Nỗi Sợ Bức Xạ Còn Nguy Hiểm Hơn Bản Thân Bức Xạ | VINATOM
Có thể bạn quan tâm
- Tin tức
- Tin Tổng hợp
Nỗi sợ hãi về bức xạ ion hóa (hay bức xạ hạt nhân) đã ăn sâu trong tâm lý công chúng. Một phần vì các nguyên nhân lịch sử và một phần do tâm lý, chúng ta chỉ đơn giản giả định rằng bất kỳ tiếp xúc nào với bức xạ ion hóa đều là nguy hiểm. Liều lượng bức xạ không quan trọng. Bản chất của chất phóng xạ không quan trọng. Con đường tiếp xúc với bức xạ như qua da, do hít phải, hay do đường uống cũng không quan trọng. Bức xạ luôn được đồng nhất với Nguy hiểm và bằng tích số của nỗi Sợ hãi nhân với Thời gian (Radiation = Danger = Fear. Period).
Tuy nhiên sự thật lại là nguy cơ về sức khỏe gây ra bởi bức xạ ion hóa không hề lớn như người ta thường giả định. Thay vào đó, nỗi sợ hãi quá mức của chúng ta về bức xạ – hay còn gọi là nỗi ám ảnh về bức xạ (radiophobia) [1]- gây hại nhiều cho sức khỏe cộng đồng hơn là do chính bức xạ ion hóa. Và chúng ta biết tất cả những điều này từ một số sự kiện đáng sợ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại: các vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản và các vụ tai nạn hạt nhân tại Chernobyl và Fukushima.
Phần lớn những gì chúng ta hiểu về mối nguy hiểm về mặt sinh học thực sự của bức xạ ion hóa được dựa trên chương trình nghiên cứu chung của Nhật Bản và Hoa Kỳ, một chương trình được gọi là Nghiên cứu tuổi thọ (Life Span Study (LSS)) về những nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, đã và đang được tiến hành trong suốt 70 năm qua. Trong vòng bán kính 10 km của 2 vụ nổ bom nguyên tử, có 86.600 người sống sót – những người này ở Nhật Bản được gọi là hibakusha – và họ đã được theo dõi và so sánh với 20.000 người Nhật không tiếp xúc với bức xạ. Chỉ có 563 trong số những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử này đã chết sớm vì bệnh ung thư do bức xạ gây ra, cho thấy tỷ lệ tử vong tăng ít hơn 1%.
Trong khi hàng ngàn hibakusha nhận được liều bức xạ cực kỳ cao, nhiều người trong số họ đã bị phơi nhiễm với những liều trung bình hoặc thấp hơn, tuy vẫn còn cao hơn nhiều so với những nạn nhân của vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl hoặc Fukushima. Ở những liều trung bình hoặc thấp hơn, Chương trình LSS nói trên đã phát hiện ra rằng bức xạ ion hóa không làm tăng tỷ lệ của bất kỳ bệnh nào liên quan đến bức xạ trên mức bình thường trong số những người không bị phơi nhiễm. Nói cách khác, dù chúng ta không thể chắc chắn rằng những liều thấp hơn này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào, nhưng nếu có, chúng không gây ra tác hại đáng kể.
Và với bất kể liều lượng nào, Chương trình nghiên cứu LSS đã không tìm thấy bằng chứng cho thấy bức xạ hạt nhân gây ra tổn thương di truyền đa thế hệ. Không phát hiện được tổn thương di truyền nào ở con cái của các hibakusha nói trên.
Dựa trên những phát hiện này, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ước tính rằng số người chết vì ung thư do tai nạn hạt nhân Chernobyl gây ra có thể lên tới 4.000 người, chiếm 2/3 của 1% trong số 600.000 nạn nhân Chernobyl nhận liều bức xạ đủ cao đến mức đáng lo ngại. Đối với sự cố Fukushima làm rò rỉ ít chất phóng xạ hơn Chernobyl, Ủy ban khoa học Liên Hợp Quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) [3] dự đoán rằng “không có sự gia tăng rõ rệt nào về ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến bức xạ trong số những người bị phơi nhiễm hoặc con cháu của họ”.
