanh niên Trường Chính trị Trường Chinh phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”

ThS. Vũ Quốc Mạnh, Phó Bí thư đoàn trường

15

Cán bộ nữ Trường Chính trị Trường Chinh với phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

CN. Nguyễn Thị Dung, Trưởng khoa Dân vận

16

Soạn giáo án bổ trợ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định

ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

17

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong triển khai hiệu quả dân chủ cấp xã

ThS. Trần Thị Kim Thư, Giảng viên khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

18

Một số kinh nghiệm trong giảng dạy bài “Khái quát lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định” thuộc môn học: Tình hình, nhiệm vụ địa phương

ThS. Trần Thị Huyền Nga, Giảng viên khoa Xây dựng Đảng

19

Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng các môn học trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CN. Vũ Thị Hồng Nhung, Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật

20

Một số trao đổi về việc kết hợp các phương pháp trong giảng dạy lý luận chính trị

CN. Lương Thị Dinh, Giảng viên khoa Xây dựng Đảng

21

Nâng cao hiệu quả thảo luận ở các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

ThS. Cao Thị Hà, Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

22

Cụ thể hóa quy trình hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

ThS. Vũ Ngọc Hoàng, Trưởng khoa lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH - 60 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

ThS. PHẠM THỊ THANH THỦY

TUV, Giám đốc Trường Chính trị Trường Chinh

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TƯ ngày 08 tháng 3 năm 1956 của Ban Bí thư Trung ương về việc mở Trường Đảng ở các cấp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, ngay từ tháng 4 năm 1956 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã chuẩn bị phương án thành lập trường Đảng tỉnh. Tại Hội nghị, ngày 09 tháng 6 năm 1956, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-TU về việc thành lập trường Đảng tỉnh. Nghị quyết đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của Trường là: Huấn luyện cho cán bộ cơ sở, chủ yếu là Chi ủy ở xã về: Đường lối cách mạng Việt Nam, các chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những hiểu biết về Đảng và công tác xây dựng Chi bộ. Ngày 09/6/1956, đã là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Trường Đảng tỉnh Nam Định - nay là Trường Chính trị Trường Chinh.

60 năm qua, Trường Chính trị Trường Chinh đã mang những tên gọi khác nhau: Trường Đảng tỉnh và Trường Hành chính tỉnh (1956-1964); trường Đảng tỉnh Nam Hà (1965-1975); Trường Đảng tỉnh Hà Nam Ninh (1976-1992); Trường đào tạo cán bộ tỉnh Nam Hà (1993-1995); Trường Chính trị tỉnh Nam Hà (1995-1997); Trường Chính trị tỉnh Nam Định (1997-1998); Trường Chính trị Trường Chinh (1999 đến nay) nhưng dù dưới tên gọi nào, Trường vẫn luôn là địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho tỉnh nhà, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị đặt ra trong mỗi thời kỳ cách mạng. Các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên không ngừng cố gắng chung sức viết thêm bề dày thành tích của nhà trường.

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động dạy, học và các hoạt động khác, nhà trường luôn triển khai đồng bộ theo Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương:

Thứ nhất, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Nếu ngày đầu mới thành lập, Trường chỉ có khoảng 60 học viên thì kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, nhà trường đào tạo 137 lớp Trung cấp lý luận chính trị và chính trị - hành chính, 07 lớp Trung cấp Pháp luật. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 51 lớp Chuyên viên, 03 lớp Chuyên viên chính, 05 lớp Tiền công vụ và các chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư và nhiều chương trình khác. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I đào tạo 11 khóa Cao cấp lý luận chính trị và lý luận chính trị - hành chính, 03 khóa Cử nhân chính trị. Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo 03 khóa Cử nhân hành chính…

Tính riêng năm 2015, nhà trường đã trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho 71 lớp với 7.068 học viên (hoàn thành vượt 140,4% kế hoạch tỉnh giao).

Trong năm học 2015-2016, nhà trường tổ chức Hội thi “Học viên học giỏi lý luận chính trị lần thứ Nhất” giữa học viên các lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Nhà trường xác định Hội thi là một kênh đánh giá chất lượng dạy và học của nhà trường. Với những kết quả đạt được, nhà trường đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 06/8/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ 2007 - 2015 và những năm tiếp theo, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đặt ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế

Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường có bước đổi mới rõ rệt. Tính từ năm 1997 đến nay, nhà trường đã thực hiện 04 đề tài khoa học cấp tỉnh, trong đó có 01 đề tài xếp loại Xuất sắc, 04 đề tài xếp loại Khá. Năm 2016, các đơn vị đang triển khai thực hiện 07 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp khoa. Các hoạt động nghiên cứu khoa học khác như: Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm, viết bài cho các tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử của nhà trường được các đơn vị khoa phòng, cán bộ, giảng viên, nhân viên duy trì khá đều đặn.

Nhằm đảm bảo lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành nhà trường luôn coi trọng công tác nghiên cứu thực tế: 100% đồng chí giảng viên hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu thực tế. Đổi mới hình thức nghiên cứu thực tế của học viên các lớp đào tạo. Trong quá trình tổ chức các hoạt động: giảng dạy, quản lý, phục vụ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế… các đồng chí cán bộ, giảng viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn chấp hành và thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình, quy chế đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục - Đào tạo và hệ thống Quy chế của nhà trường.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ

Xác định con người là chủ thể, là nhân tố trung tâm của sự phát triển, những năm qua nhà trường rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Tính đến tháng 5 năm 2016, nhà trường có 52 cán bộ, giảng viên, nhân viên trong đó: Tiến sỹ 01 đồng chí (chiếm 0,19%); Thạc sỹ 20/52 đồng chí (38,46%); Nghiên cứu sinh 02/52 đồng chí (3,84%); Cử nhân, cao cấp 28/52 đồng chí (53,84%); 03 đồng chí đang học Cao học (5,76%); Giảng viên 39/52 đồng chí (75%) (trong đó giảng viên kiêm nhiệm là 13 đồng chí; tuổi nghề bình quân là 11,5 năm).

Thứ tư, công tác xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội

Nhà trường luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ, các chi bộ giữ vững vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo mọi mặt hoạt động của cơ quan. Nhiều năm liên tục, Đảng bộ nhà trường được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Nhiệm kì 2015-2020, Đảng bộ nhà trường vinh dự được Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh lựa chọn là đơn vị Đại hội điểm. Đại hội tổ chức thành công và bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ nhà trường khóa VIII gồm 09 đồng chí và 03 đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy. Ngay năm đầu nhiệm kì, Đảng bộ nhà trường đã ban hành Nghị quyết số 06- NQ/ĐU ngày 24 tháng 3 năm 2016 “Về tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Trường Chinh”;tích cực tuyên truyền và thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cùng với công tác xây dựng Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cũng không ngừng được chăm lo và củng cố, nội dung và phương thức hoạt động từng bước được đổi mới, đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, quản lý và phục vụ tốt”, hội giảng cấp khoa, cấp trường, cấp Học viện, dự giờ... được toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường nhiệt tình hưởng ứng.

Thứ năm, về cơ sở vật chất

Cùng với sự trưởng thành của nhà trường, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Ban đầu, trường được tiếp quản khu nhà lá, nơi làm việc tạm thời của Đoàn cải cách ruộng đất Tỉnh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân trường (thuộc khu vực Trường phổ thông Xuân Trường hiện nay), nay Trường đã có trụ sở tương đối khang trang với khuôn viên rộng gần 1ha. Trong đó có: 1 hội trường lớn, 4 nhà 3 tầng và 1 nhà câu lạc bộ. Trang thiết bị phục vụ dạy và học: 01 phòng máy vi tính; 04 máy tính xách tay; 08 máy chiếu gắn tại các hội trường; 02 hội trường lắp đặt điều hoà nhiệt độ và camera (Hội trường I, II và khu vực nhà để xe học viên phía sau Hội trường I); 100% giảng viên được trang bị máy tính cố định. Nhà làm việc của cán bộ, giảng viên (Khu A), nhà ở học viên (Khu B, khu C) đã được nâng cấp, cải tạo, cảnh quan nhà trường được cải thiện đáng kể.

Tuy vậy, hệ thống cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vẫn còn khá khiêm tốn so với các trường trong khu vực và so với nhiệm vụ chính trị của một trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.

Với những thành tích đã đạt được qua 60 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, Trường Chính trị Trường Chinh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1998), hạng Nhì (năm 2001), hạng Nhất (năm 2006); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2004); 6 Cờ thi đua xuất sắc của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Cờ của Công đoàn Viên chức Việt Nam; nhiều Bằng khen của UBND tỉnh, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cá nhân: 03 đồng chí được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 11 đồng chí được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nhiều đồng chí đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, Bằng khen của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của UBND tỉnh; 09 đồng chí được tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng; 43 đồng chí được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của Học viện” cùng nhiều danh hiệu thi đua khác.

Nhìn lại chặng đường 60 năm, mặc dù có nhiều cố gắng và đạt những thành tích quan trọng, nhưng nhà trường cũng nhận thấy còn có những tồn tại cần khắc phục: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa trang bị đầy đủ cho học viên năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thật đồng bộ. Một số giảng viên kiến thức thực tiễn trong bài giảng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. Công tác quản sinh có lớp, có lúc chưa thật sự chặt chẽ.

Tại buổi Kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Trường (9/6/1956-9/6/2015), đồng chí Bạch Ngọc Chiến - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng cho tỉnh hàng vạn cán bộ đạt trình độ sơ cấp, trung cấp. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại trường đã được trang bị có hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nghiệp vụ và kỹ năng công tác Đảng, công tác đoàn thể. Thực tiễn đã chứng minh, đội ngũ cán bộ được đào tạo tại trường thường xuyên giữ bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển của tỉnh qua các thời kỳ cách mạng… Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và nhân dân toàn tỉnh ghi nhận, đánh giá cao thành tích và những đóng góp của nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cán bộ cho tỉnh; góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng. Tôi mong rằng trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng quê hương Nam Định ngày càng giầu đẹp, văn minh”.

Quán triệt sự chỉ đạo đó, trên tinh thần phát huy thành tích, khắc phục, giải quyết những tồn tại hạn chế, trong những năm tới nhà trường cần tiến hành đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, Tiếp tục tham mưu với tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ góp phần chuẩn hóa đội ngũ, góp phần thựchiện mục tiêu đến năm 2020 Nam Định là tỉnh nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói chung và sự phát triển của tỉnh Nam Định nói riêng.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quán triệt nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐU ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Đảng bộ nhà trường “Về tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Trường Chinh”; mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng; tập trung thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ theo chức danh, cán bộ nguồn.

Thứ ba, Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong mẫu mực trong sinh hoạt, trình độ chuyên môn cao, ph­ương pháp công tác và giảng dạy tốt, kiến thức thực tiễn phong phú, tâm huyết với nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, công chức trong thời kỳ mới. Trong đó, chú trọng việc tham mưu với Tỉnh thực hiện Đề án luân chuyển giảng viên đi thực tế có thời hạn ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên - lực lượng nòng cốt của nhà trường.

Thứ tư, Tiếp tục phát huysự đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng bộ và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Tăng cường, mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các Trường Chính trị trong Cụm thi đua và cả nước.

Thứ năm, Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Tăng cường xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học đúng với tinh thần Nghị quyết 22 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Nhìn lại chặng đường lịch sửvinh quang, vừa giảng dạy, vừa xây dựng trong 60 năm qua, mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên qua các thời kì tràn đầy niềm tự hào, phấn khởi và tin tưởng vào sự phát triển bền vữngcủa nhà trường. Thế hệ trước đã làm tròn nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên hôm nay, với quyết tâm chính trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, viết tiếp trang sử truyền thống của nhà trường xứng đáng với tên gọi: Trường Chính trị Trường Chinh./.

CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH

ThS. HOÀNG ĐÌNH TRUNG

Phó Giám đốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[1]. Người gọi người giảng viên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là “người huấn luyện”. Trong tư tưởng của Người, nhiệm vụ của người giảng viên trong giảng dạy là giúp người học hiểu và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác, tư tưởng quan điểm của Đảng để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng, trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình giảng dạy, ngoài trang bị lý luận chính trị, người giảng viên phải biết gắn lý luận với thực tế, bám sát tình hình thực tiễn để người học hiểu và nắm chắc lý luận, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn công việc. Có thể khẳng định trong bất cứ thời điểm nào, chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Kết luận số 117-KL/TW ngày 20/11/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường Chính trị, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ rõ hạn chế: một số bộ phận giảng viên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn còn nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường Chính trị.

Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc trường Chính trị Trường Chinh luôn quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tính đến năm 2015, tổng số giảng viên của nhà trường là 39 đồng chí (trong đó có 13 giảng viên kiêm chức) chiếm 75% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị: 39/39 giảng viên có trình độ đại học (chiếm 100%), trong đó tiến sỹ có 01 đồng chí (chiếm 0,02%), 02 đồng chí đang học nghiên cứu sinh, 02 đồng chí đang học cao học (chuẩn bị bảo vệ luận án, luận văn), 21 đồng chí có bằng thạc sỹ (chiếm 54%), 24 đồng chí có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị (chiếm 62%).

Số liệu trên cho thấy chất lượng của đội ngũ giảng viên về cơ bản đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, đó là điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tỉnh ủy và UBND tỉnh giao hàng năm.

Thời gian qua, cùng với việc tích cực cử giảng viên đi đào tạo sau đại học, đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính, tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, cụ thể:

Hàng năm, nhà trường đã tổ chức có nề nếp hoạt động thao giảng cấp khoa, chọn cử giảng viên tham gia hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường và cấp Học viện. Qua đó, đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ giảng viên.

Về công tác nghiên cứu khoa học, nhiều giảng viên đã tham gia các đề tài cấp khoa, cấp trường và cấp tỉnh, với tâm huyết, sự say mê và trách nhiệm cao. Vì vậy, kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài các cấp hàng năm đều đạt từ khá trở lên. Nhiều giảng viên đã tích cực viết bài đăng tạp trí khoa học của Trung ương, địa phương và nội san, trang thông tin điện tử của nhà trường. Chất lượng bài viết ngày được nâng cao, có chiều sâu, bảo đảm gắn với chuyên môn được đào tạo và nội dung giảng dạy của giảng viên.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh theo tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghị quyết lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định phải: “Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, chú ý các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở cơ sở” đội ngũ giảng viên của trường bộc lộ không ít mặt hạn chế. Đặc biệt, phương châm lý luận liên hệ với thực tiễn. Một bộ phận giảng viên còn thiếu kiến thức thực tế, bài giảng nặng về lý luận. Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế hiệu quả chưa cao. Một số giảng viên còn thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế, thiếu kiến thức thực tế để bổ sung vào bài giảng, xây dựng bài tập tình huống và tổ chức thảo luận…

Phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới, việc sử dụng phương pháp giảng hiện đại và phương tiện hỗ trợ (máy tính, máy chiếu….) còn chưa phù hợp, nhiều khi bị lạm dụng theo kiểu “giảng viên chiếu, học viên ghi”. Phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng chủ yếu, phương pháp dạy - học tích cực chưa được quan tâm, thực hiện có hiệu quả.

Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn giảng viên của nhà trường hiện nay có tuổi đời còn trẻ và tuổi nghề ít. Từ những năm 2010 trở về trước, đội ngũ giảng viên của nhà trường được nghỉ chế độ nhiều (năm 2013 có 10 đồng chí). Đây là đội ngũ giảng viên được đào tạo và nhiều đồng chí trải qua quân ngũ hoặc các lĩnh vực công tác khác nhau nên có hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Thay thế là đội ngũ giảng viên sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, các Học viện được tuyển dụng làm giảng viên giảng dạy.

Mặt khác, hoạt động chuyên môn theo chuyên đề ở các khoa chưa được thực hiện thường xuyên, đồng thời do thiếu sự kiểm tra, giám sát nên chất lượng thấp. Việc đánh giá chất lượng bài giảng của giảng viên thông qua thao giảng, dự giờ và lấy phiếu đánh giá từ học viên chưa thực sự khoa học, dẫn đến tâm lý chủ quan, tư tưởng “thỏa mãn” của một bộ phận giảng viên, ngay cả giảng viên trẻ của nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ có tính cấp thiết. Để thực hiện được yêu cầu đó, nhà trường cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên và các khoa chuyên môn trong việc đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Trong công tác soạn giảng, giảng viên phải bảo đảm yêu cầu bám sát nội dung của giáo trình. Đồng thời, còn phải bám sát thực tiễn của thế giới, đất nước và đặc biệt là của tỉnh, của cơ sở. Giảng viên phải chủ động xây dựng chủ đề, kế hoạch nghiên cứu thực tế hàng năm để cập nhật, lượm nhặt thông tin và biết chắt lọc thông tin một cách chính xác, đầy đủ, mang tính thời sự vào các bài giảng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, buộc các giảng viên phải cần cù, chịu khó và bỏ nhiều công sức khi soạn giáo án.

- Mỗi giảng viên cần chủ động và quyết tâm trong việc tiếp cận một cách khoa học về phương pháp giảng dạy tích cực, nghiên cứu để vận dụng linh hoạt trong từng bài giảng phù hợp với nội dung và đối tượng học viên. Đặc biệt, là các phương pháp thảo nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp lấy ý kiến ghi lên bảng, đây là những phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, phù hợp với giảng dạy lý luận chính trị của nhà trường.

- Các khoa chuyên môn phải nâng cao chất lượng chuyên môn, quản lý chuyên môn đối với giảng viên thông qua các hoạt động như: duy trì nghiêm túc, có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo tháng với các chuyên đề cụ thể; đổi mới hoạt động duyệt giáo án, thông qua bài; xây dựng giáo án mẫu và giáo án bổ trợ; đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động thao giảng cấp khoa; phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp giảng dạy giúp giảng viên sửa đổi, bổ sung kiến thức và những hạn chế trong bài giảng.

Thứ hai, tăng cường hoạt động lãnh đạo, quản lý của Ban Giám đốc đối với khoa chuyên môn.

- Xây dựng quy định về hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo tháng đối với các khoa. Hàng quý hoặc 6 tháng tổ chức Hội nghị chuyên môn toàn trường, có kế hoạch trước cho từng khoa, phòng chuẩn bị về nội dung bảo đảm hội nghị đạt hiệu quả cao.

- Nghiên cứu xây dựng và tăng cường hoạt động Ban Thanh tra giáo dục (tổ thanh tra giáo dục). Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra quá trình soạn giáo án, duyệt và thông qua giáo án. Tăng cường kiểm tra đối với hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên theo kế hoạch hoặc đột xuất. Sau thanh tra phải tổ chức đánh giá, kết luận kết quả, đồng thời có thông báo kịp thời đến Ban Giám đốc và lãnh đạo khoa chuyên môn để chấn chỉnh những thiếu sót đối với từng giảng viên.

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế của giảng viên. Hàng năm, phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu thống kê kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và viết bài nội san của từng giảng viên mỗi khoa, coi đây là một trong những căn cứ đánh giá, phân loại chất lượng công chức, viên chức trong năm./.

VÀI SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI THẦY GIÁO

NHÂN DỊP KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG

TRẦN XUÂN NAM

Nhà giáo ưu tú - Nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc

Mỗi người chúng ta sinh ra từ một mái ấm gia đình, lớn lên, trưởng thành từ mái trường. “Tôn sư trọng đạo” đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa. Trong quá trình trưởng thành của mỗi người đều không thể thiếu được sự giáo dục của những người thầy: “Nên thợ, nên thầy vì có học”. Chúng ta trên cương vị nhà giáo lại càng hiểu rõ hơn sự nghiệp “trồng người” là trách nhiệm của toàn xã hội đồng thời đó là nhiệm vụ của đội ngũ các nhà giáo nói chung và giảng viên của các trường Chính trị nói riêng.

Trong xã hội hiện nay, nghề giáo là một nghề vẫn được xã hội tôn kính, trân trọng. Câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được mọi người ghi nhớ và tôn trọng. Để giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, để nghề giáo vẫn luôn giữ được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội thì bản thân mỗi người thầy phải tự rèn luyện mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của người thầy. Bởi vì muốn người khác tôn trọng mình trước tiên bản thân mình phải đáng được tôn trọng.

Trong lịch sử giáo dục của dân tộc ta, vẫn lưu danh tên tuổi của các nhà giáo nổi tiếng, học vấn uyên thâm, đạo đức trong sáng có đóng góp to lớn trong sự nghiệp giáo dục của dân tộc như nhà giáo: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn…Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng làm nghề dạy học. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - thầy vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa khơi dậy trong các em lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân phong kiến. Người đã dìu dắt dân tộc Việt Nam ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng CNXH. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới, nhiều nhà giáo đã xếp bút nghiên, giáo án lên đường đáng giặc, trong đó có một số thầy giáo đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, một số trở thành cán bộ cao cấp của quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…Như vậy có thể nói, với truyền thống đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của người thầy, ở lĩnh vực nào người thầy cũng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Người thầy không chỉ dạy chữ, kiến thức mà còn dạy cho học trò biết làm người. Thật xúc động và tự hào khi đọc vần thơ của một em học sinh nói về thầy:

“ Trang trời xanh thắm hôm nay

Phấn xưa đã kết thành mây trắng đều

Sông đời bất chợt nông sâu

Học thầy em bắc chiếc cầu chữ Tâm”

“Chữ Tâm” ở thầy đó là lòng nhân từ, rộng lượng, vị tha mà người thầy nào cũng có thể tận tình chăm lo, giáo dục cho học sinh của mình. Học trò đến với thầy không chỉ để học chữ mà còn học đạo đức, phong cách, lối sống để tu dưỡng, phấn đấu trở thành người tốt, có ích cho xã hội. “ Tiên học lễ, hậu học văn”.

Để xứng đáng với sự tôn kính của học sinh và xã hội, người thầy phải nỗ lực phấn đấu tự rèn luyện mình để có chuyên môn giỏi, phương pháp sư phạm tốt, có tác phong mô phạm. Đó là cả một quá trình phấn đấu gian khổ. Như A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp, nhà giáo dục học nổi tiếng của Liên Xô trước đây đã nói: “Trên đời này không có việc nào vất vả như lao động của các nhà giáo dục, người thầy cũng là một con người, cũng có gia đình, con cái, cũng có những lo lắng buồn phiền riêng của mình. Nhưng khi bước vào lớp, người thầy phải bắt mình quên đi mọi tai họa vết thương lòng riêng tư để hướng mọi suy nghĩ theo đúng dòng tư tưởng mà nghĩa vụ nhà giáo yêu cầu. Xong bạn chớ nghĩ rằng đó là sự hy sinh tự nguyện, là sự phó thân cho số mệnh”.

“Nếu như người thầy quả thực là người sáng tạo ra con người thì sẽ thấy lao động đó chính là hạnh phúc của cuộc đời mình. Nếu bạn thờ ơ với người thầy giáo, nếu bạn không hiểu hết mức độ phức tạp trong công việc của thầy, bạn sẽ là kẻ liều lĩnh, hoang phí một trong những giá trị vĩ đại nhất của nhân loại”.

Nghề giáo là nghề rất quan trọng và vẻ vang. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Thầy giáo giữ vai trò quyết định trong nghề giáo. Bởi không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nếu không có thầy giáo dạy giỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội cho được?” Vì vậy, phải xây dựng được đội ngũ những người thầy tốt. Fa-ra-tôn nhà triết học cổ Hy Lạp nói: “Không ai có thể làm cho con người thông minh ngoài con người thông minh; không ai có thể làm cho con nguời có đạo đức ngoài kẻ có đạo đức. Nếu nhà giáo dốt nát, kẻ lãnh đạo tiêu cực đối với người khác, là cái bóng không hồn, là đám mây không mang mưa, là dòng suối khô cạn, là ngọn đèn không ánh sáng và đương nhiên đó là sự trống rỗng. Nếu một người thợ giầy tồi thì quốc gia cũng không phải quá lo lắng, dân chúng sẽ phải đi những đôi giầy kém một chút. Nhưng nếu thầy giáo dốt nát thì đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi, xấu xa. Nghề giáo là một nghề đặc biệt không được có “thứ phẩm” vì: Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng thì anh ta có thể nấu lại. Nhưng làm hư hỏng một con người thì đó là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được”.

Trường Đảng tỉnh, Trường Hành chính tỉnh nay là Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh nằm trong hệ thống các trường Chính trị cấp tỉnh trong cả nước. Trường có chức năng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cho tỉnh, đạt trình độ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và các trung cấp chuyên nghiệp khác được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép, phối hợp với Học viện, trường Đại học mở các lớp đào tạo chuyên ngành khác theo yêu cầu của tỉnh. Đối tượng học viên của nhà trường là cán bộ đương chức và dự nguồn của địa phương đang tham gia công tác ở cơ sở, có kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức nhất định. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ giảng viên của nhà trường phải luôn tu dưỡng, học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực người cán bộ, giảng viên chính trị của Đảng. Có phẩm chất và đạo đức chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn sâu sắc, vốn sống thực tiễn phong phú, được đào tạo có hệ thống để đem đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp công tác, biết cách làm việc, biết cách vận động nhân dân, biết cách xử lý tình huống khác với các trường phổ thông, kiến thức mà giảng viên giảng dạy cho học viên không chỉ nằm trong sách vở mà phải được chuyển hóa ngay vào thực tiễn cuộc sống. Nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động cách mạng của quần chúng, tạo ra phong trào cách mạng sâu rộng trong nhân dân.

60 năm, một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng vô cùng vẻ vang của nhà trường. Từ chỗ đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường chỉ có 19 đồng chí (trong đó có 12 người ở bộ phận nội dung) được tuyển chọn từ các ban ngành của tỉnh với khu nhà lá đơn sơ tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Đến nay bộ máy nhà trường có đầy đủ Ban Giám đốc, 04 khoa, 03 phòng với số lượng gần 60 người (trong đó giảng viên gần 40 đồng chí). Từ chỗ đội ngũ giảng dạy hầu hết chỉ có trình độ trung cấp, đến nay 100% có trình độ đại học. Gần 40 % có trình độ Thạc sỹ, 02 Nghiên cứu sinh, có 01 Tiến sỹ. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang hiện đại. Nhà trường từ chỗ chỉ làm công tác bồi dưỡng ngắn ngày, đến nay đã mở được nhiều chuyên ngành đào tạo. 60 năm qua, nhà trường đã bồi dưỡng, đào tạo hàng vạn cán bộ các cấp cho tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, với sự tác động của kinh tế thị trường đã có tác động không nhỏ tới đạo đức nói chung và đạo đức của người thầy nói riêng. Vì vậy, mỗi người thầy nói chung, giảng viên của trường Chính trị nói riêng phải luôn trau dồi, hoàn thiện bản thân, có đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội, tiếp nối truyền thống đạo đức cao đẹp của người thầy.

60 năm qua, các thế hệ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại trường đã trưởng thành, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt của tỉnh, của một số ngành ở Trung ương và địa phương, góp phần cho sự phát triển của địa phương, của tỉnh, sự đổi thay, sự giàu mạnh của đất nước.

Tự hào và đáng kính biết bao, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường luôn nêu cao tấm gương sáng của tinh thần “Vì học viên thân yêu” . Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, một số đồng chí là giảng viên của các trường đại học, học viện, các trường sỹ quan của quân đội về trường nhưng vẫn luôn tận tụy với nghề nghiệp, với học viên, gắn bó với nhà trường. Trường Chính trị của tỉnh là một loại hình trường đặc biệt đúng như lời của của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh đã nhận xét. Càng đặc biệt hơn nữa, hiếm có trường nào lại có số lượng Cựu chiến binh nhiều như ở Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định. Chỉ tính từ khi sát nhập hai trường từ tháng 10/1993 đến nay có 30 đồng chí đã và đang công tác tại trường trong đó hầu hết là giảng viên. Có giai đoạn trong Ban Giám đốc 100% là cựu chiến binh, sỹ quan quân đội. Đảng ủy, khoa Xây dựng Đảng, phòng Đào tạo có 2/3 (66,66%) là cựu chiến binh. Đó là các cựu chiến binh ở tất cả các quân binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có mặt ở hầu hết các chiến trường từ Lào, Campuchia, có đồng chí ở tận “miền Đông gian lao mà anh dũng”, có đồng chí ở vùng rừng núi Tây Nguyên bất khuất đến thành cổ Quảng Trị - một thời hoa lửa… đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trở về với nhà trường. Dù công tác ở bộ phận nào, các đồng chí cũng đều phát huy tốt truyền thống của ‘anh bộ đội cụ Hồ’, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí trở thành cán bộ chủ chốt của trường. Vượt lên hoàn cảnh, không ngại khó khăn vất vả, nhiều đồng chí đã cống hiến cả tài năng và sức lực, nhiều thầy cô đã gắn bó suốt cả cuộc đời với nhà trường.

Lịch sử là một dòng chảy liên tục, tự hào với những kết quả mà các thế hệ cán bộ giảng viên, nhân viên nhà trường đã đạt được trong 60 năm qua, với truyền thống và tiềm năng sẵn có, chúng ta tin tưởng rằng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường hôm nay sẽ vuơn lên một tầm cao mới, viết tiếp những trang sử vẻ vang và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với tên gọi Trường Chính trị Trường Chinh./.

TƯ DUY ĐỔI MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ThS. Hoàng Đức Hợp

Phó Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đồng chí Trường Chinh, một chiến sĩ cách mạng tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là học trò ưu tú và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc, quan trọng cho cách mạng Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc và giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9-2-1907 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình có truyền thống khoa bảng yêu nước.

Quê hương Hành Thiện, Xuân Trường - nơi sinh thành và nuôi dưỡng đồng chí Trường Chinh, thời phong kiến cùng với Cổ Am xứ Đông đã nổi tiếng nhất nước về truyền thống học hành và sự đỗ đạt. “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” là câu ca của người xưa thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ vùng đất “trai học hành, gái canh cửi”.

Truyền thống của quê hương, gia đình đã góp phần hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, tình cảm, trí tuệ cách mạng của đồng chí Trường Chinh.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Trường Chinh đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, giữ nhiều trọng trách của Đảng và Nhà nước. Năm 1951: là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1981: Được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 7 - 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 12 -1986: Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phó trưởng ban soạn thảo Cương lĩnh và chiến lược kinh tế, kiêm trưởng ban soạn thảo cương lĩnh của Đảng.

Trong khi đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng chí Trường Chinh với trách nhiệm Tổng Bí thư đã cùng Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị Đại hội Đảng VI - Đại hội “đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Đảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức và có ý nghĩa to lớn, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân.”

Đồng chí Trường Chinh - là người kiến trúc sư thiết kế và lát những viên gạch đầu tiên cho đường lối đổi mới toàn diện, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách trước sự đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng và khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra.

Nói tới “đổi mới” ở Việt Nam, người ta thường hay dừng lại ở thời điểm Đại hội Đảng VI. Thật ra, Đại hội Đảng VI chỉ là cái mốc lịch sử đề ra đường lối đổi mới, còn việc hình thành đường lối đó phải là một quá trình lâu dài, Người kiến trúc sư đầu tiên để xây dựng nên mô hình ngôi nhà đổi mới đó chính là Tổng Bí thư Trường Chinh. Đồng chí đã vượt lên những hạn chế về sức khoẻ và tuổi tác, dũng cảm tiến hành cuộc đấu tranh với những quan điểm bảo thủ, giáo điều, với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để cùng với Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương hình thành tư duy đổi mới và xác lập nên đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội Đảng VI.

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Sau đợt điều chỉnh giá cuối năm 1981, nâng giá hàng loạt mặt hàng mà không điều chỉnh tiền lương một cách tương ứng, điều đó làm cho giá cả tăng vọt, lạm phát đến mức chóng mặt khiến cho mức sống cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và cả nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Sản xuất trì trệ, nền kinh tế trở nên tiêu điều, tác động xấu đến toàn bộ đời sống xã hội, đến đạo đức, pháp luật, tâm tư tình cảm, lòng tin của cán bộ và nhân dân. Cả xã hội phải xoay sở để duy trì cuộc sống, tệ nạn, tiêu cực phát sinh, văn hóa, đạo đức của con người và xã hội đứng trước nguy cơ tha hóa nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, cuối năm 1982, đồng chí Trường Chinh nhận định rằng tình thế lúc này không thể tiếp tục kéo dài, không thể duy trì cách nghĩ, cách làm cũ cũng như chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý như trước được nữa. Nhưng để thay thế cái cũ, tìm ra cái mới thì phải nắm vững lý luận, hiểu rõ thực tế và nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái gì ta đã làm được, cái gì ta chưa làm được. Do vậy ông đã quyết định trước mắt cần làm gấp hai việc:

Một là: Tập hợp một nhóm nghiên cứu gồm những đồng chí có tư duy đổi mới để nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn nước ta làm căn cứ phương pháp luận cho việc xây dựng con đường và bước đi sắp tới.

Hai là: Tổ chức những chuyến đi thực tế ở các địa phương, tìm ra những cái hay, cái dở và những bài học thành công hay thất bại của cơ sở để đổi mới cách nghĩ, cách làm của chúng ta.

Việc tập trung nghiên cứu lý luận, tích cực khảo sát tình hình, tìm hiểu thực tế ở các địa phương của đồng chí Trường Chinh trong những năm trước đổi mới cho chúng ta thấy, tư duy đổi mới của đồng chí Trường Chinh là một quá trình được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lý luận, phương pháp luận, đến quá trình thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, để rút ra bài học kinh nghiệm và từ đó đúc kết thành quan điểm, tư tưởng đổi mới.

Trong đường lối đổi mới, đồng chí Trường Chinh tập trung nhấn mạnh vào việc đổi mới tư duy kinh tế cùng với đổi mới hệ thống chính trị và công tác lý luận của Đảng. Tuy nhiên, triết lý sâu sắc trong tư duy đổi mới của đồng chí Trường Chinh là tư tưởng giải phóng, đổi mới để giải phóng mọi tiềm năng, phát triển lực lượng sản xuất vì mục đích phục vụ con người, phát triển con người. Tư duy đổi mới xuyên suốt của đồng chí Trường Chinh là đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội, xem việc giải quyết vấn đề con người là thước đo tất cả.

Đổi mới với ý nghĩa ấy là sự đón nhận thời cơ cũng đồng thời là sự chấp nhận những thách thức để phát triển. Với tấm lòng với Đảng, với dân, với tâm huyết và sự quyết đoán của một nhà lãnh đạo, đồng chí Trường Chinh khẳng định “Hoặc là tiến kịp trình độ phát triển chung của thế giới để trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại nếu đổi mới kịp thời, đúng đắn và sáng tạo, hoặc sẽ tụt hậu, suy thoái và lệ thuộc. Đảng ta, hơn bao giờ hết phải đưa ra lựa chọn cho vận mệnh quốc gia, dân tộc”(*).

Đất nước ta sau 30 năm đổi mới, đã có sự thay đổi tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế của đất nước trên trường quốc tế cũng đã được nâng cao, điều đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, sự sáng suốt của đồng chí Trường Chinh. Nhờ đâu mà đồng chí có được ý chí, nghị lực và sự sáng suốt để dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, lựa chọn con đường đổi mới, con đường đòi hỏi người ta phải có dũng khí vượt qua những ràng buộc của quá khứ và sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách trong tương lai. Điều gì đã giúp cho đồng chí trong những năm gần cuối của cuộc đời, ở đỉnh cao nhất của chức vị lãnh đạo, đã không hề đắn đo, suy tính tầm thường, dũng cảm đương đầu với thách thức, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, kiên định cùng toàn Đảng, toàn dân dấn thân vào công cuộc đổi mới vĩ đại.

Đó là vì đồng chí Trường Chinh suốt đời một lòng một dạ vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Đó cũng là do đồng chí có phương pháp tư duy, tinh thần làm việc và tác phong công tác đúng đắn, luôn bám sát và thấu hiểu tình hình thực tế của đất nước.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp tăng cường đại đoàn kết quốc tế. Đồng chí Trường Chinh đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất.

Quê hương Nam Định tự hào đã sinh ra đồng chí Trường Chinh - một người cộng sản ưu tú, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí gắn liền với những chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH. Là một thanh niên trí thức được giác ngộ, đồng chí đã sớm đi theo cách mạng và cống hiến trọn đời cho cách mạng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lúc bí mật, lúc công khai, lại giữ nhiều trọng trách của Đảng và Nhà nước nên đồng chí ít có dịp về thăm quê, nhưng tình cảm, trách nhiệm của đồng chí đối với quê hương luôn là nguồn động viên to lớn để Đảng bộ và nhân dân Nam Định vượt qua mọi khó khăn, tích cực góp phần trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng CNXH và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Cuộc đời đồng chí Trường Chinh là một tấm gương về nhiều mặt cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng ta, nhân dân ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực, để phát huy mọi thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi trở ngại và khó khăn, đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến lên cùng thời đại, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thì việc nêu cao và học tập tấm gương, tinh thần, phong cách làm việc, ý chí và trí tuệ đổi mới của đồng chí Trường Chinh có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị Trường Chinh - ngôi trường vinh dự được mang tên nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạnh Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nam Định - đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh./.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH

CN. LÊ TIẾN DŨNG

Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu

Nghiên cứu khoa học trong trường học - hoạt động trí tuệ vận dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu vào giảng dạy, học tập và thực tiễn; nghiên cứu chính là sự tổng hợp tri thức tiến hành hoạt động nhận thức góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn nhiệm vụ và nghề nghiệp đặt ra để đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của con người.

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây mang ý nghĩa thiết thực sâu sắc; Với nhiều hình thức khác nhau, nghiên cứu khoa học rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học tạo ra sự tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy.

Quá trình nghiên cứu tích cực, độc lập với tư liệu và thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn... mở rộng tầm hiểu biết của người tham gia nghiên cứu, hình thành phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học, từng bước tạo ra tố chất và bản lĩnh của cán bộ, giảng viên.