Cả hai tai nạn hạt nhân đã chứng minh rằng nỗi sợ hãi về bức xạ gây tác hại nhiều cho sức khỏe hơn là bản thân bức xạ. Chính do nỗi lo lắng về bức xạ, nhưng bỏ qua (hoặc có lẽ chỉ là do không biết) kết quả nghiên cứu của chương trình LSS nói trên, 154.000 người trong khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã phải nhanh chóng sơ tán. Tờ Thời báo Nhật Bản cho biết rằng cuộc di tản này quá vội vã đến nỗi đã cướp đi sinh mạng của 1.656 người mà 90% số đó là những người già từ 65 tuổi trở lên. Trong khi đó, động đất và sóng thần chỉ gây ra cái chết của 1.607 người trong khu vực này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện rằng cuộc di tản Fukushima làm tăng tỷ lệ tử vong ở những người cao tuổi bị đưa vào những khu nhà tạm. Những người di tản mà cuộc sống của họ bị đảo lộn, sự kết nối với gia đình và xã hội bị cắt đứt, phải sống ở những nơi xa lạ trong những căn nhà tạm thiếu tiện nghi khiến cho họ phải chịu đựng các căn bệnh béo phì, bệnh tim, tiểu đường, nghiện rượu, cũng như sự trầm cảm, lo lắng và rối loạn, căng thẳng sau chấn thương nhiều hơn so với những người dân Nhật Bản nói chung. Chứng tăng động và các vấn đề khác đã tăng lên ở trẻ em, chẳng hạn như sự gia tăng bệnh béo phì trong các trẻ em ở Tỉnh Fukushima, vì chúng không được phép tập thể dục ngoài trời.
Dù rằng thảm họa hạt nhân Chernobyl đã làm thoát ra nhiều chất phóng xạ hơn tai nạn Fukushima, nhưng chính nỗi sợ hãi cho đến nay đã gây ra tổn hại nặng nề hơn rất nhiều cho sức khỏe con người. Năm 2006, UNSCEAR đã báo cáo: “Tác động lên sức khỏe tâm thần gây ra bởi tai nạn hạt nhân Chernobyl là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn nhất cho đến nay… Tỷ lệ trầm cảm tăng gấp đôi. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương đã lan rộng, nỗi lo lắng, tình trạng nghiện rượu và những suy nghĩ về tự tử tăng lên đáng kể. Người dân trong các khu vực bị ảnh hưởng đã đưa ra những đánh giá tiêu cực về sức khỏe và hạnh phúc của họ, cùng với … nỗi ám ảnh rằng họ sẽ có tuổi thọ ngắn hơn. Tuổi thọ của những người di tản đã giảm mạnh từ 65 xuống 58 năm. Mối lo về ảnh hưởng của bức xạ tới sức khỏe không thấy có dấu hiệu suy giảm mà thậm chí có thể đang lan rộng.
Môi trường tự nhiên xung quanh vụ tai nạn Chernobyl và Fukushima Daiichi cung cấp thêm bằng chứng cho thấy bức xạ ion hóa ít độc hại về mặt sinh học (less biologically harmful) hơn so với cách nghĩ thông thường. Kể cả khi đã có những người chết, các hệ sinh thái ở đây đang phát triển mạnh so với trước khi tai nạn. Các nhà sinh thái học bức xạ (một lĩnh vực nghiên cứu đã nở rộ sau sự cố Chernobyl) cũng báo cáo rằng trên thực tế bức xạ không gây tác hại gì đến hệ động vật và thực vật ở khu vực này.
Rủi ro từ chứng ám ảnh về bức xạ (radiophobia) vượt xa các tác động khác trong khu vực trung gian xung quanh tai nạn hạt nhân. Mặc dù bức xạ phát ra từ Fukushima không làm tăng các bệnh liên quan đến bức xạ, nhưng nỗi sợ bức xạ đã khiến Nhật Bản và Đức đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của họ. Ở cả hai quốc gia này, việc sử dụng khí tự nhiên và than đã tăng lên, làm gia tăng mức độ ô nhiễm bụi và phát thải khí nhà kính.
Cả hai quốc gia nói trên sẽ không đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tới năm 2020. Trên khắp châu Âu, nỗi sợ bức xạ đã khiến Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Áo, Thụy Điển và Thụy Sĩ áp dụng các chính sách trợ cấp nhiều hơn so với điện hạt nhân cho năng lượng mặt trời, gió và thủy điện như một phương tiện giảm phát thải khí nhà kính, mặc dù trên thực tế, hầu hết các chuyên gia về năng lượng và biến đổi khí hậu đều cho rằng các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục (intermitten) này là không đủ để giải quyết vấn đề. Tại Hoa Kỳ, 29 chính phủ tiểu bang đã trợ cấp tài chính cho điện gió và điện mặt trời, nhưng chỉ có ba sáng kiến ưu đãi cho điện hạt nhân, trong khi điện hạt nhân mới chính là nguồn năng lượng sạch hơn và đáng tin cậy hơn nhiều.
Nỗi sợ bức xạ có căn nguyên sâu xa. Nỗi sợ này bắt nguồn từ việc sử dụng vũ khí nguyên tử, và cuộc Chiến tranh Lạnh đã làm sâu sắc thêm mối quan ngại rằng những vũ khí này có thể được sử dụng một lần nữa. Thuyết môi trường [3] hiện đại được hình thành từ nỗi lo sợ bụi phóng xạ phát tán trong không khí do việc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân. Cả thế hệ chúng ta trên phim ảnh, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đều mô tả bức xạ hạt nhân như là “ông ba bị kinh khủng nhất” của công nghệ hiện đại. Về mặt tâm lý, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng ta lo lắng thái quá về những rủi ro mà chúng ta không thể phát hiện bằng các giác quan của mình, những rủi ro liên quan đến sự tổn hại nghiêm trọng hoặc bệnh ung thư, những rủi ro do chính con người tạo ra chứ không phải do thiên nhiên và những rủi ro gợi lên những ký ức kinh hoàng mỗi khi nhắc đến những cái tên Chernobyl hoặc Three Mile Island. Nỗi sợ hãi của chúng ta về bức xạ quả là sâu sắc, nhưng lẽ ra chúng ta thực sự nên sợ chính nỗi sợ hãi này.