Qua nghiên cứu nhiều khái niệm, công thức sẽ bị lãng quên, thay vào đó là phương pháp - tư duy, suy luận, diễn tả, nghiên cứu và giải quyết vấn đề… được hình thành; kỹ năng nghiên cứu khoa học sẽ được đúc kết, rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của chính hoạt động nghiên cứu khoa học chính là tiềm năng cho sự phát triển.

Trường Chính trị Trường Chinh với bề dầy 60 năm xây dựng và phát triển, địa chỉ đỏ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, đảng viên của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Nam Hà và nay là tỉnh Nam Định. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của nhà trường thay đổi phù hợp với tình hình đất nước, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, yêu cầu của tình hình thực tế, sự phân công, phân nhiệm của cấp ủy và chính quyền trong từng giai đoạn.

60 năm, biết bao thế hệ cán bộ, đảng viên đã được học tập, rèn luyện thấm nhuần quan điểm của Đảng, Bác Hồ từ mái trường này để trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý... những con người “vừa hồng vừa chuyên” góp phần to lớn cho sự phát triển của địa phương.

Những thành tích chung của nhà trường trong suốt chặng đường 60 năm qua có đóng góp không nhỏ bởi nỗ lực lao động khoa học sáng tạo của bao lớp thế hệ cán bộ, giảng viên nhà trường.

Được thành lập (9/6/1956) để thực hiện nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên phục vụ cho công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trường Đảng tỉnh Nam Định (nay là Trường Chính trị Trường Chinh) đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên trong Tỉnh.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhà giáo cộng sản của nhà trường đã vượt qua muôn vàn khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời chiến, góp phần gieo hạt lý tưởng cộng sản và niềm tin tất thắng vào chủ nghĩa xã hội cho bao thế hệ cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ, biến đó thành sức mạnh, sức người, sức của góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương và miền Bắc.

Sau năm 1976, đất nước bước vào giai đoạn khó khăn, khủng hoảng toàn diện do hậu quả chiến tranh để lại, sai lầm chủ quan duy ý trí và những tác động tiêu cực của tình hình. Những người thầy giáo lý luận phần lớn bước ra từ chiến tranh khoác màu áo lính cùng các thế hệ tiền thân của nhà trường một lần nữa với ý trí quyết tâm và tư duy sáng tạo đã tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới để duy trì nuôi dưỡng lý tưởng cộng sản, định hướng xã hội chủ nghĩa với các mô hình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp đưa nhà trường để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đất nước đổi mới với tư duy sáng tạo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đưa đến sự thay đổi lớn lao trong nhà trường. Đổi mới tư duy, đòi hỏi nhà trường và từng cán bộ, giảng viên phải không ngừng sáng tạo, học hỏi; đổi mới chính mình, thay đổi phương pháp nhận thức, phương pháp giảng dạy, học tập; xóa bỏ tư duy giáo điều, bao cấp, bảo thủ và thay vào đó là sự thay đổi cách tiếp cận, nhận thức về các vấn đề truyền thống, nguyên lý trên cơ sở các nguyên tắc bất di, bất dịch về chủ nghĩa cộng sản. Đây thực chất là cuộc lột xác khó khăn, cam go và đầy sáng tạo của những người thầy giảng dạy lý luận.

Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường ngày càng đa dạng yêu cầu đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường phải thực sự năng động, sáng tạo; phải tự xây dựng, hoàn thiện các chương trình, giáo trình, cập nhật tổng kết thực tiễn; hoàn thiện phương pháp... để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng nhiệm vụ quản lý, văn phòng, văn thư đánh máy… phục vụ cho cải cách hành chính nhà nước với các chuyên đề tự xây dựng (như: Thẩm quyền thi hành pháp luật của chính quyền cơ sở, công tác tư pháp, văn thư, hội đồng...) được cán bộ giảng viên nhà trường tự nghiên cứu, xây dựng trong thời kỳ (1985- 2002); đây là những nghiên cứu có đóng góp tích cực trong việc xây dựng các chương trình trong cải cách hành chính do Trường Hành chính Trung ương (sau là Học viện Hành chính quốc gia) chủ trì.

Trong giai đoạn này, mặc dù chưa có quy định chính thức về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhưng lãnh đạo, cán bộ, giảng viên nhà trường xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình và đòi hỏi của thực tiễn đã tự nghiên cứu, tự đổi mới. Xác định nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo là nhiệm vụ tự thân của người làm công tác giảng dạy tại nhà trường. Các đề tài nghiên cứu về thôn, xóm và mô hình quản lý thôn, xóm tại Nam Định, lồng ghép chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá cán bộ sau đào tạo... (2003-2008) được thực hiện đã mở ra những định hướng mới cho quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng, chất lượng cán bộ, công chức cho tỉnh và góp phần đem lại vị thế, khẳng định vai trò tham mưu của nhà trường đối với Đảng bộ tỉnh và Học viện trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên và đáp ứng yêu cầu giáo dục chính trị tư tưởng và đào tạo sát với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. Quá trình nghiên cứu đã làm cho những người thầy tự đổi mới mình, tự sáng tạo ra các giá trị chuyên môn để hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó, tổng kết thực tiễn để giải quyết các yêu cầu lý luận trong tình hình mới.

Năm 2009, sau Quyết định 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/02/2012 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ban hành quy chế giảng viên, quy chế hoạt động khoa học của các trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 339-QĐ/TU ngày 05/01/2012 về việc phê duyệt chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định, công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường đã có nhiều khởi sắc.

Kế thừa truyền thống, sự năng động, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, giảng viên đi trước và những căn cứ, định hướng cụ thể thực hiện nhiệm vụ, nhà trường đã nhanh chóng triển khai tổ chức thực hiện các quyết định của Trung ương, Học viện và Tỉnh. Quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức trường chính trị là cơ sở để nhà trường triển khai việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khoa học. Hội đồng khoa học nhà trường được kiện toàn, phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu được thành lập; quy chế quản lý khoa học, quy định đề tài cấp trường, cấp khoa, trang Website được xây dựng, thư viện nhà trường được củng cố, nâng cấp.

Với đội ngũ hùng hậu giảng viên có kinh nghiệm, thực tiễn được bổ sung nhiều cán bộ, giảng viên, các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độ cao và cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học thống nhất, đồng bộ đã tạo ra sức mạnh mới, mở đường cho hoạt động tư duy sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường. Các khoa, phòng và đội ngũ cán bộ, giảng viên cùng với việc tích cực thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, phục vụ giảng dạy, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đặc biệt đề cao.

Các chương trình được thống nhất, nhiệm vụ khoa học được đặt ra cụ thể đối với người làm công tác giảng dạy yêu cầu công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường cần có sự đổi mới căn bản; những nghiên cứu khoa học có tính chất ứng dụng vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng được đặc biệt chú trọng; như nghiên cứu đổi mới phương pháp, cụ thể hóa chương trình, giáo trình đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, phù hợp với mô hình và đối tượng đào tạo; tham mưu cho Đảng bộ và chính quyền tỉnh nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, chất lượng lãnh đạo, quản lý sau đào tạo đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết.

Đổi mới, xây dựng và xác định chi tiết các yêu cầu, chương trình, quy trình và nội dung nghiên cứu khoa học luôn là nhiệm vụ thường xuyên trong nhà trường. Hàng năm 100% cán bộ, giảng viên nhà trường hoàn thành vượt định mức chỉ tiêu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; các khoa, phòng, tổ chức thường xuyên có các hội thảo, tọa đàm, trao đổi chuyên môn. Các đề tài cấp tỉnh, cấp trường, cấp khoa, các sáng kiến khoa học... được thực hiện nề nếp, chất lượng; nghiên cứu khoa học gắn chặt với công tác chuyên môn nhằm hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo; cán bộ, giảng viên trong nhà trường tích cực nghiên cứu, viết bài cho các tạp chí khoa học, thực hiện các nghiên cứu độc lập; vị thế khoa học của nhà trường nâng cao, công tác nghiên cứu khoa học trở thành nhiệm vụ trọng tâm và động lực cho sự nghiệp phát triển của nhà trường./.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

ThS. HOÀNG THỊ CHÂU YÊN

Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

Đối với trường Chính trị cấp tỉnh, giảng viên luôn là lực lượng nòng cốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định trong những năm qua có sự chuyển giao thế hệ: Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm nghỉ chế độ hưu trí cùng thời điểm và được thay thế bởi đội ngũ giảng viên trẻ - những người có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm (hiện nay có 17/39 đồng chí chiếm tới 44% đội ngũ giảng viên của nhà trường).

Giảng viên trẻ của nhà trường có nhiều ưu thế: được đào tạo cơ bản về chuyên môn. 100% giảng viên trẻ đạt trình độ cử nhân trở lên, trong đó giảng viên có 2 bằng đại học; 04 giảng viên trình độ thạc sĩ, 03 giảng viên đang học cao học. Về trình độ lý luận: 02 giảng viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 05 giảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đội ngũ giảng viên trẻ luôn xung kích trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường từ công tác chuyên môn cho đến các hoạt động phong trào. Tính riêng năm 2015, nhà trường giảng dạy và phục vụ giảng dạy 65 lớp (7.068 học viên) vượt mức kế hoạch tỉnh giao (140,4%), bao gồm cả lớp giảng dạy ngoài giờ hành chính. Đa số các lớp đặt tại huyện, thành phố trong phạm vi toàn tỉnh nhưng giảng viên trẻ luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, không có hiện tượng muộn giờ, bỏ giờ, sót lớp.

Ngoài ra, tinh thần cầu thị, luôn lắng nghe, học hỏi, sáng tạo, tìm tòi cái mới, nhanh nhạy trong tiếp cận và xử lý thông tin, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, tự trau dồi kiến thức cho bản thân,… cũng luôn được đội ngũ giảng viên trẻ chú trọng. Bằng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự tạo điều kiện của tổ chức, có giảng viên trẻ đã giữ cương vị trưởng, phó các đoàn thể, 3 giảng viên được quy hoạch chức danh trưởng, phó khoa, phòng.

Bên cạnh đó, giảng viên trẻ còn có những yếu điểm cần khắc phục. Mặc dù được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản, sắp xếp vị trí việc làm đúng chuyên ngành nhưng nhìn chung kiến thức thực tiễn trong các bài giảng còn hạn chế, chủ yếu vẫn nặng về lý luận, hầu hết chưa trang bị được những vấn đề thuộc về kỹ năng, nghiệp vụ mang tính “cầm tay chỉ việc” cho học viên là cán bộ cấp cơ sở. Thêm vào đó, một số giảng viên trẻ cách xử lý các tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình giảng dạy chưa thực sự hiệu quả và phù hợp với đối tượng học viên của nhà trường

Điểm yếu trên trong đội ngũ giảng viên trẻ là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ thấp. Tính đến tháng 4/2016, độ tuổi bình quân là 31,76 tuổi, bình quân tuổi nghề là 6,17 năm. Trong đó, có 7/17 giảng viên mới có thâm niên giảng dạy 3 năm. Dù đã rất cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thực tế song để có kiến thức thực tiễn làm tăng sức thuyết phục trong bài giảng của giảng viên trẻ cần phải có thêm thời gian, kinh nghiệm và sự chỉ dẫn của đồng nghiệp đi trước.

Thứ hai, 12/17 giảng viên trẻ được tuyển dụng vào trường ngay khi tốt nghiệp đại học, chỉ có 5/17 giảng viên đã có thâm niên giảng dạy trước khi tuyển dụng do đó kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm trong công tác còn ở mức độ nhất định.

Thứ ba, xuất phát từ đặc thù đội ngũ và nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Năm 2013, có tới 12 giảng viên về hưu cùng thời điểm gây tình trạng hẫng hụt đội ngũ kế cận trong khi nhà trường phải khẩn trương thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII “về nâng cao chất lượng cán bộ xã, phường, thị trấn từ năm 2011-2015 và những năm tiếp theo”; Hướng dẫn số 16-HD/BTCTU ngày 10/01/2014 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy “thực hiện một số nội dung Kết luận số 15-KL/TU ngày 22/9/2011 của Tỉnh ủy (Khóa XVIII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 06/8/2007 của Tỉnh ủy (Khóa XVII) và các văn bản khác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.Vì vậy, số lượng lớp mở nhiều, giảng viên trẻ phải nhanh chóng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau nên chất lượng bài giảng còn có những hạn chế.

Để khắc phục những yếu điểm đó nhà trường đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên trẻ nói riêng:

Một là, Đảng ủy nhà trường quán triệt thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐU ngày 24/3/2016 về tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Trường Chinh. Trong đó đã chỉ rõ phải xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Hai là, Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa, phòng chú trọng trong công tác theo dõi, giúp đỡ, kèm cặp giảng viên trẻ. Có những hoạt động chuyên môn dành riêng cho giảng viên trẻ như hoạt động kiểm tra giáo án, dự giờ, kiểm tra thăm lớp định kì hoặc đột xuất, thao giảng, lấy phiếu phản hồi từ học viên,…Từ đó, Ban Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng dạy cũng như tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ để động viên, biểu dương, khích lệ kịp thời đồng thời thẳng thắn, nghiêm túc rút kinh nghiệm, định hướng giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Ba là, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường đặc biệt là Đoàn thanh niên tổ chức sinh hoạt chuyên đề tạo diễn đàn cho đội ngũ giảng viên trẻ chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy và những vấn đề thuộc về nội dung chuyên môn như tổ chức Tọa đàm “Đoàn Thanh niên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trường Chinh”

Bốn là, nhà trường tích cực đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế theo hướng khoa học, thiết thực và hiệu quả. Nghiên cứu thực tế trong và ngoài tỉnh đều cần gắn với các đề tài khoa học cấp trường, cấp khoa và sát với nội dung bài giảng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà trường đảm nhiệm.

Năm là, Hội đồng khoa học nhà trường yêu cầu đội ngũ giảng viên phải xây dựng được giáo án mẫu và đặc biệt phải có giáo án bổ trợ đối với những lớp có đối tượng học viên đặc thù.

Sáu là, nhà trường tiếp tục động viên, tạo điều kiện về mọi mặt để giảng viên trẻ có cơ hội được học tập nâng cao về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Ba năm trở lại đây, có 03 giảng viên trẻ được cử đi học cao học, 05 giảng viên học trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 03 giảng viên học lớp bồi dưỡng kiến thức chương trình chuyên viên.

Với những giải pháp cơ bản nêu trên, đội ngũ giảng viên trẻ đang dần trưởng thành về mọi mặt. Song, để lực lượng này thực sự là đội ngũ kế cận viết tiếp lịch sử truyền thống 60 năm Trường Chính trị Trường Chinh, nhà trường cần tiếp tục tham mưu để Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện “Đề án đưa giảng viên Trường Chính trị Trường Chinh đi thực tế tại cơ sở” trong đó chú ý đối tượng là đội ngũ giảng viên trẻ và tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho giảng viên trẻ đi học sau đại học, có cơ chế đặc thù cho giảng viên trẻ sớm được học chương trình Cao cấp lý luận chính trị để phục vụ giảng dạy; có cơ chế riêng trong công tác tuyển dụng giảng viên cho nhà trường.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp hiện có, tích cực tìm tòi những giải pháp mới, đặc biệt với sự lãnh đạo, quan tâm tạo điều kiện của Tỉnh, sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng thế hệ giảng viên trẻ hôm nay đang vững vàng viết tiếp trang sử truyền thống của Trường Chính trị Trường Chinh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

MỘT VÀI Ý KIẾN TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở NAM ĐỊNH

TRẦN BÙI MỊCH

Giám đốc Trung tâm BDCT huyện Vụ Bản

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng, liên quan đến việc hình thành nguồn lực con người - yếu tố quyết định thành công của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hệ thống chính trị ở cơ sở đã được tỉnh quan tâm. Trường Chính trị Trường Chinh của tỉnh hàng năm đều có kế hoạch cho công tác này và đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh còn có những hạn chế. Vì vậy phương hướng tới cần đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở (nhất là cán bộ xã) cần phải thiết thực hơn nữa, giúp cho họ làm việc một cách có hiệu quả trong thực tiễn công tác.

Trong bài viết này xin được đề cập đến cách nhìn nhận những yếu tố liên quan và những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở của Tỉnh.

Muốn đánh giá chính xác về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở phải xuất phát từ những chuyển biến sau khi ra trường của người được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Vì sau khi họ được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng họ có hoạt động công tác không? Kết quả công việc họ được giao ở mức độ nào? Đó chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Nếu sau khi được đào tạo, bồi dưỡng người được đi học về được cấp uỷ, chính quyền ở cơ sở bố trí, sắp xếp công việc, hay khi đưa ra để lấy tín nhiệm bầu vào các chức danh lãnh đạo, quản lý. Trong quá trình làm việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, có uy tín ngày càng cao trong cán bộ, đảng viên, trong quần chúng thì có thể kết luận công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Ngược lại, nếu sau khi qua đào tạo, bồi dưỡng cán bộ “dự nguồn”cơ sở gửi đi khi về không được bố trí, giới thiệu, không được đảng viên, quần chúng nhân dân tín nhiệm dẫn tới không được làm việc là một sự lãng phí lớn và việc đào tạo, bồi dưỡng không để lại hiệu quả.

Hoặc nếu cán bộ sau khi qua đào tạo, bồi dưỡng được bố trí, sắp xếp công việc mà không hoàn thành tốt công việc được giao do năng lực công tác yếu kém, dẫn đến uy tín ngày càng giảm thì chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao.

Thực trạng về công tác cán bộ nhiều năm qua cho thấy: không chỉ ở cơ sở khi có yêu cầu của cấp trên cử cán bộ đi đào tạo đã thực hiện có tính chất chiếu lệ nên sau khi cán bộ “dự nguồn” được cử đi đào tạo dù có kết quả tốt nhưng khi về lại không được bố trí, sắp xếp công việc. Cũng có nhiều trường hợp số cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng khi được sắp xếp lại không đủ tín nhiệm để giữ cương vị được sắp xếp và cũng có khá nhiều cán bộ sau khi đưa đi đào tạo về, làm việc không có chuyển biến gì so với trước khi đào tạo.

Để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hệ thống chính trị cơ sở xin đề xuất một số ý kiến sau:

Thứ nhất: cần làm tốt công tác quy hoạch cho đào tạo cán bộ ở cơ sở. Để làm tốt việc này phải đảm bảo nguyên tắc: tập trung dân chủ trong tuyển cử. Trước hết cần có dự kiến của chi uỷ, đảng uỷ đơn vị. Sau đó thăm dò ý kiến của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ những ý kiến thăm dò đó để kết luận chính xác về những cán bộ trong quy hoạch các chức danh để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Với quy định như vậy có thể loại bỏ được sự tuỳ tiện hoặc cảm tình riêng, tư tưởng cục bộ, nhờ đó có thể khắc phục được tình trạng sau đào tạo, bồi dưỡng người đi học về không được bố trí công việc hoặc bố trí mà không được bầu.

Thứ hai: cần phải có cơ chế chính sách quy định cụ thể nhằm ổn định đội ngũ cán bộ cơ sở để người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tin tưởng rằng: nếu kết quả học tập tốt sẽ được bố trí, sử dụng làm việc ổn định trong cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân. Vì thế chắc chắn họ sẽ khắc phục được khó khăn, tìm mọi cái thiếu để học tập tốt. Ngược lại nếu học viên thấy việc học tập là không hoặc chưa cần thiết thì kết quả học tập càng không thể tốt được.

Đây là giải pháp quan trọng không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị hiện nay.

Thứ ba: nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp, thiết thực với đối tượng người học. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hệ thống chính trị cơ sở gồm nhiều chương trình: Trung cấp chính trị, Trung cấp chính trị - hành chính, Trung cấp pháp luật, Trung cấp hành chính - văn thư và các chương trình đại học, cao cấp, thì tuỳ mỗi loại chương trình mà tăng thêm phần nghiệp vụ, thực hành, có nhiều bài tập tình huống. Vì cán bộ cơ sở là đội ngũ cán bộ thực hành, trực tiếp thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở.

Thứ tư: về công tác giảng dạy, tổ chức quản lý, sau khi có nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp các cơ sở đào tạo (Trung tâm BDCT, Trường Chính trị tỉnh) cần có được đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết, trách nhiệm với nghề, có kinh nghiệm giảng dạy, cách tổ chức quản lý tốt, thường xuyên liên hệ với nơi cử người đi học, chắc chắn chất lượng, hiệu quả sẽ cao. Ngược lại đội ngũ giảng viên yếu, thiếu tâm huyết với nghề, tổ chức quản lý lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Từ thực tế đó đặt ra mấy yêu cầu:

- Với chức năng đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh cũng như các Trung tâm BDCT có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, đưa đi đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giảng viên. Từ xưa đến nay, cha ông ta đã tổng kết: “Không thể có trò giỏi nếu không có thầy giỏi”, mà trò ở các Trung tâm BDCT và ở Trường Chính trị tỉnh lại là người lớn, đang công tác, họ có chức danh, trình độ và kinh nghiệm.

- Trong giảng dạy phải kết hợp nhiều phương pháp: thuyết trình, giảng giải, lấy thí dụ ở thực tiễn để minh hoạ, đặt câu hỏi nêu tình huống thực tiễn; yêu cầu học viên giải quyết, qua đó mà phát huy tính độc lập sáng tạo, không thụ động ở người học. Sau đó giảng viên giải đáp và đưa ra hướng giải quyết.

- Trong chấm thi phải hết sức nghiêm túc, sao cho mỗi điểm phải hiển thị năng lực của học viên, đồng thời đảm bảo công bằng trong kết quả học tập. Qua đó học viên thấy được giá trị đích thực của mỗi đề thi, sẽ nỗ lực để có kết quả học tập cao. Nếu chấm thi không công bằng sẽ triệt tiêu nỗ lực trong học tập của học viên.

- Cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với cơ quan quản lý cán bộ nơi trực tiếp cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng bằng việc thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học viên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người học trước cơ sở cử họ đi học.

Trên đây là những suy nghĩ có tính chất đóng góp nhằm góp tiếng nói vào nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Nam Định giai đoạn mới./.

ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỆ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH

ThS. LÊ THỊ NHƯ HOA

Trưởng phòng Đào tạo

Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của người học mà còn là nguồn thông tin phản hồi giúp người dạy và người quản lý nắm bắt được chất lượng giảng dạy để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Đổi mới đánh giá kết quả học tập sẽ góp phần thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, cách thức tổ chức hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, làm thế nào để việc đánh giá kết quả phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ những kiến thức mà người học tiếp thu được và làm thế nào để có phương pháp đánh giá kết quả học tập thích hợp vẫn là những điều mà các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo quan tâm.

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên hệ đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập (ban hành kèm theo Quyết định 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03/02/2010 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Hướng dẫn số 08/HD-HVCTQG ngày 29/5/2014 Hướng dẫn viết tiểu luận và thi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Kết quả học tập của học viên được đánh giá chủ yếu thông qua điểm thi hết phần học. Điều đó đòi hỏi điểm thi cần phản ánh khách quan, trung thực, chính xác quá trình học tập của người học. Bên cạnh đó, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế cũng đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên.

Nhận thức rõ những yêu cầu đó, trong thời gian qua, Trường Chính trị Trường Chinh đã từng bước đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên.

Trước hết, trên cơ sở Quy chế của Học viện, nhà trường đã ban hành các quyết định, quy định, hướng dẫn thực hiện: Kế hoạch số 05/KH-TCTTC ngày 24/12/2010 triển khai thực hiện các quy chế, quy định ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ- HVCT-HVQG ngày 03/02/2010 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;Kế hoạch 12/KH-TCTTC ngày 26/8/2013 về việc triển khai thực hiện hướng dẫn số 02/HD-HVCT-HCQG ngày 13/3/2013 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về việc thi tốt nghiệp chương trình Trung cấp lýluận chính trị - hành chính;Quy định số 22/QĐ-TCTTC ngày 23/4/2014 về việc xét điều kiện dự thi hết môn, hết phần học; học bổ sung, thi bổ sung, thi lại đối với học viên các lớp thuộc Trường Chính trị Trường Chinh;Quyết định số 58/QĐ-TCTTC ngày 22/4/2014 về việc ban hành Quy chế chấm thi tốt nghiệp và chấm tiểu luận cuối khoá;Hướng dẫn số 08/HD-TCTTC ngày 22/02/2016 hướng dẫn viết tiểu luận cuối khoá và thi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Đây chính là cơ sở để các giảng viên đánh giá kết quả học tập của học viên bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng.

Về hình thức thi, kiểm tra: nhà trường thực hiện hình thức thi viết, học viên không được sử dụng tài liệu. Phương pháp này có ưu điểm là tạo cho học viên có điều kiện trình bày những vấn đề đã học một cách chủ động, rèn khả năng lập luận lôgic, phân tích, tổng hợp kiến thức phần học, liên hệ kiến thức lý luận với thực tế tại cơ quan, đơn vị.

Về đề thi: bước đầu xây dựng ngân hàng đề thi; nội dung đề thi đã thực hiện gắn giữa lý luận và thực tiễn, bảo đảm tỉ lệ: kiến thức lý luận (lý thuyết) chiếm từ 60-70%, kiến thức thực tế chiếm từ 30-40%.

Bố trí chấm thi tập trung; phân công giảng viên chấm thi đúng chuyên môn. Đối với những bài thi có sự phối hợp thực hiện giữa các khoa trong giảng dạy, nhà trường quy định khoa giảng dạy nội dung nào sẽ chấm thi nội dung đó. Vì vậy, có những bài thi bố trí 4 cán bộ chấm thi.

Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập của nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế, như: mới sử dụng 01 hình thức thi viết; một số đề thi còn nặng về kiến thức lý luận, chưa có tính phân loại học viên…

Để tiếp tục đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Về hình thức thi:

Sử dụng nhiều hình thức thi. Ngoài hình thức thi viết, có thể sử dụng hình thức thi trắc nghiệm, thi vấn đáp. Thi vấn đáp cũng như trắc nghiệm với nhiều câu hỏi cho một môn học, người học sẽ không thể học tủ, học vẹt; không thể chép lại giáo trình, hay bài giảng, do đó buộc người học phải tích cực học bài để nắm được kiến thức. Hình thức thi vấn đáp có thể áp dụng đối với các lớp học theo hình thức đào tạo tập trung. Số lượng từ 2 đến 3 phần học trong chương trình. Thi trắc nghiệm có thể tổ chức đối với nhiều phần học, ở các hình thức đào tạo. Có thể kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận trong cùng một đề thi.

Ngoài đánh giá bằng bài thi hết phần học và thi tốt nghiệp, nên bổ sung đánh giá thông qua bài kiểm tra của mỗi phần học. Bài kiểm tra không chỉ để xét đủ điều kiện thi mà được tính vào điểm phần học với tỉ lệ điểm chiếm từ 25% đến 30% tổng điểm của phần học.

- Về đề thi:

Xây dựng ngân hàng đề thi, bao gồm đề thi hết phần học và đề thi tốt nghiệp. Ngân hàng đề thi được Hội đồng khoa học nhà trường thông qua và công khai trên trang Website để học viên chủ động học tập, tích cực chuẩn bị cho bài thi.

Nội dung đề thi vừa phải bảo đảm kiến thức cơ bản vừa có phần vận dụng kiến thức lý luận để xử lý những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Xuất phát từ đối tượng đào tạo chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính là những cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Cái cần nhất đối với họ là biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tế và kỹ năng công tác, chứ không phải học thuộc để trả bài. Vì vậy, đề thi nên ra dưới dạng tổng hợp kiến thức, học viên được sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, có tính phân loại học viên để phát huy tư duy sáng tạo của người học.

Thực hiện tốt những nội dung trên, sẽ bảo đảm đánh giá đúng kết quả học tập của học viên. Điều đó không chỉ tác động đến người học mà tác động đến cả quá trình dạy và học theo hướng tích cực, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường./.

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG

ThS. CAO THỊ THU HIỀN

Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu

Thông tin là vô cùng quan trọng, chìa khóa vạn năng mở ra thế giới tri thức và nhận biết giá trị trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai; thông tin hiện nay đa dạng dưới nhiều hình thức. Trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chính trị - hành chính ở trường Chính trị Trường Chinh, cán bộ, giảng viện, học viên cùng với việc tiếp nhận thông tin từ thực tiễn công tác sinh động, còn phải tích cực khai thác thông tin từ hệ thống tài liệu, sách, báo trong Thư viện nhà trường.

Là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho tỉnh, qua các thời kỳ, nhà trường luôn quan tâm, trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện khác để phục vụ tốt công tác, giảng dạy, học tập. Trước đây, Thư viện nhà trường đặt tại nhà cấp 4 nên không thuận lợi cho việc bảo quản sách, tài liệu. Đến cuối năm 1999, cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện hơn, Thư viện được chuyển lên tầng 2 nhà C thuận tiện hơn cho công tác lưu trữ, bảo quản và tìm kiếm thông tin. Năm 2006, Thư viện được chuyển sang khu nhà D (tầng 3) cùng với khu lớp học để phục vụ thuận lợi cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

Có thể nói, Thư viện nhà trường là nơi khai thác thông tin chính thống, hữu ích và ngày càng tương xứng hơn với vị trí của một trường Chính trị cấp tỉnh. Hiện nay, Thư viện có hệ thống giá sách, tài liệu chắc chắn, mỹ quan hơn so với trước đây; máy tính nối mạng internet, mạng nội bộ… giúp cán bộ thư viện cập nhật thông tin và truyền tin một cách nhanh chóng hơn; nguồn vốn tài liệu trong Thư viện mỗi năm được bổ sung thêm các đầu sách có giá trị lý luận, thực tiễn; các tài liệu báo cáo chính trị của địa phương đã được cập nhật; hệ thống sổ sách theo dõi, quản lý việc mượn, trả tài liệu đã tổ chức khoa học hơn…

Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tin học hóa trong quản lý nhà nước, Thư viện nhà trường có xu hướng bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay như:

Thứ nhất: Về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu

Hiện nay, số vốn tài liệu trong Thư viện còn ít so với quy mô một thư viện của trường Chính trị cấp tỉnh. Số lượng sách tham khảo trong Thư viện mang tính cập nhật thông tin không nhiều; chủng loại sách chưa đa dạng ở các lĩnh vực; các loại báo, tạp chí ở Trung ương để tham khảo còn khiêm tốn…trong khi giảng dạy lý luận chính trị - hành chính lại bao quát mọi lĩnh vực, đòi hỏi tính cập nhật thực tiễn cao.

Mặt khác, tổ chức bộ máy tra cứu tài liệu chưa được ứng dụng. Hệ thống máy vi tính đã được nối mạng xong chưa có đề án ứng dụng Thư viện điện tử nên cán bộ, giảng viên, học viên chưa khai thác hiệu quả tiện ích của nó; cơ sở vật chất bảo quản tài liệu còn đơn giản, hiện nay mới có hệ thống giá sách được trang bị, còn lại tủ bảo quản và lưu sách đã cũ…Thực tế trên dẫn đến chất lượng phục vụ của Thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Thứ hai: Phương thức phục vụ của Thư viện chưa đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của độc giả.

Độc giả của Thư viện là đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên ở các trình độ khác nhau; lĩnh vực công tác đa dạng;… thông tin khai thác cần đảm bảo tính khoa học, tính lịch sử, hiện tại, tương lai, trong khi quỹ thời gian dành cho việc tìm kiếm không nhiều. Thực tế, việc tìm kiếm thông tin trong thư viện truyền thống hiện nay mất nhiều thời gian, điều đó đòi hỏi Thư viện trường cần hiện đại hơn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi, phù hợp với đối tượng. Xây dựng Thư viện điện tử là cần thiết để đổi mới phương pháp phục vụ, một xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin.

Thứ ba: Về công tác quản lý Thư viện hiện nay.

Hoạt động truyền thông, vận động nâng cao ý thức văn hóa đọc thông qua các hình thức chưa được khai thác rộng rãi; có những thông tin cập nhật, quý giá trên thư viện chưa được độc giả cập nhật thường xuyên.

Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định là một trong hệ thống các trường Chính trị cấp tỉnh đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn. Điều đó đòi hỏi Thư viện cần hoàn thiện, phù hợp với tình hình mới, vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần:

Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở vật chất cho Thư viện

Hàng năm, nhà trường tiếp tục bổ sung cho nguồn tài liệu; đồng thời có chủ trương xin tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng thư viện điện tử hiện đại đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin hiện nay.

Thứ hai: Nâng cao ý thức văn hóa đọc trong nhà trường

Hiện nay, việc tìm kiếm thông tin trong thư viện của độc giả chưa thường xuyên. Để khai thác hiệu quả thông tin quý giá trong thư viện, trên cơ sở thông tin các tài liệu, đầu sách mới của thư viện gửi các khoa, phòng, lãnh đạo các đơn vị thông báo để cán bộ, nhân viên biết được để lên thư viện tìm kiếm; đồng thời, trong quá trình giảng dạy tại trường, các giảng viên giới thiệu các tài liệu quý trong thư viện liên quan đến bài học để học viên cập nhật làm giàu tri thức, phục vụ ngày càng tốt hơn. Khi có sách mới, tài liệu liên quan đến chuyên môn của các đơn vị, độc giả cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để trang bị cho Thư viện.

Đổi mới hoạt động thư viện đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, sự phối hợp giữa các bộ phận trong Trường, sự nhận thức của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường. Điều đó làm cho Thư viện ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho tỉnh nhà./.

ĐỔI MỚI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH HIỆN NAY

ThS. TRẦN THÙY DƯƠNG

Phó Trưởng phòng Đào tạo

Thực hiện nội dung chương trình đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với các lớp Cao cấp lý luận chính trị và Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, từ năm 2013 trở lại đây, Trường Chính trị Trường Chinh luôn xác định nghiên cứu thực tế là nhiệm vụ quan trọng của mỗi học viên để hoàn thành chương trình học tập toàn khoá.

Việc đi nghiên cứu thực tế đối với học viên các lớp tại trường có ý nghĩa sâu sắc. Đến mỗi địa phương, học viên được nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, được đến thăm một số đơn vị tiêu biểu, thăm một số di tích gắn liền với lịch sử của dân tộc như nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Khu di tích Đá Chông K9, Đền Hùng, quê Bác...; được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương. Đây chính là những nội dung nghiên cứu rất thiết thực đối với học viên, giúp học viên củng cố thêm kiến thức lý luận, làm phong phú thêm kinh nghiệm trong công việc. Hoạt động giao lưu học hỏi giúp học viên nâng cao ý thức, trách nhiệm gắn với vị trí, việc làm đang đảm nhiệm. Các chuyến đi học tập nghiên cứu thực tế trong và ngoài tỉnh giúp học viên gắn giữa lý luận vào thực tiễn. Qua đó, học viên không những được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, làm giàu năng lực và phong cách quản lý cho bản thân, hiểu biết về lịch sử dân tộc, càng yêu quê hương, đất nước, mong muốn được đóng góp, cống hiến. Nhiều cán bộ quản lý đã trưởng thành sau khoá học, họ đã biết đem những kiến thức và hiểu biết thu lượm được sau khóa học và sau đợt đi thực tế để đổi mới công tác quản lý, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương nơi học viên công tác. Thông qua nghiên cứu thực tế đã góp phần tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với đơn vị cơ sở.

Việc tổ chức các chuyến đi nghiên cứu thực tế được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Nam Định.

Đối với các lớp Cao cấp lý luận chính trị

Căn cứ vào nội dung chương trình đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực 1, giáo viên chủ nhiệm lớp tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế. Ban chỉ đạo lớp ra quyết định và đã tổ chức thành công nhiều chuyến đi thực tế cho học viên. Đoàn nghiên cứu thực tế do đồng chí Giám đốc nhà trường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo lớp học làm trưởng Đoàn. Tham gia cùng Đoàn còn có các đồng chí trong Ban chỉ đạo lớp học, cùng toàn thể học viên của lớp. Đoàn đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tế tại nhiều tỉnh. Tại đó, Đoàn nghiên cứu thực tế đã trao đổi với lãnh đạo địa phương, được nghe giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị.

Đối với các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Nghiên cứu thực tế là nội dung trong chương trình học tập của các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Sau khi thống nhất với tập thể lớp về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm đi thực tế, chủ nhiệm lớp và Ban cán sự lên kế hoạch một cách cụ thể trình Ban Giám đốc. Tùy nội dung và chuyên ngành nghiên cứu, Ban Giám đốc phân công lãnh đạo và giảng viên các đơn vị khoa cùng chủ nhiệm lớp chỉ đạo nội dung nghiên cứu thực tế.

Sau chuyến đi thực tế, học viên viết báo cáo thu hoạch về những vấn đề mà họ tâm đắc nhất, học tập được qua kinh nghiệm tại địa phương, nơi đoàn đến.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên tại trường hiện nay còn tồn tại một số hạn chế. Một số nội dung nghiên cứu thực tế còn chung chung, chưa bám sát vào tình hình thực tế của địa phương. Có học viên chưa thấy được ý nghĩa của việc đi nghiên cứu thực tế, chưa xây dựng được kế hoạch cho cá nhân mình. Có ý kiến cho rằng nghiên cứu thực tế là không cần thiết. Những hạn chế trên có nguyên nhân là do học viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc đi nghiên cứu thực tế; các giảng viên đi cùng đoàn chưa phát huy vai trò định hướng, gợi mở vấn đề nghiên cứu; kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thực tế còn hạn chế nên học viên phải tự chủ động, phần nào ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Để hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho học viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thực tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ đó, mỗi học viên tự giác, tích cực tham gia tốt hoạt động nghiên cứu thực tế nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng vận dụng, xử lý tình huống tại cơ quan, đơn vị công tác.

Hai là, để công tác nghiên cứu thực tế đạt hiệu quả, nhà trường xác định cho giảng viên, học viên hiểu rõ mục đích của nhiệm vụ nghiên cứu thực tế, yêu cầu một số nội dung và cách thức tiếp cận. Từ đó, có sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã được Ban Giám đốc phê duyệt. Sau chuyến đi có rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cụ thể.

Ba là, xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế cho cán bộ, giảng viên và học viên theo từng năm học phù hợp với vị trí, đối tượng học viên các lớp theo chương trình đào tạo của nhà trường, địa điểm, nội dung nơi đến nghiên cứu.

Như vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thực tế giúp cho các giảng viên, học viên nắm bắt được thực tiễn. Từ đó gắn kết kiến thức lý luận với thực tiễn, làm cho học viên thấy được ý nghĩa của việc tham gia học tập các nội dung, chương trình đào tạo tại nhà trường, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị Trường Chinh./.

TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN QUÂN SỰ TRONG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC CỦA TRIỀU TRẦN THẾ KỶ XIII (1258-1288)

PHẠM PHÚ THIỆM

Nguyên Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Trong vòng 30 năm (1258-1288), với 3 cuộc kháng chiến chống đế chế Mông - Nguyên, dân tộc ta đã làm nên một chiến công thần kỳ, vĩ đại; đập tan đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Trong ba lần đưa quân xâm lược nước ta, đặc biệt là hai lần sau năm 1258 và 1288 đế chế Mông - Nguyên đứng đầu là Hốt Tất Liệt đã huy động một lực lượng quân sự hùng hậu với những tướng tài ba ồ ạt tiến công Đại Việt từ nhiều phía với mọi thủ đoạn ngang ngược vừa tàn bạo. Đội quân này vừa mới xóa bỏ “Thiên triều” Nam Tống, đặt ách thống trị trên toàn lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, để rồi dốc cả những gì lấy được của “Thiên triều” vào cuộc xâm lăng Đại Việt. Nhưng với sức mạnh của cả dân tộc được huy động, với những cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng nghiệt ngã, cuối cùng nhân dân Đại Việt đã chiến thắng, bảo vệ trọn vẹn nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, mở ra một thời kỳ thanh bình thịnh trị của đất nước. Đúng như lời Trần Nhân Tông đã khẳng định trong ngày khải hoàn “Non sông muôn thuở vững âu vàng”.

Trong số những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ của nhân dân ta trong suốt 30 năm (1258-1288) chống lại đế chế Mông - Nguyên phải kể đến tư tưởng nhân văn quân sự trong đường lối kháng chiến chống xâm lược của Triều Trần. Tư tưởng đó được thể hiện:

Thứ nhất: Triều Trần đã phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giữ nước, Trần Nhân Tông đã ý thức rất sâu sắc về thế trận lòng dân. Do vậy Trần Nhân Tông đã tổ chức hội nghị Bình Than (1282) gồm các tướng sỹ để bàn kế giữ nước. Đặc biệt đến năm 1285, Trần Nhân Tông đã tổ chức hội nghị Diên Hồng gồm các bô lão đại diện cho thần dân khắp cả nước quy tụ về, để rồi từ Diên Hồng vang lên tinh thần quyết chiến. Lịch sử ngàn năm của Việt Nam đã khẳng định: Mỗi khi sức mạnh nhân dân vào trận thì không một thế lực nào có thể vượt qua để chiến thắng. Lúc Tổ quốc lâm nguy, tầng lớp quý tộc Trần đã đoàn kết thành một khối, Hưng Đạo Vương không vì mối thù nhà mà bỏ nghĩa. Ông không theo di mệnh của cha[2] cùng triều đình và toàn bộ một lòng một dạ chiến đấu bảo vệ đất nước. Được giao trọng trách đứng đầu toàn quân, Hưng Đạo Vương đã có nhiều kế sách về chiến lược đại đoàn kết dân tộc, ông khuyên vua hãy “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”. Hai tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải vốn bất hòa với nhau nhưng trước vận mệnh của dân tộc như “Ngàn cân treo sợi tóc” đã đoàn kết với nhau chung lo việc nước. Trần Khánh Dư, một vị tướng tài ba dù có lỗi lầm trong quá khứ vẫn được Trần Nhân Tông giao làm phó tướng, phụ trách toàn bộ thủy quân… Những tấm gương sáng về tư tưởng nhân văn của các danh nhân, danh tướng đã giúp Triều Trần tập hợp được hết thảy các tầng lớp nhân dân đoàn kết thành một khối bước vào cuộc chiến tranh giữ nước.

Do vậy cuộc chiến tranh vệ quốc thế kỷ XIII là cuộc chiến tranh “Cả nước đánh giặc”, “Trăm họ là binh”, một cuộc chiến tranh nhân dân để bảo tồn dân tộc. Một cuộc chiến tranh như thế, khiến truyền thống yêu nước, quật cường của dân tộc được phát huy cao độ, từ đó huy động được toàn dân tham gia kháng chiến. Đội quân Triều Nguyên khi xâm lăng Đại Việt không chỉ phải đọ sức với quân đội Triều Trần mà còn phải đương đầu với cả một dân tộc đã sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khắp nơi trên đất nước Đại Việt, quân Nguyên đến đâu đều bị chặn đánh ở đó. Việc nhân dân tích cực thực hiện “Vườn không nhà trống” đã góp phần đẩy đạo quân xâm lược luôn luôn lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Những đạo dân binh miền núi là lực lượng đầu tiên chạm trán với địch, ngày đêm quấy rối sau lưng địch, hai lần góp công quan trọng tiêu diệt những tên Việt gian phản quốc. Hai anh em là Hà Đặc và Hà Chương đã lập được nhiều chiến công; sau cuộc kháng chiến lần thứ III, Hà Tất Đăng được phong hầu vì có công lớn. Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh cùng đội dân binh của mình gây cho giặc nhiều tổn thất và khi thời cơ đến đã phối hợp với quân chủ lực phản công, giải phóng kinh thành Thăng Long. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này, quân đội các vương hầu mà lực lượng chủ yếu là nô tì, đã thanh gia tích cực, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng. Nguyễn Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng là những gia nô của Hưng Đạo Vương đã lập được nhiều chiến công. Nguyễn Địa Lô đã bắn chết tên Việt gian Trần Kiện, Yết Kiêu đã biểu hiện lòng can đảm và tính kỷ luật khi cấm thuyền đợi Trần Quốc Tuấn ở bãi than.

Thứ hai: Tư tưởng nhân văn quân sự thời Trần còn được biểu hiện ở tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân để bảo tồn dân tộc.

Tinh thần này được phản ánh với rất nhiều sử liệu. Trần Thủ Độ đã nói với Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Quốc Tuấn tâu với Trần Nhân Tông: “Trước hết hãy chém đầu thần rồi sau hãy hàng”. Người thiếu niên Trần Quốc Toản, bực bội vì không được tham dự hội nghị Bình Than đã tự mình lập đội quân cảm tử với lá cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”. Đội quân này khi ra trận luôn luôn xông lên phía trước giáp mặt với quân thù. Trần Bình Trọng bị giặc bắt không chịu đầu hàng khảng khái thét vào mặt kẻ thù: “Ta là làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Những người lính đã tự động thích vào tay mình hai chữ “Sát Thát” trước lúc ra trận. Những tiếng hô “đánh” của các bô lão vang lên ở Điện Diên Hồng mùa Đông năm Giáp Thân (tháng 01/1285) thể hiện quyết tâm kháng chiến không gì lay chuyển được của toàn dân trước kẻ thù xâm lược.

Có thể nói tư tưởng nhân văn quân sự là nhân tố chủ yếu để Triều Trần xây dựng được đường lối kháng chiến đúng đắn. Nhờ vậy sức mạnh đoàn kết dân tộc ở thế kỷ XIII đã phát huy đến mức cao nhất để nhân dân Đại Việt chiến thắng đội quân xâm lược Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn nền độc lập tự chủ của dân tộc, mở ra một thời kỳ thanh bình, thịnh trị của đất nước, thời kỳ “Non sông muôn thưở vững ân vàng”./.

CỰU CHIẾN BINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH

VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

CN. NGUYỄN VĂN ĐỨC

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh Trường Chính trị Trường Chinh là tổ chức Hội cơ sở trực thuộc Hội Cựu chiến binh Khối các cơ quan tỉnh Nam Định.

Trải qua cuộc chiến tranh ác liệt đầy hy sinh, gian khổ giành hòa bình, độc lập dân tộc, những anh “bộ đội cụ Hồ” trở về đảm nhận nhiệm vụ mới, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những đóng góp to lớn của các anh đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận.

Ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị ra Quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển Hội Cựu chiến binh ở các địa phương, cơ quan, tổ chức. Hội Cựu chiến binh Trường Chính trị Trường Chinh cũng từ đó được hình thành và phát triển. Các Cựu chiến binh Trường Chính trị Trường Chinh là những người đã được rèn luyện trong quân đội, được tôi luyện trong chiến tranh cách mạng, mỗi người đều có chung phẩm chất truyền thống “bộ độ cụ Hồ”, được làm việc ở cùng một mái trường, phẩm chất ấy đã gắn kết họ với nhau thành Hội Cựu chiến binh trong nhà trường.

Ngày 20/12/2004, Hội Cựu chiến binh Trường Chính trị Trường Chinh chính thức được Hội Cựu chiến binh Đảng ủy khối Dân chính Đảng (nay là Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nam Định) chuẩn y thành lập, với số lượng 17 hội viên. Về tổ chức có Ban Chấp hành Hội gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ban Chấp hành, trong đó hội viên Cựu chiến binh có 03 đồng chí là lãnh đạo trường, 03 đồng chí là Thường vụ Đảng ủy, 07 đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ trường, 02 đồng chí là trưởng phòng, 03 đồng chí là trưởng khoa; Ban Chấp hành Công đoàn trường có 02 đồng chí.

Công tác trong môi trường giáo dục lý luận chính trị, nhiều cựu chiến binh đang đảm trách những cương vị chủ chốt trong cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, trực tiếp tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động của nhà trường, họ đều nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp tham gia truyền đạt các Nghị quyết của Đảng, tổ chức tuyên truyền đưa Nghị quyết vào cuộc sống, lãnh đạo thực hiện thắng lợi Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Tham gia xây dựng, hoạch định các chủ trương, kế hoạch, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi chủ trương, kế hoạch của nhà trường, góp phần không nhỏ cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng xây dựng Đảng bộ nhà trường nhiều năm liên tục đạt Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu”, lập lên những thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển nhà trường những năm qua và góp vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, tiếp tục sự nghiệp xây dựng nhà trường.

Từng hội viên ở mỗi cương vị công tác đều phát huy tốt truyền thống “bộ đội cụ Hồ”, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Tích cực tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như: công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, xây dựng kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan, công tác huấn luyện Dân quân tự vệ, xây dựng kế hoạch “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Hằng năm lực lượng tự vệ nhà trường tham gia kiểm tra bắn đạn thật đều đạt khá, giỏi. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn nhà trường luôn được giữ vững, được các cơ quan công an địa phương đánh giá là “cơ quan đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự”.

Ban Chấp hành Hội tích cực tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, động viên hội viên tích cực tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao, các hoạt động tri ân, từ thiện, như: góp quỹ “nghĩa tình biển đảo”; gây “quỹ nghĩa tình đồng đội” 100.000đồng/năm/hội viên; tổ chức đi thăm, động viên, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ là cán bộ, viên chức nhà trường nhân ngày thương binh, liệt sỹ 27/7… Tham gia hoạt động phong trào, nhiều đồng chí đạt giải (nhất, nhì, ba) trong các đợt thi đấu cầu lông khối các cơ quan ban ngành trong tỉnh, góp phần vào thành tích hoạt động phong trào của nhà trường. Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, Hội đã tổ chức nhiều đợt cho hội viên đi thăm các di tích lịch sử cách mạng, như: thăm Thành cổ Quảng trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc, thăm viếng Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tại các tỉnh Miền Trung), thăm Di tích lịch sử Điện Biên Phủ, nhà tù Sơn La, cột cờ Lũng Cú (tại các tỉnh miền núi phía Bắc) và nhiều di tích khác, giúp cho hội viên được trải nghiệm thực tế sinh động, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, qua đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Từ thực tiễn hoạt động của Hội cho thấy các cựu chiến binh thực sự là nòng cốt trong mọi hoạt động của nhà trường và là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, quần chúng. Bằng sự đóng góp xứng đáng vào quá trình xây dựng và trưởng thành của nhà trường, nhiều hội viên cựu chiến binh đã đạt những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể trao tặng, như: Danh hiệu Nhà giáo ưu tú; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn viên chức Việt Nam; nhiều đồng chí trong nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở.

Sau hơn 10 năm kể từ khi chính thức được thành lập, với 2 nhiệm kỳ Đại hội, các cựu chiến binh đến tuổi lần lượt về nghỉ theo chế độ hưu trí, tạo nên sự biến động cả về số lượng và chất lượng hội viên. Bước vào năm 2016 số lượng hội viên của Hội gồm 07 đồng chí, trong đó. Ban Giám đốc có 01 đồng chí, lãnh đạo phòng 02 đồng chí, các cựu chiến binh trẻ tuy đã được rèn luyện trong quân đội, nhưng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chưa nhiều, ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của Hội. Để vượt qua khó khăn, đòi hỏi trước hết mỗi hội viên cần hiểu rõ giá trị những thành quả mà các thế hệ cựu chiến binh đã cống hiến để phát huy truyền thống, tiếp tục xây dựng Hội Cựu chiến binh nhà trường vững mạnh. Thời gian tới Hội Cựu chiến binh cần phải:

Một là: Quán triệt và nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của Hội, tiếp tục vận động hội viên giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “bộ đội cụ Hồ”, nỗ lực học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp nhau vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể.

Hai là: Tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức. Thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đẩy mạnh các hoạt động tri ân, hoạt động tình nghĩa, từ thiện.

Ba là: Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, gắn phong trào thi đua của Hội với các phong trào thi đua của nhà trường đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Phát huy truyền thống “bộ đội cụ Hồ” phải gắn với việc “học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng Hội thực sự vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tin cậy của Đảng bộ, cán bộ, viên chức nhà trường./.

ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG “DẠY TỐT, HỌC TỐT, PHỤC VỤ TỐT”

ThS. VŨ QUỐC MẠNH

Phó Bí thư đoàn trường

Đoàn thanh niên Trường Chính trị Trường Chinh là tổ chức đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Nam Định. Lịch sử hình thành và phát triển của Đoàn trường gắn liền với lịch sử truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường (9/6/1956-9/6/2016). Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc nhà trường, Đoàn thanh niên đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, đóng góp vào phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt” của nhà trường.

Hiện nay, Đoàn thanh niên nhà trường có 23 đồng chí, chiếm 36,5% tổng số cán bộ công chức, viên chức của nhà trường. Trong đó 17/23 (73,9%) đồng chí có mã ngạch giảng viên, 6/23 (26,1%) đồng chí có mã ngạch chuyên viên. Bên cạnh đó, trình độ của đoàn viên thanh niên nhà trường cũng không ngừng được nâng cao, 6/23 (26,1%) đồng chí có trình độ thạc sĩ, 15 (65,2%) đồng chí có trình độ đại học và 2/23 (8,7%) đồng chí có trình độ trung cấp. Về tổ chức, Đoàn trường có một Ban Chấp hành gồm 7 đồng chí, với cơ cấu 01 Bí thư, 01 Phó Bí thư và 05 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành.

So với những năm trước đây số lượng đoàn viên thanh niên là hơn hẳn, chất lượng ngày càng được nâng cao, đây là một thuận lợi lớn trong mọi hoạt động của Đoàn trường. Với tinh thần và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, Đoàn viên thanh niên nhà trường luôn xung kích trên mọi mặt trận, đóng góp to lớn vào việc gìn giữ và phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt” của nhà trường. Trong những năm qua, Đoàn thanh niên có nhiều đồng chí được nhà trường tin tưởng cử tham gia các hội thi giảng viên dạy giỏi và đều đạt thành tích cao như: Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Học viện” do Học Viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức; hay Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp” do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Có thể nói, trong các sự kiện lớn của Trường liên quan đến chuyên môn những năm qua, đoàn viên thanh niên luôn tham gia với tinh thần cao nhất và đạt được những thành tích to lớn.

Ngoài những kết quả nêu trên, đoàn viên thanh niên nhà trường luôn có ý thức không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Nhiều đồng chí đã và đang theo học lớp cao học, lớp chuyên viên và các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Các đồng chí đoàn viên cũng tích cực nghe giảng các lớp cao cấp lý luận chính trị mở tại trường, thông qua các bài giảng để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động chuyên môn, đoàn viên thanh niên nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động bề nổi do Đoàn cấp trên và Đoàn trường phát động như: Các hoạt động văn nghệ, giao lưu thể thao, hoạt động tình nguyện, hoạt động giữ gìn vệ sinh cơ quan xanh, sạch đẹp. Trong các hội thi văn nghệ, thể thao do Đoàn khối tổ chức, Đoàn trường luôn tham gia đông đủ và đạt nhiều thành tích cao như hội thi “Tiếng hát tháng 5”, hội thi “Cắm hoa và nấu ăn”- Cụm các trường chuyên nghiệp, kỷ niệm ngày 20/11/2015 với chủ đề “Tri ân thầy cô”. Đoàn viên thanh niên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của trường như ngày thành lập trường ngày 9 - 6, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phong trào giữ gìn vệ sinh cơ quan xanh - sạch - đẹp cũng được đoàn viên thanh niên quan tâm và tham gia đầy đủ. Với những thành tích mà Đoàn trường đạt được trong năm 2015, Đoàn thanh niên nhà trường vinh dự nhận Cờ thi đua của Đoàn khối các cơ quan tỉnh Nam Định.

Bên cạnh những thuận lợi, Đoàn thanh niên nhà trường với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ còn không ít những hạn chế nhất định. Trong công tác giảng dạy, đội ngũ đoàn viên là giảng viên trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít và thiếu kiến thức thực tiễn. Trong các hoạt động xung kích thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ chính trị của nhà trường, Đoàn trường chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ mà chú trọng nhiều đến các hoạt động bể nổi, tức là chưa đi vào chiêu sâu của hoạt động. Ý thức tự giác, chủ động của một số đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động còn chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động đoàn.

Để khắc phục hạn chế và tiếp tục phát huy truyền thống Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường, Đoàn thanh niên nhà trường xác định phương hướng hoạt động trong những năm tới với những nội dung sau:

Thứ nhất, đoàn viên thanh niên nhà trường không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Không ngừng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.Có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Phấn đấu trở thành người cán bộ trẻ vừa “ hồng” vừa “chuyên”, xứng đáng với niềm tin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dành cho thế hệ trẻ.

Thứ hai, xung kích trên mọi mặt trận, như Bác Hồ nói: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật thông tin lý luận và thực tiễn bổ sung kịp thời vào bài giảng, đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hóa hoạt động người học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học; đảm bảo quy trình lên lớp và kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học viên. Mỗi Đoàn viên thanh niên là giảng viên phải có công trình nghiên cứu khoa học, có nhiều bài viết nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên trang thông tin điện tử của nhà trường và các báo, tạp chí Trung ương, địa phương; tích cực tham gia các hội thảo khoa học cấp khoa, trường; đi nghiên cứu thực tế có hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, hưởng ứng các phong trào do Đoàn cấp trên và Đoàn trường tổ chức như phong trào“5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, các phong trào tình nguyện, các hoạt động nhân đạo…Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để rèn luyện thể chất, xây dựng đời sống văn hóa trong và ngoài nhà trường tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng môi trường cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp.

Để thực hiện những nội dung trên, một mặt đòi hỏi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và phong trào thi đua sôi nổi trong giảng dạy, học tập, rèn luyện và công tác để tạo môi trường, thu hút, động viên các đoàn viên thể hiện năng lực và sự cống hiến của mình. Bên cạnh đó Đoàn trường cũng rất mong Đảng ủy, Ban Giám đốc cũng như lãnh đạo các khoa, phòng của nhà trường tạo điều kiện ủng hộ về vật chất và tinh thần để đoàn viên thanh niên nhà trường có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

CÁN BỘ NỮ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA “GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ”

CN. NGUYỄN THỊ DUNG

Trưởng khoa Dân vận

Thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là phong trào thi đua mang tính đặc thù của giới nữ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức phát động từ năm 1989. Những năm qua, phong trào đã phát triển mạnh trong giới nữ nói chung, trong nhà trường mang tên cố Tổng Bí thư Trường Chinh nói riêng. Trường Chính trị Trường Chinh, 60 năm qua, đội ngũ cán bộ nữ đã từng bước trưởng thành và có những đóng góp tích cực trong chặng đường phát triển của nhà trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Công đoàn trường, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã được phát động sâu rộng trong nữ cán bộ, viên chức nhà trường.

Mỗi giai đoạn phát triển của nhà trường đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, mỗi chị em trên cương vị công tác đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, khẳng định vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

1. Nội dung thi đua “Giỏi việc nước”, chị em nữ cán bộ, viên chức của nhà trường đã luôn cố gắng hết mình trong thực hiện nhiệm vụ chính trị

Để xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc nước”, chị em nữ cán bộ nhà trường đã căn cứ vào tính chất công việc được phân, giao để hoàn thành nhiệm vụ. Chị em phục vụ ở các phòng chức năng đã rất cố gắng, không quản ngại khó khăn, mưa, nắng bám lớp, bám trường; không quản ngại sớm, trưa, chiều, tối, phục vụ cần mẫn... đã giúp nhà trường luôn sạch sẽ, gọn gàng, trường ra trường, lớp ra lớp và tất cả các đối tượng đều được phục vụ chu đáo, tận tình. Chị em trong bộ phận giảng dạy cũng luôn cố gắng hết mình với công việc. Vượt lên trên tất cả mọi khó khăn về đường xá xa xôi; về đối tượng người học là người lớn có kinh nghiệm, có bản lĩnh; về trình độ và kinh nghiệm công tác chưa nhiều..., chị em đã không ngừng học tập nâng cao trình độ, rèn đức, luyện tài nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.

Kết quả bình xét hàng năm, 100% chị em nữ cán bộ nhà trường đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tỷ lệ chị em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khá cao (năm 2015 đạt 70% số danh hiệu). Nhiều chị đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Hiện nhà trường đã có 05 chị được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng kỷ niệm chương vì có thành tích 20 năm công tác tại trường Chính trị. Khối giảng viên có 04 chị đã tham dự Hội thi giảng viên dạy giỏi và đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp Học viện (do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức 3 năm/lần). Tham gia thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh (năm 2013-2014), trong số 09 thành viên, có 05 chị ở các đơn vị khoa, phòng. Sự đóng góp công sức, trí tuệ của các chị đã giúp Đề tài khoa học cấp tỉnh của nhà trường được nghiệm thu đảm bảo đúng tiến độ và đạt kết quả tốt.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, chị em còn luôn cố gắng học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tổng số cán bộ được cử đi đào tạo trình độ thạc sỹ từ 2010 đến 2015 là 09 người, trong đó nữ có 07 người.

Với sự cố gắng nỗ lực, các chị đã được quan tâm quy hoạch và bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của các đơn vị khoa, phòng. Từ năm 2010 đến 2015, nhà trường tiến hành bổ nhiệm 20 lượt cán bộ, trong đó, số cán bộ nữ là 14 lượt. Sự quan tâm của lãnh đạo trong bổ nhiệm, sử dụng cán bộ nữ đã giúp các chị thực hiện tốt vai trò “Giỏi việc nước” trong nhà trường.

2. Phong trào thi đua “Đảm việc nhà”, chị em nữ cán bộ, viên chức của nhà trường cũng luôn gương mẫu thực hiện tốt thiên chức làm người vợ, người mẹ

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi chị em trong nhà trường. Ngoài nhiệm vụ thực hiện trên thực tế gia đình mình, chị em giảng viên còn là người làm công tác tuyên truyền đến các đối tượng học viên, tạo sự chuyển biến tích cực đối với đội ngũ cán bộ nữ tại các cơ quan trong toàn tỉnh.

Nhiều chị đã thực sự tạo được sự công bằng và bình đẳng ngay trong công việc gia đình: phân công lao động hợp lý, tạo thói quen cho chồng, con biết chia sẻ công việc, cùng có trách nhiệm trong việc chăm lo, xây dựng, gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một số chị có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt lên trên hết, các chị đã bằng niềm tin, nghị lực của mình để nuôi, dạy những đứa con ngoan, học giỏi.

Tổng hợp từ 2010 đến 2015, có 10/10 cháu thi đỗ vào các trường đại học (đạt 100%); hàng năm có khoảng 5% các cháu đạt giải cấp tỉnh (huyện); hơn 90% các cháu đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Có nhiều cháu giữ vững danh hiệu khen cao trong nhiều năm liên tục.

Thành tích đạt được trong học tập của các cháu đã làm giảm bớt đi những âu lo, làm các chị thêm phấn chấn, thêm những niềm vui trong cuộc sống. Thành tích đó có được cũng là thành quả của công lao dạy dỗ, chăm sóc, vun vén cho các con, cho gia đình của các chị. Bên cạnh nhiệm vụ được phân công, các chị còn bộn bề với biết bao công việc gia đình cần quan tâm, chăm lo, gánh vác và các chị đã vượt qua.

Sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2005 - 2010, nữ công nhà trường đã có 05 chị được Liên đoàn Lao động tỉnh cấp Giấy chứng nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; tập thể cán bộ nữ nhà trường được Công đoàn viên chức tỉnh tặng danh hiệu Tập thể xuất sắc trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Đặc biệt, chị Trần Thị Len được Công đoàn viên chức tỉnh tặng danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”giai đoạn 2005 - 2010. Sơ kết phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2010 - 2015 tập thể lao động nữ của nhà trường được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen.

Những kết quả trên có được là do có sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Chấp hành Công đoàn đối với chị em nữ trong nhà trường; do có sự cố gắng nỗ lực của các chị em trong công tác và trong cuộc sống gia đình. Sự cố gắng của các chị đã và đang khẳng định các chị em nữ vẫn mãi giữ vững danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Thời gian tới, các chị em sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đã đạt được góp phần xây dựng nhà trường ngày một khang trang, bề thế, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh trong thời kỳ mới, xứng danh mái trường mang tên cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Thế hệ các chị mãi giữ vững danh hiệu “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” mà Đảng và Nhà nước phong tặng phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới./.

SOẠN GIÁO ÁN BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH

ThS. NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Những ai đã, đang và sẽ đứng trên bục giảng đều xác định rất rõ tầm quan trọng của việc soạn giáo án trước khi lên lớp. Có người cho rằng chất lượng giáo án quyết định tới 70% sự thành công của bài học. Giáo án là kế hoạch, là dàn ý, là bản thiết kế của giảng viên trong đó chứa đựng thời khoá biểu và bản đồ tư duy; xác định mục đích, yêu cầu, phân chia thời gian và phương pháp mà người thầy sử dụng trong mỗi tiết học, bài học sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.

Giáo án có vai trò đặc biệt quan trọng giúp người thầy quản lý, chủ động về thời gian mỗi bài học, tiết học. Giáo án cung cấp cho người thầy nguồn tham khảo, chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, sử dụng các phương pháp và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin trật tự, khoa học sẽ giúp học viên hiểu và nhớ bài một cách khoa học.

Để có một giáo án chất lượng mỗi người thầy phải chú ý đến nhiều vấn đề trong đó việc xác định trọng tâm của bài là rất quan trọng. Nếu xác định đúng, bài giảng của giảng viên sẽ trở nên ngắn gọn, súc tích và đạt được mục tiêu bài học. Xác định không đúng, bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trải, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét, phân bố thời gian không hợp lý, không hoàn thành được khối lượng kiến thức, không đạt được mục tiêu bài học.

Để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài, người thầy phải đọc kĩ nội dung giáo trình và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của chương trình, giáo trình. Điều đặc biệt quan trọng là người thầy phải nắm chắc đối tượng người nghe, mỗi đối tượng cần truyền đạt kiến thức khác nhau đòi hỏi người thầy sẽ tiếp cận và tập trung vào những nội dung khác nhau để đảm bảo mục đích của quá trình dạy học là “truyền đạt những gì người học cần chứ không phải nói những gì mà người thầy có”. Thực tiễn cho thấy giáo án thực hiện thành công ở lớp này không nhất định sẽ thành công ở lớp khác và với những đối tượng khác nhau người thầy sẽ phải có những bản kế hoạch dạy học (giáo án) khác nhau.

Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (chỉnh sửa, bổ sung) được ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính đã được triển khai từ ngày 01/8/2014. Đây là chương trình dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức, dự nguồn của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở. Cán bộ đương chức, dự nguồn trưởng, phó phòng, ban cấp huyện và tương đương. Trưởng, phó phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương. Như vậy đối tượng nghiên cứu chương trình này rất đa dạng, là những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, kiến thức thực tiễn khá phong phú. Việc xác định đúng đối tượng học viên giúp cho giảng viên có được bài giảng hiệu quả. Mặt khác, nội dung, kết cấu của chương trình tương đối khoa học, gắn với thực tiễn, vừa tạo điều kiện nhưng cũng vừa đòi hỏi giảng viên phải nắm bắt, đi sâu vào thực tế, thường xuyên nâng cao trình độ để truyền giảng cho học viên. Chương trình được rút gọn về thời gian so với trước, giảm thời gian lên lớp nhưng lại tăng thời gian để học viên tự nghiên cứu, thảo luận.

Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của giáo án đối với chất lượng giảng dạy, đánh giá thực chất việc soạn giáo án của nhà trường trong những năm qua, triển khai thực hiện Nghị Quyết số 06-NQ/ĐU ngày 24/3/2016 của Đảng uỷ Trường Chính Trị Trường Chinh về việc tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị Trường Chinh, lãnh đạo nhà trường đã ban hành Hướng dẫn số 12/HD-TCTTC ngày 28/3/2016 về việc soạn giáo án bổ trợ, giáo án mẫu.

Việc ban hành hướng dẫn soạn giáo án bổ trợ đã tạo ra sự thống nhất về mục đích, về quy trình và yêu cầu để các khoa triển khai có hiệu quả việc soạn giáo án và nâng cao chất lượng bài giảng. Trước đây lãnh đạo các khoa vẫn yêu cầu mỗi giảng viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng học viên, phải luôn cập nhật kiến thức, bổ sung vào bài những văn bản pháp luật mới, những thông tin mang tính thời sự… Tuy nhiên, việc triển khai đó chưa đồng bộ, thường mang tính tự phát và có sự khác nhau giữa các khoa. Từ khi có định hướng của lãnh đạo nhà trường, các khoa đã thống nhất thông tin về đối tượng học viên của từng lớp dựa trên báo cáo của phòng chức năng khi họp hội đồng tuyển sinh, xác định trong lớp học đó đối tượng học viên nào chiếm đa số để có định hướng chỉ đạo trong việc xác định thông tin cần cung cấp, xác định phương pháp truyền đạt…Thống nhất nội dung trọng tâm, khối kiến thức cần truyền đạt, nội dung thảo luận, hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu…

Trong hướng dẫn của nhà trường xác định: Đối với đối tượng là các lớp đặt tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố và những lớp có trên 50% học viên thuộc một ngành (giáo dục, y tế, công an, thuế…) tham dự học chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính thì giảng viên phải soạn giáo án bổ trợ. Nội dung giáo án bổ trợ thể hiện: Kiến thức lý luận liên quan đến ngành bao gồm: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến ngành; những nét đặc thù trong việc thực hiện nghiệp vụ kỹ năng trong ngành; thực trạng hoạt động của địa phương, của ngành như đặc điểm tình hình, lịch sử truyền thống, vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cũng như những thuận lợi và khó khăn của địa phương, ngành; đánh giá nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn đó (với thời gian từ 3-5 năm gần nhất).

Xây dựng giáo án là công việc thường xuyên của mỗi giảng viên trước khi lên lớp. Một khi giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu thì sẽ giúp cho giảng viên có được sự tự tin, từ đó quyết định rất lớn đến sự thành công của giờ giảng, bài học. Giáo án có chất lượng đòi hỏi mỗi giảng viên phải xác định rõ đối tượng học, tạo ra sự thống nhất và chính xác trong nội dung truyền đạt. Việc soạn giáo án bổ trợ đang hướng tới và dần đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy các chương tình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/ĐU ngày 24/3/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ nhà trường đã đề ra./.

PHÁT HUY VAI TRÒ LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN

TRONG TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ DÂN CHỦ CẤP XÃ

ThS. TRẦN THỊ KIM THƯ

Giảng viên khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Phát huy dân chủ cấp xã có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng nền dân chủ ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó xuất phát từ vai trò của cấp xã trong hệ thống chính trị bốn cấp. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc thực hiện dân chủ cấp xã với việc ban hành và thực hiện Quy chế và Pháp lệnh thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thực tiễn triển khai gặp không ít khó khăn, hiệu quả thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó vai trò của nhân dân chưa được phát huy. Trong bài viết nay, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề sau: vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ cơ sở; những hạn chế của phát huy vai trò nhân dân trong triển khai Quy chế và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã hiện nay; đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của nhân dân là vô địch. Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Khi đánh giá thành công cách mạng, Người khẳng định đó là do sức mạnh của nhân dân “Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc…Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó” . Vận dụng sáng tạo lý luận CN. Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, coi sự nghiệp của nhân dân và do chính nhân dân thực hiện, chứ không phải của riêng ai. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là để tập hợp, giác ngộ, tổ chức, bảo đảm điều kiện để nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng.

Cấp xã ở nước ta là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền bốn cấp, nhưng lại có vị trí, vai trò quan trọng. Một đất nước nông nghiệp như nước ta, cấp xã là địa bàn sinh sống của phần lớn nhân dân (trên 70%), quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân được thể hiện rõ nhất và trực tiếp ở cấp xã. Chất lượng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta phụ thuộc trước tiên và trực tiếp vào kết quả thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Do đó, triển khai dân chủ ở cấp xã là yêu cầu tất yếu khách quan và có tính cấp thiết ở nước ta. Từ thực tiễn cho thấy, việc triển khai các nội dung của quy chế và pháp lệnh dân chủ ở cấp xã không thể đạt được hiệu quả nếu vai trò của nhân dân không được phát huy đầy đủ và thực chất. Bởi lẽ, quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng các giá trị mà phải là chủ thể tích cực trong quá trình thực hiện các nội dung của Pháp lệnh dân chủ. Một nhận thức sai lầm đã và đang tồn tại khá phổ biến trong nhân dân và cán bộ cho rằng: chất lượng, hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở phụ thuộc vào tính tích cực của hệ thống chính trị. Đây là nguyên nhân dẫn tới coi thường, chưa quan tâm tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu và chủ động tham gia triển khai nội dung trong Pháp lệnh dân chủ ở địa phương. Kết quả cho thấy ở những địa phương đó, thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ còn nhiều bất cập và tồn tại.

Thực tiễn triển khai thực hiện Quy chế và pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở nước ta trong thời gia qua đã đạt được những kết quả đáng kể góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hoá đời sống chính trị - xã hội. Song phải thẳng thắn khẳng định: quá trình dân chủ hoá nói chung và thực hiện Quy chế dân chủ và pháp lệnh dân chủ còn nhiều hạn tồn tại, hạn chế. Hiệu quả thực hiện các nội dung “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân giám sát, kiểm tra” ở các địa phương còn thấp, tính hình thức còn khá phổ biến. Những tồn tại có nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói tới vai trò làm chủ của nhân dân chưa được phát huy, chưa đáp ứng yêu cầu của người chủ và làm chủ.

Nhu cầu về dân chủ và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân còn thấp. Do đó, nhân dân chưa phát huy đầy đủ vai trò trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.Một bộ phận lớn nhân dân, nhất là ở các địa phương, vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, nhân dân chưa thấy hết được những giá trị và ý nghĩa của thực hiện dân chủ, cũng như nhận thức được vai trò trong quá trình thực hiện dân chủ. Từ đó, dẫn tới tình trạng coi nhẹ, không quan tâm tới đời sống chính trị - xã hội, thờ ơ với hoạt động của hệ thống chính trị, không chủ động tìm hiểu quyền làm chủ của mình, chỉ chú trọng tới chăm lo phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm và làm ăn kinh tế thuần túy trước mắt.

Thậm chí không ít người có tâm lý hoài nghi, không tin tưởng vào những giá trị thực thi của Quy chế và Pháp lệnh dân chủ, coi đây hoạt động mang tính hình thức, không thiết thực, dẫn tới thái độ tiêu cực từ nhận thức đến thực hiện quy chế và pháp lệnh dân chủ.

Bên cạnh đó, quan điểm cho rằng: thực hiện dân chủ là công việc của cấp ủy và chính quyền, còn nhân dân chỉ là người được hưởng còn khá phổ biến trong nhân dân. Một bộ phần nhân dân lại có nhận thức lệch lạc, thiếu khách quan và khoa học về dân chủ, về thực hiện Quy chế và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Dẫn tới tình trạng cố tình hiểu sai, lợi dụng việc thực hiện dân chủ và hạn chế về trình độ nhận thức của nhân dân để kích động, gây rối nhằm chuộc lợi cá nhân.

Nhân dân chưa chủ động sử dụng các hình thức dân chủ trực tiếp để tham gia vào lãnh đạo, quản lý. đặc biệt là trong kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống chính trị địa phương. Hiện nay, tại chủ sở Đảng ủy xã, UBND, HĐNH thậm trí trung tâm văn hóa và bưu điện xã cho tới nhà văn hóa thôn xóm đã tổ chức hòm thư góp ý, những nhân dân không quan tâm tới hình thức dân chủ này. Tâm lý ngại đấu tranh, né tránh, nể nang trong giám sát, khiếu nại, tố cáo vẫn phổ biến trong nhân dân ở các vùng nông thôn, những nơi khó khăn về kinh tế. Ở nhiều địa phương, sai phạm về quản lý đất đai, thực hiện chính sách xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng của cá nhân, tổ chức kéo dài trong nhiều năm không được phản ánh, tố giác từ phía người dân. Phần lớn những sai phạm được phát hiện đều do mâu thuẫn nội bộ hoặc tính chất diễn ra nghiêm trọng tạo dư luận xã hội và bức xúc gay gắt.

Phát huy vai trò nhân dân ở cấp xã trong phát huy dân chủ cơ sở có ý nghĩa quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng quá trình dân chủ hóa ở nước ta. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế và pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần tập trung vào:

Thứ nhất; tập trung giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. Phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết đối với phát huy dân chủ và năng lực làm chủ của nhân dân. Mỗi tỉnh cần nghiên cứu và tiến hành tái cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở tiền năng và lợi thế và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới bảo đảm xát với thực tế, phù hợp với nhu cầu và năng lực của nhân dân, khắc phục tình trạng thành tích, tạo điều kiện cần thiết cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Thứ hai; đổi mới công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng đổi mới đa dạng các hình thức tuyên truyền nội dung pháp lệnh dân chủ ở cấp xã. tăng cường gắn kết việc thực hiện Quy chế, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở của Tỉnh đối với cấp xã. Đồng thời, phải chủ động xây dựng, ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các hình thức mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân như; quy định cụ thể về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và việc tiếp thu, sử dụng các ý kiến đóng góp đối với quá trình lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là đối với các quyết định lãnh đạo, quản lý. Quy định cụ thể về trách nhiệm, quy trình thực hiện, cách thức sử lý và sử dụng kết quả lấy đánh giá, nhận xét của nhân dân địa phương đối cán bộ, công chức cấp xã phục vụ công tác cán bộ, tạo niềm tin của nhân dân đối hoạt động dân chủ hóa trong Đảng và hoạt động của chính quyền, động viên nhân dân tham gia cáo trách nhiệm công việc xây dựng Đảng, chính quyền địa phương./.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY BÀI “KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH” THUỘC MÔN HỌC: TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ ĐỊA PHƯƠNG

ThS. TRẦN THỊ HUYỀN NGA

Giảng viên khoa Xây dựng Đảng

Căn cứ vào Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành “Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính” (chỉnh sửa, bổ sung năm 2014), được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Trường Chính trị Trường Chinh, tập thể giảng viên nhà trường với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, cẩn trọng đã hoàn thành việc biên soạn bộ tài liệu phục vụ cho môn học Tình hình, nhiệm vụ địa phương.

Sau một thời gian đưa vào giảng dạy, đến nay bộ tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía học viên. Trong đó, phần lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giảng dạy ở Trường Chính trị Trường Chinh. Từ việc tìm hiểu hoạt động của Đảng bộ tỉnh nhà, học viên thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử Đảng bộ tỉnh với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương, song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Thông qua đó, hoạt động của nhà trường có điều kiện gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành, đồng thời cũng bồi dưỡng cho học viên những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi.

Được tham gia giảng dạy phần Khái quát lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, đến nay, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy lịch sử Đảng bộ tỉnh như sau:

Giảng dạy phần lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định chính là việc cụ thể hóa một cách sinh động, chi tiết những tri thức lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những sự kiện, hiện tượng lịch sử không thể tách rời vị trí không gian cụ thể, nhưng những vị trí không gian đó nhiều khi có sự thay đổi theo cơ cấu, đơn vị hành chính địa phương (chủ yếu do việc nhập, tách các huyện, xã…). Chính vì vậy khi trình bày những sự kiện, hiện tượng lịch sử, cần chú ý xác định rõ không gian, địa danh lịch sử ở thời điểm sự kiện xảy ra và ở vị trí không gian hiện tại để học viên dễ theo dõi, hình dung, tái tạo lịch sử một cách chính xác. Như vậy sẽ có những sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với các đơn vị hành chính, nhưng cũng có sự kiện, hiện tượng lịch sử không hẳn như vậy. Do đó, trong quá trình giảng dạy phần lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định giảng viên cần thiết phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh… minh họa.

Trong quá trình giảng dạy lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định cần phải xác định những sự kiện, hiện tượng lịch sử trước hết mang tính địa phương, xảy ra ở vị trí, không gian của tỉnh Nam Định, song mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đó có thể rộng hẹp khác nhau. Chính vì vậy khi giảng phần lịch sử Đảng bộ tỉnh cần phải thấy sự tác động qua lại, mức độ ảnh hưởng của các sự kiện hiện tượng ở các Đảng bộ với nhau. Mặt khác, những hiện tượng lịch sử diễn ra ở các Đảng bộ lại có những mối quan hệ nhất định với nhau, được khái quát hóa để tạo thành một bộ phận của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định phải thể hiện được nét độc đáo của mình, song như vậy không có nghĩa là tách rời, độc lập với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lịch sử nói chung và lịch sử Đảng bộ tỉnh nói riêng là những sự kiện đã đi qua nhưng không biến mất mà vẫn còn để lại dấu vết của nó qua ký ức của nhân loại, của các nhân chứng lịch sử, qua những thành tựu văn hóa vật chất, qua các hiện tượng lịch sử, qua hệ thống các văn kiện của Đảng… chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày đúng đắn về lịch sử. Để thực hiện tốt yêu cầu trên và tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ tỉnh cho học viên một cách hiệu quả không có hình thức nào hữu hiệu bằng việc chúng ta tổ chức cho: học viên tìm hiểu, thảo luận với các tư liệu lịch sử Đảng bộ ở cơ sở. Từ đó giúp học viên độc lập suy nghĩ, trình bày ý kiến riêng của mình, có thể học viên đánh giá, nêu ra nhiều ý kiến khác nhau xuất phát từ sự hiểu biết những sự kiện đó ở các địa phương khác nhau trong tỉnh. Từ đó, từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, để phát huy tối đa hiệu quả của bài giảng, người giảng viên nên sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: vi tính, máy chiếu, phim tài liệu có tính chất điển hình minh họa được cho bài giảng…Tuy nhiên, việc chọn lọc, sử dụng hình ảnh để giới thiệu đến học viên yêu cầu người giảng viên phải sử dụng tư liệu có căn cứ, chính xác, có độ tin cậy cao. Đây là một quá trình lao động, khoa học, công phu, cẩn trọng đòi hỏi người giảng viên phải kiên trì, nghiêm túc. Lịch sử là sự tổng hợp của vô số các sự kiện kế tiếp nhau và có liên quan chặt chẽ theo những quy luật nhất định. Song việc giảng dạy, giới thiệu các hình ảnh trực quan đến học viên lại phải biết chọn những sự kiện cần thiết cho việc khôi phục, miêu tả và phân tích hiện thực lịch sử quá khứ. Điều đó góp phần tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên, làm cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo.

Trường Chính trị với nhiệm vụ: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương) về lý luận chính trị, hành chính nhà nước và một số lĩnh vực khác. Để thực hiện được sứ mệnh cao cả trên thì đội ngũ giảng dạy lý luận chính trị nói chung giảng dạy phần “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định” nói riêng cần phải phấn đấu hơn nữa nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN./.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN

CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CN. VŨ THỊ HỒNG NHUNG

Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật

Phương pháp là cách thức để tiến hành công việc với kết quả tốt nhất. Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Kỷ từng nói: Học không có phương pháp thì dầu giùi mài hết năm, hết đời cũng chỉ mất công không. Phương pháp giảng dạy làmột trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.Phương pháp giảng dạykhoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện đểgiảngviên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Phương pháp giảng dạy không phù hợp sẽ khiến người học thụ động, không hứng thú với việc học, dẫn đến hiệu quả học tập không cao.

Phương pháp giảng dạy truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp giảng dạy này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học viên là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp giảng dạy truyền thống, giảng viên là chủ thể, là tâm điểm, học viên là khách thể, là quỹ đạo. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính lôgic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống là học viên thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó việc vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế bị hạn chế.

Phương pháp giảng dạy hiện đại là cách thức giảng theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Vì thế thường gọi phương pháp này là phương pháp giảng dạy tích cực; ở đó, giảng viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Ưu điểm của phương pháp giảng dạy tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học viên sẽ không hệ thống và lôgic. Yêu cầu của phương pháp giảng dạy tích cực cần có các phương tiện dạy học, học viên phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giảng viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.

Đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái cũ mà đổi mới là phải kế thừa và phát huy phương pháp truyền thống là chủ yếu, đan xen với những phương pháp giảng dạy mới cho phù hợp với nội dung từng bài học, phần học, giúp học viên chủ động thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến, tạo hứng thú cho học viên.

Trường Chính trị các tỉnh nói chung, Trường Chính trị Trường Chinh nói riêng là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng đặc thù. Trước hết, bởi đối tượng người học là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các ngành, lĩnh vực khác nhau trong toàn tỉnh; thứ hai, sự khác biệt về độ tuổi, trình độ, nhận thức, kinh nghiệm của từng học viên là những thách thức thức cho giảng viên trong quá trình truyền tải kiến thức; thứ ba, hầu hết đội ngũ giảng viên trẻ của nhà trường kinh nghiệm công tác chưa nhiều, kiến thức thực tế còn hạn chế, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu của học viên. Do đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đổi mới phương pháp giảng dạy làm cho các buổi học thêm phong phú, sinh động, việc tiếp thu bài của học viên được dễ dàng hơn, qua các giờ cùng làm việc giữa các giảng viên và học viên, tính tích cực tham gia học tập của học viên được phát huy, các học viên nhiệt tình tham gia các phương pháp học tập tích cực do giảng viên đề ra. Việc tham gia giải quyết các tình huống cụ thể sẽ làm cho học viên dễ hiểu bài và có thể áp dụng vào các công việc cụ thể, nhớ bài lâu hơn so với việc chỉ sử dụng duy nhất phương pháp thuyết trình. Qua quá trình tham gia học tập, học viên cũng sẽ đóng góp nhiều ý kiến cho giảng viên để khắc phục các nhược điểm trong giảng dạy làm cho chất lượng giảng dạy được nâng cao. Các học viên ra trường sẽ vận dụng được những kiến thức tiếp thu được ở trường vào công việc thực tế.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề không mới, nhưng với chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính thì đây là vấn đề mới, mang tính thời sự, đòi hỏi mỗi giảng viên phải trăn trở, nghiên cứu và áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Trước hết, muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân mỗi giảng viên phải vững về chuyên môn, đồng thời phải có kiến thức liên ngành, đa ngành để vận dụng, liên hệ vào bài giảng. Để làm được điều đó đòi hỏi các giảng viên mà đặc biệt là giảng viên trẻ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng, nhận thức cả về lý luận và thực tiễn; thực hiện nghiêm túc việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế. Giảng viên phải trau dồi về tri thức và có thời gian để thiết kế bài giảng cho hợp lý với phương pháp dạy học tích cực. Kho tàng kiến thức của giảng viên càng phong phú thì bài giảng càng hấp dẫn, khi sử dụng các phương pháp cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, để đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả đòi hỏi giảng viên phải hiểu và nắm chắc về phương pháp. Giảng viên trẻ cần chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy hiện đại. Qua những lần tham dự các lớp tập huấn và bồi dưỡng, giảng viên của Trường sẽ có được những kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy tích cực. Từ đó, mỗi giảng viên sẽ nâng cao nhận thức về việc phải đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp truyền thống chủ yếu là thuyết trình với phương pháp hiện đại tích cực như phương pháp làm việc theo nhóm, đóng vai, tình huống, sàng lọc, lấy ý kiến ghi lên bảng… Kính mong nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giảng viên trẻ được tham dự các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy hiện đại cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy với các phương tiện hỗ trợ như máy vi tính, đèn chiếu, bảng, giấy…Việc sớm hoàn thiện phòng phương pháp để đi vào hoạt động cũng là yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Chính trị Trường Chinh.

Thứ ba, giảng viên cần có biện pháp cụ thể giúp học viên xác định rõ mục đích, ý nghĩa của việc học lý luận chính trị, có ý thức và nghiêm túc trong quá trình học, phải xác định học để biết, để làm cho đúng chứ không phải học để đối phó. Muốn thực hiện được điều đó, giảng viên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học viên chuẩn bị bài ở nhà, yêu cầu học viên làm bài kiểm tra điều kiện, bài thu hoạch sau mỗi phần học. Giảng viên cần giúp học viên thay đổi tâm lý vốn quen với cách học “đọc - chép” và phương pháp thuyết trình truyền thống, tiếp cận dần với phương pháp giảng dạy hiện đại. Trong quá trình dạy và học, giảng viên cần khuyến khích học viên hợp tác, trao đổi, hỗ trợ giảng viên trong khi giảng dạy như tham gia nhiệt tình trong các tiết thảo luận, tích cực phát biểu ý kiến để buổi học thêm sôi nổi, hấp dẫn và để thu hút tất cả những học viên khác lắng nghe.

Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính là quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực phấn đấu của cả giảng viên, học viên và sự hỗ trợ của nhà trường. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, tất cả giảng viên, học viên Trường Chính trị Trường Chinh đều sẽ quen thuộc và áp dụng được các phương pháp dạy học mới. Có lẽ, khi phương pháp dạy học tích cực được thực hiện hiệu quả thì lý luận chính trị sẽ không còn là chương trình học khô khan, nặng về lý thuyết, khó hiểu nữa mà sẽ trở thành một môn học hấp dẫn, đem lại sự say mê, hứng thú cho học viên, giúp học viên củng cố niềm tin vào lý tưởng cách mạng của Đảng, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước./.

.

MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC KẾT HỢP CÁC

PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CN. LƯƠNG THỊ DINH

Giảng viên khoa Xây dựng Đảng

Trong hoạt động giảng dạy nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, một trong những vấn đề rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đó là việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương pháp giảng dạy là cần thiết. Nhưng cần nhận thức rằng đổi mới phương pháp dạy học hoàn toàn không có nghĩa là từ bỏ các phương pháp truyền thống hay thay thế phương pháp truyền thống bằng các phương pháp khác. Đổi mới, tức là: Làm phong phú đa dạng các hình thức, các phương pháp nhằm mục đích đưa người học vào hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ.

Chúng ta có những phương pháp dạy học như: Nêu ý kiến ghi lên bảng; sàng lọc, thuyết trình, làm việc nhóm, phỏng vấn nhanh, hỏi đáp, trực quan, tình huống, hỏi ý kiến chuyên gia… Mỗi phương pháp có những giá trị riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp nào phù hợp với nội dung và đối tượng học để phát huy hiệu quả bài giảng một cách cao nhất.

Thực tế cho thấy, nếu như người giảng viên chỉ sử dụng độc nhất một phương pháp hay một công cụ nào đó thì sẽ tạo ra sự ức chế, thụ động cho người học, hiệu quả sẽ không cao. Chẳng hạn khi sử dụng máy chiếu, giảng viên thường mắc các lỗi: trong một buổi học chiếu quá nhiều hình ảnh hay trong mỗi slide viết quá nhiều chữ dẫn đến tình trạng học viên chưa kịp nhìn, kịp ghi thì giảng viên lại chuyển sang một slide mới. Trong khi đó, nguyên tắc vàng của việc áp dụng chương trình Powerpoint là không được viết câu quá dài và quá nhiều chữ; khi trình diễn phải chèn cả sơ đồ, hình ảnh… Mặt khác, với đối tượng người học là đội ngũ cán bộ có quá trình công tác nhất định, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú nên nếu giảng viên không sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp giảng dạy sẽ gây tâm lý nhàm chán cho học viên.

Bởi vậy, hiệu quả dạy học đạt chất lượng cao khi người giảng viên biết sử dụng những phương pháp phù hợp và biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khác nhau. Kết hợp là để phát huy và lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục, bù đắp cho những hạn chế khiếm khuyết của phương pháp kia. Có như thế nội dung bài học mới được mổ xẻ kỹ lưỡng, người học mới được thỏa mãn khả năng học, tiếp thu nội dung học một cách đầy đủ và linh hoạt.

Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%, chỉ có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được 50%, nếu được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu được kết hợp cả nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%. Chỉ riêng điều đó thôi đã nói lên sự cần thiết phải áp dụng các phương pháp khác nhau vào việc giảng dạy.

Rõ ràng, việc sử dụng và kết hợp các phương pháp giảng dạy là cần thiết, nhưng sử dụng và kết hợp như thế nào để đạt hiệu quả lại phụ thuộc vào người giảng viên. Người giảng viên phải biết kết nối các khả năng giao tiếp về mặt nội dung và phương tiện để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Thành công của buổi học suy cho cùng phụ thuộc vào người giảng viên, còn các phương tiện luôn chỉ là một công cụ trợ giúp, chuyển tải các nội dung, tạo ra sự chú ý, cải thiện khả năng nhớ, mức độ tiếp thu của người tham dự. Nó không thể quyết định đến toàn bộ chất lượng giảng dạy và tự nó không phải là nội dung. Do đó, tùy vào từng đối tượng học viên cũng như yêu cầu của bài giảng mà giảng viên lựa chọn cho mình những phương pháp giảng dạy thích hợp, hiệu quả.

Thực tế thời gian qua, tập thể giảng viên trong nhà trường đã mạnh dạn, từng bước thực hiện đổi mới phương pháp và sử dụng phương tiện trong giảng dạy: kết hợp phương pháp thuyết trình với hỏi đáp; thuyết trình với thảo luận tình huống; áp dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá; sử dụng giấy, bảng để học viên nêu vấn đề và tổng kết; soạn giáo án điện tử, sử dụng máy chiếu... Trong thao giảng, các giảng viên vừa sử dụng máy chiếu vừa kết hợp với đặt câu hỏi để học viên trả lời, vừa cho học viên ghi ý kiến vào giấy có tổng kết... Từ việc kết hợp, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp và phương tiện giảng dạy đó đã mang lại không khí học tập mới, tâm lý tự tin, tự chủ trong học tập cho học viên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng trong thời gian qua của nhà trường.

Như vậy, không thể có phương pháp vạn năng cho tất cả các nội dung, nhưng một nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp và phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp nhằm đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất./.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẢO LUẬN

Ở CÁC LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

ThS. CAO THỊ HÀ

Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật

Để không ngừng nâng cao chất lượng, tạo chuyển biến trong dạy và học lý luận, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên, thực hiện nội dung Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Chính trị cấp tỉnh, trong đó có trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định đã xây dựng chủ trương và triển khai nhiều giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy.

Nội dung của chương trình sửa đổi, bổ sung lần này rất coi trọng việc tự học và thảo luận; trong tổng số 496 tiết lý thuyết lên lớp có 136 tiết thảo luận (cứ 4 tiết lý thuyết có hơn 1 tiết thảo luận); thảo luận nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy. Vậy làm thế nào để thảo luận hiệu quả? Quá trình thảo luận giảng viên, học viên cần làm gì và cần có những điều kiện gì để bảo đảm nâng cao hiệu quả thảo luận? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời.

Thật vậy, tổ chức thảo luận hiệu quả là vô cùng cần thiết. Thảo luận giúp tạo không khí học tập sôi nổi, khắc phục tình trạng thuyết trình 1 chiều hay độc diễn của giảng viên, làm sâu sắc nội dung bài giảng, góp phần đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo. Học lý luận nếu giảng viên chỉ thuyết trình sẽ khô khan, gò bó, cứng nhắc, căng thẳng. Mục tiêu, yêu cầu giảng dạy lý luận hiện nay là tận dụng và khai thác kiến thức thực tế từ học viên, bằng kỹ năng khơi gợi vấn đề, giảng viên lôi cuốn học viên tham gia làm rõ cơ sở lý luận, chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm. Nội dung giảng dạy cần được khai thác dưới nhiều khía cạnh, rõ ràng, dễ hiểu, dễ liên hệ vận dụng. Học viên khi mới đọc tài liệu ở nhà hoặc khi tiếp nhận một vấn đề thực tế còn chưa hiểu rõ bản chất. Nhưng nếu được lý giải trong giờ học đặc biệt được phân tích cụ thể trong giờ thảo luận tại lớp sẽ giúp học viên hiểu rõ vấn đề hơn. Thảo luận, giúp học viên ý thức mình là một phần quan trọng của quá trình học tập, xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn - học để làm việc; thảo luận là trình bày ý kiến, thuyết phục người khác, là kỹ năng cần thiết, sự rèn luyện để phục vụ công tác.

Thảo luận đạt hiệu quả tăng cường sự hiểu biết giữa giảng viên và học viên. Với tư cách là trung tâm của quá trình đào tạo, học viên không chỉ là đối tượng tiếp nhận tri thức thụ động mà còn tham gia tích cực chủ động vào quá trình đào tạo và tự đào tạo. Thực tiễn, học viên học tập chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nay trình độ chuyên môn ngày càng cao, công tác đa dạng ở các ngành nghề trong khối cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và cả các đơn vị sự nghiệp. Tiến hành thảo luận tốt, giảng viên sẽ khai thác được nhiều thông tin từ thực tiễn và kinh nghiệm công tác của học viên. Tham gia thảo luận, học viên được chia sẻ những khó khăn trong quản lý, lý giải nhiều vấn đề từ lý luận, được định hướng thông tin, nhận thức rõ, đầy đủ hơn bản chất của vấn đề được tìm hiểu. Quan trọng hơn, thảo luận tạo dựng các mối quan hệ tích cực giữa các học viên thông qua những thông tin về đặc thù công việc; thảo luận là cơ hội để giảng viên và các học viên hiểu nhau, tăng cường sự phối hợp kể cả sau khi khóa học kết thúc.

Để thảo luận hiệu quả cần tiến hành nhiều biện pháp liên quan đến các chủ thể tham gia vào quy trình đào tạo.

Trước hết, đối với giảng viên

Giảng viên cần tìm hiểu đối tượng học viên, chuẩn bị giáo án với kế hoạch thảo luận cụ thể. Do khối lượng kiến thức nhiều nên khi thảo luận rất có thể sẽ không kịp tiến độ, bị sa lầy vào những câu hỏi không tập trung chủ đề của học viên. Khắc phục tình trạng này, giảng viên phải chuẩn bị tốt giáo án, phần nội dung xác định cần thảo luận phải lên kế hoạch thể hiện trên khung bảng biểu. Trong đó làm rõ nội dung, mục tiêu, câu hỏi, hình thức, phương pháp, thời gian thảo luận, phương tiện hỗ trợ. Cần xác định mục tiêu giảng dạy theo hướng chuyển từ “dạy cái giảng viên có sang dạy cái học viên cần”. Thông thường nên chọn những vấn đề là trọng tâm của bài học, những vấn đề có nội dung gắn với đặc thù đối tượng học viên, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và đang diễn ra ở từng địa phương và có thể chọn ngay vấn đề mà học viên đang khúc mắc. Thời gian thảo luận cũng tính toán phù hợp với tiến độ bài giảng. Ngoài những giờ thảo luận bắt buộc giữa môn hoặc kết thúc môn học, việc thảo luận được tổ chức vào thời điểm nào của tiết giảng cần được tính toán cụ thể.

Giảng viên phải chủ động hoàn toàn về nội dung bài giảng cũng như tất cả các kiến thức xoay quanh câu hỏi đưa ra thảo luận. Mỗi giảng viên khi lên lớp phải nắm chắc những kiến thức bài học, cố gắng hiểu được các kiến thức của cả môn học, có được kiến thức liên môn thì càng tốt. Điều đó rất giúp ích cho việc phân tích, lý giải các vấn đề thảo luận chắc chắn, dễ hiểu. Chủ động kiến thức giúp giảng viên tự tin, xử lý các tình huống trên lớp, chủ động gợi mở vấn đề, lôi cuốn tất cả các học viên cùng tham gia thảo luận. Kiến thức mà giảng viên có chính là điểm thu hút, lôi cuốn, thuyết phục học viên trong mỗi bài giảng, mỗi vấn đề đưa ra thảo luận.

Giảng viên chọn phương pháp thảo luận phù hợp với nội dung thảo luận. Về phương pháp đưa vấn đề: Giảng viên đưa ra vấn đề thông qua một câu hỏi có từ để hỏi, thông qua một câu nói, một việc làm, một quyết định, một tình huống xảy ra ở địa phương, một vấn đề thời sự đang nổi cộm được mô tả bằng lời văn, bằng hình ảnh hoặc qua video clips…Về phương pháp trả lời: Giảng viên có thể sử dụng phương pháp hỏi chuyên gia. Tại lớp chọn một học viên đóng vai là chuyên gia vì trực tiếp đang phụ trách mảng lĩnh vực liên quan nội dung thảo luận. Có thể sử dụng phương pháp phát vấn trực tiếp học viên, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp ghi bảng, phương pháp sàng lọc…Tùy nội dung và thời gian, giảng viên sẽ lựa chọn một phương pháp. Để tránh nhàm chán, trong các buổi thảo luận có nhiều nội dung thảo luận thì phương pháp đưa ra cần khác nhau.

Giảng viên cần thường xuyên rèn luyện một số kỹ năng cơ bản. Đó là phải biết lắng nghe. Kỹ năng này biểu hiện qua cử chỉ, ánh mắt và tư thế. Tuyệt đối không được ngắt lời học viên. Hãy lắng nghe và cố hiểu, chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ đã trình bày xong. Không chỉ trích, không phản đối ngay ý kiến của học viên kể cả khi đó là những ý kiến trái chiều, sai lệch, thậm chí ngô nghê. Đó chính là cách thể hiện sự tôn trọng của giảng viên, là cách để khích lệ tinh thần học viên cả lớp cùng tham gia thảo luận. Giảng viên cần làm cho học viên vượt qua sự sợ hãi của bản thân, vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích. Đừng để học viên nghĩ rằng cách tốt nhất để tránh những sai lầm, đó là không nói gì cả. Bên cạnh, giảng viên cần biết thuyết phục. Thuyết phục để học viên thấy rằng tự tin nói ra suy nghĩ của mình là điều còn quý hơn nhiều việc chờ đợi cho đến khi nghĩ ra câu trả lời tốt nhất. Thuyết phục để tất cả học viên nhận thức đúng vấn đề đưa ra thảo luận, nhất là khi có những ý kiến khác nhau về nội dung thảo luận. Thuyết phục bằng ngôn ngữ, cử chỉ, bằng sự chân thành, thân thiện. Thuyết phục bằng lập luận có căn cứ, có cơ sở pháp lý, qua những dẫn chứng cụ thể.

Trong thảo luận còn cần kỹ năng đặt câu hỏi. Giảng viên đưa ra vấn đề bằng các câu hỏi. Giảng viên tiếp tục đặt các câu hỏi liên quan để gợi mở vấn đề hoặc làm rõ, làm sâu sắc vấn đề. Nên đặt các câu hỏi dạng nghi vấn. Các câu hỏi đặt ra ngắn gọn, theo trình tự lôgic. Căn cứ vào mức độ nhận thức của học viên để đưa ra câu hỏi vừa đủ để làm rõ vấn đề.

Hai là đối với học viên

Học viên là chủ thể quan trọng quyết định nhiều đến hiệu quả giờ thảo luận.Mọi sự nỗ lực cố gắng của giảng viên luôn cần có sự hưởng ứng của tất cả học viên. Việc tự nhận thức về ý nghĩa của các giờ thảo luận, học viên cần bố trí thời gian, sử dụng tối đa giờ tự học. Để có được sự tự giác đó cần sự cảm hóa từ tâm huyết trong giảng dạy, từ kiến thức sâu rộng, chắc chắn của giảng viên; cần sự kiểm tra, đôn đốc, giao việc cụ thể của các khoa chuyên môn; và đặc biệt cần cơ chế phối hợp quản sinh chặt chẽ, cần một cơ chế khen thưởng rõ ràng.

Do đặc thù chuyên môn, mỗi khoa sẽ cùng trao đổi, bàn bạc thống nhất nội dung và phương pháp thảo luận ở mỗi bài giảng được phân công. Mỗi khoa thống nhất việc yêu cầu giao nhiệm vụ nghiên cứu theo từng chuyên đề cho học viên, có bài kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ thảo luận. Trong khi chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách tính điểm quá trình, các khoa cần thống nhất cơ chế khuyến khích thưởng điểm cho những học viên tích cực nghiêm túc tham gia các giờ thảo luận, các ý kiến có chất lượng, mang tính xây dựng cao. Danh sách này được tổng hợp chuyển về phòng Đào tạo và giáo viên chủ nhiệm để có cơ sở thưởng điểm hoặc đề nghị tuyên dương, khen thưởng khi hết khóa học.

Ba là, đối với nhà trường

Để giảng viên và học viên thực hiện tốt các phần giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, đặc biệt là nâng cao hiệu quả các giờ thảo luận rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà trường. Nhà trường tiếp tục cho các giảng viên tham dự khóa bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao về phương pháp giảng dạy tích cực. Nhà trường cần tăng cường dự giảng, tổng kết và nhân rộng điển hình những giảng viên có phương pháp và tổ chức các buổi thảo luận hiệu quả. Nhà trường cần bố trí số lượng học viên vừa đủ để giảng viên có thể triển khai các phương pháp tích cực trong giờ thảo luận, đồng thời tiếp tục trang bị phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, bảng lật, bảng ghim…ở tất cả các lớp học. Đồng thời, nhà trường cần sớm xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả học tập dựa trên thang điểm các bài kiểm tra và bài thi hết môn.

Có nhà giáo đã nói: Người học không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, mà bản thân họ là những ngọn đuốc cần được thắp lên. Khơi dậy hiệu quả tư duy, nhận thức của học viên, cùng họ nghiên cứu lý luận, vận dụng để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tế là mục tiêu quan trọng của chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính mà những người làm công tác giảng dạy tại trường chính trị phải thực hiện. Mục tiêu đó sẽ chỉ đạt được khi giảng lý thuyết và thảo luận hiệu quả./.

CỤ THỂ HÓA QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

ThS. VŨ NGỌC HOÀNG

Trưởng khoa lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Quy chế số 10/QC-HVCTQG ban hành kèm theo Quyết định số 22/HVCTQG ngày 03 tháng 11 năm 2008 viết tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa chương trình Trung cấp lý luận chính trị được hiểu là một bài viết ngắn gọn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của học viên, đơn vị công tác và giúp cho học viên vận dụng những kiến thức lý luận đã được học vào thực tiễn qua đó giảng viên, nhà trường đánh giá được chất lượng giảng dạy, học tập của học viên.

Như vậy viết tiểu luận có giá trị rất lớn giúp người viết tập hợp được từng khối kiến thức lý luận kết hợp với thực tiễn để xử lý những công việc cụ thể, do đó trong những năm vừa qua, Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định luôn định hướng cho giảng viên hướng dẫn học viên lựa chọn đề tài gắn với thực tiễn công việc của mình. Tuy vậy, thực trạng giảng viên hướng dẫn và học viên viết tiểu luận cũng đã xuất hiện một số hạn chế: Các khoa, giảng viên hướng dẫn không thống nhất, học viên viết liểu luận mang tính dập khuôn, tính lý luận nhiều hơn và thường kế thừa những tiểu luận có trước. Do đó, cụ thể hóa quy trình hướng dẫn viết tiểu luận trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính là vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng, hiệu của trong viết tiểu luận cuối khóa.

Một số quy trình cần phải làm để nâng cao chất lượng viết tiểu luận cho học viên như sau:

1. Giảng viên định hướng chọn đề tài và hướng dẫn

Tùy theo từng bộ môn, từng mảng của môn học do mình đảm nhận mà giảng viên có ý định chọn cho mình các đề tài hoặc cụm đề tài với tiêu chí quan trọng là phải đảm bảo gắn liền giữa lý luận và thực tế.

Lý luận tức là lý thuyết cơ sở của đề tài, là luận cứ quan trọng để triển khai đề tài, đồng thời cũng là mục đích chứng minh kiểm nghiệm bằng thực tiễn đúng đắn của lý luận, vì nếu không có lý luận thì không thể mở đường cho việc nghiên cứu, triển khai một đề tài, không có lý luận thì đề tài không có tính định hướng như vậy đề tài sẽ giảm tính thuyết phục.

Mặt khác, tính thực tế của đề tài đảm bảo vấn đề nghiên cứu gắn liền với thực tiễn sinh động đã, đang và sẽ diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thực tiễn là điều kiện quan trọng để minh họa vấn đề đặt ra trong đề tài. Đó là một chuỗi số liệu, dữ liệu thực tế ở nhiều thời điểm phục vụ cho phân tích sự việc, những vấn đề sai hay đúng, được hay mất, có hay không, hợp lý hay không hợp lý, thể hiện được hay chưa giữa lý luận và thực tiễn của cuộc sống.

Việc chọn đề tài, cụm đề tài hướng dẫn giúp cho giảng viên có điều kiện vạch ra cho mình nhiều hướng nghiên cứu về môn học do mình đảm nhận dưới nhiều góc độ cả về lý luận và thực tiễn.

2. Về việc phân đề tài cho học viên

Đứng trên nguyên tắc thì học viên không có quyền chọn đề tài, bởi vì tất cả các đề tài đưa ra đều nằm trong chương trình mà học viên đã được học. Nhưng thực tế việc phân đề tài cho học viên nếu nội dung phù hợp với điều kiện công tác chuyên môn của học viên thì họ sẽ dễ dàng nghiên cứu và đưa ra những lý luận sắc bén, những thực tế sinh động từ đó đưa ra những kiến nghị thực tế và nhiều biện pháp khả thi.

Theo tôi, có thể thực hiện cách phân đề tài như sau:

Các học viên được phân đều về các bộ môn hay từng mảng của bộ môn, mỗi bộ môn hay mảng bộ môn đó đã có giảng viên phụ trách hướng dẫn. Việc phân bổ đều học viên cho các bộ môn đó là việc phân bổ kiểu ngẫu nhiên theo từng tổ, nhóm song vẫn có thể căn cứ vào chuyên môn công tác của học viên.

- Đối với học viên có học lực đạt giỏi nên phân bổ ngẫu nhiên không căn cứ vào chuyên môn, nghề nghiệp.

- Đối với học viên có học lực khá nên căn cứ vào chuyên môn công tác của họ để phân bổ đề tài tạo điều kiện cho họ dễ dàng thực hiện đề tài.

=> Đây là sự kết hợp giữa phân bổ ngẫu nhiên và phân bổ có lựa chọn, trong đó phân bổ ngẫu nhiên là chủ yếu.

Chú ý: Việc phân bổ đề tài cho các giảng viên trong khoa phải trên cơ sở chuyên môn và đồng đều có đề tài hướng dẫn. Đó là điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, rèn luyện nâng cao trình độ, nhất là rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho bài giảng và hướng dẫn kế tiếp tốt hơn.

3. Các bước giảng viên cần làm khi hướng dẫn đề tài

Khi giảng viên được phân công hướng dẫn những học viên phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình thì sẽ tiếp tục triển khai việc hướng dẫn theo các bước sau:

Bước 1: Khi học viên nhận được đề tài thì học viên tự xây dựng tên đề tài sau đó viết đề cương chi tiết cho đề tài mình nghiên cứu.

Giảng viên có trách nhiệm xem xét tên đề tài, đề cương có hợp lý hay không cả về lý luận và thực tiễn cần sửa đổi bổ sung sao cho hợp lý và khoa học.

Cách làm này có những tác dụng tích cực sau:

- Học viên phải nghiên cứu để đưa ra vấn đề mà mình nghiên cứu, xây dựng một đề cương phù hợp, không sao chép, không phụ thuộc vào giảng viên đã vạch sẵn;

- Giảng viên: phải năng động suy nghĩ với những đề tài mà học viên đã chọn, buộc họ phải làm việc tích cực thì mới hướng dẫn được và không thấy đơn điệu với các đề tài lặp đi, lặp lại của mình.

Bước 2: Hướng dẫn học viên đi nghiên cứu thực tế để viết đề tài.

Khi giảng viên và học viên thông qua và thống nhất đề cương chi tiết thì học viên phải dành thời gian đi nghiên cứu thực tế để hoàn thành tiểu luận của mình sao cho lý luận và thực tế phải bám sát nhau không đề cao lý luận bỏ sót thực tiễn và ngược lại dùng thực tiễn để chứng minh cho lý luận. Phần này đòi hỏi học viên phải làm việc tích cực mới có hiệu quả cao.

Bước 3: Khi viết xong sơ bộ đề tài học viên phải gửi cho giảng viên bản thảo tiểu luận, giảng viên có nghĩa vụ phải đọc để nắm được bài viết của học viên trên các mặt sau: Bố cục đề tài, cách hành văn, cách phân tích giải quyết các vấn đề và cuối cùng là các giải pháp kiến nghị

Tóm lại: Đề tài phải đảm bảo tương xứng giữa 3 phần: lý luận chung, thực tiễn và giải pháp, kiến nghị

Bước 4: Khi giảng viên thông qua tiểu luận cho học viên cần nhận xét về tất cả mọi mặt đã đưa ra ở trên và giúp học viên chỉnh sửa những vấn đề cần thiết để tiểu luận có chất lượng cả về lý luận và thực tiễn sau đó trả cho học viên hoàn chỉnh lại.

Bước 5: Học viên nộp tiểu luận chính thức cho giảng viên.

Bước này chia làm 2 phần

- Giảng viên trực tiếp hướng dẫn là người chấm thứ nhất

- Và một giảng viên có chuyên môn là người chấm thứ hai. Nếu không thống nhất phải đưa ra Hội đồng khoa học của nhà trường cùng nghiên cứu, thống nhất và cuối cùng nộp điểm cho phòng Đào tạo tổng kết.

Tóm lại: Để nâng cao chất lượng học tập Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Trong đó có việc nâng cao chất lượng viết tiểu luận cuối khóa thì phụ thuộc vào nhiều khâu: từ khâu giảng viên định hướng, chọn đề tài, phân bổ đề tài, hướng dẫn đề tài, quá trình thực hiện đề tài đều phải làm có tính khoa học và trách nhiệm thì chất lượng tiểu luận mới tốt./.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.309

(*) Lê Duẩn - Trường Chinh hai nhà lý luận xuất sắc của cách mạng Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia - 2002.

[2] Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép: Yên Sinh Vương Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn, trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (vua Trần Nhân Tông) mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, Yên Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.

(Nguồn: Phòng Khoa học - Tháng 6//2016)
[ Trở về ]

Thông tin khác

Nội san tháng 11/2015
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Apartments, villas, houses for rent in Hanoi, Vietnam,
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7:
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com

Từ khóa » Nội San Quân đội