Biên dịch và chú giải: Nguyễn Thị Yên Ninh, Ban Hợp tác quốc tế, Viện NLNTVN
Về tác giả:
David Ropeik là một giảng viên trong chương trình môi trường của Trường Đại học Mở rộng Harvard (Harvard Extension School), sống gần Boston, Massachusetts. Ông là một tác giả, chuyên gia tư vấn đồng thời là một diễn giả truyền thông công chúng chuyên về các chủ đề nhận thức, giao tiếp và quản lý rủi ro (risk perception, communication and management). Cuốn sách mới nhất của ông xuất bản năm 2010 là cuốn How Risky Is it, Really? Why Our Fears Don’t Always Match the Facts, nghĩa là Rủi ro thực sự như thế nào? Tại sao nỗi sợ hãi của chúng ta không luôn phù hợp với thực tế ?
Giải thích từ ngữ:
- Nỗi ám ảnh về bức xạ (Radiophobia) là nỗi sợ hãi đến mức ám ảnh về bức xạ ion hóa, đặc biệt là sự sợ hãi tia X. Mặc dù trong một số trường hợp, bức xạ có thể rất nguy hại (như bệnh ung thư do bức xạ và hội chứng bức xạ cấp tính), nhưng tác động của sự thiếu thông tin, sự thiếu hiểu biết hoặc kinh nghiệm đau thương có thể gây ra nỗi sợ hãi không cần thiết hoặc thậm chí không hợp lý. Thuật ngữ này cũng được sử dụng với ý nghĩa phi y tế (non-medical sense) để mô tả sự phản đối việc sử dụng công nghệ hạt nhân (hay điện hạt nhân) phát sinh từ những mối lo ngại bị cường điệu hóa đến mức lớn hơn nhiều so với rủi ro thực tế mà điện hạt nhân có thể mang lại.
– Hội chứng bức xạ cấp tính – Acute Radiation Syndrome (ARS) là một tập hợp các triệu chứng về sức khỏe xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với liều cao của bức xạ ion hóa. Hội chứng này cũng được gọi là ngộ độc bức xạ, bệnh phóng xạ và độc tính bức xạ.
- Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc về Tác động Bức xạ Nguyên tửviết tắt theo tiếng Anh là UNSCEAR (The United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation) là cơ quan Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm giám sát và công bố các báo cáo chính về các nguồn và tác động của bức xạ ion hóa. Ủy ban được thành lập theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1955.
- Thuyết môi trường (Environmentalism): i) thuyết cho rằng môi trường là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển hơn nhân tố di truyền, đặc biệt là phát triển văn hóa và tri thức của một cá nhân hay nhóm người; hoặc ii) thuyết ủng hộ việc bảo tồn, phục hồi và cải thiện môi trường tự nhiên.
THÔNG BÁO
Tuyển Nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2024
02/10/2024Chương trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ lần thứ VIII
25/09/2024Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công...
25/09/2024Lớp học Jined 2024 về công nghệ nhà máy điện hạt nhân
05/09/2024Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ...
20/08/2024Thông báo về Kết quả xét đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư cơ...
26/07/2024Thông báo số 2: Hội nghị KHCNHN cán bộ trẻ ngành NLNT lần thứ 8
19/07/2024Thông báo về Lịch các phiên họp đánh giá báo cáo tổng quan và năng lực ngoại ngữ của các...
04/07/2024Quyết định về việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng Giáo sư...
20/05/2024Thông báo về việc đề cử thành viên tham gia Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2024
13/05/2024ĐA PHƯƠNG TIỆN
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội
25/03/2024LIÊN KẾT WEBSITE
Chọn Website liên kếtChính phủCơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tếBộ Khoa học và Công nghệCục Năng lượng nguyên tửCục An toàn bức xạ &hạt nhânViện Nghiên cứu hạt nhânViện Khoa học và kỹ thuật hạt nhânViện Công nghệ xạ hiếmTrung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí MinhTrung tâm Đào tạo hạt nhânTrung tâm Đánh giá không phá hủyTrung tâm Chiếu xạ Hà NộiTrung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệpTrung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ Bản quyền thuộc về: Viện Năng lượng nguyên tử Việt NamĐịa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (024) 39422756 – Fax: (024) 39422625 Email: vanphongvien@vinatom.gov.vn, hq.vinatom@vinatom.gov.vn
Khách Online: 53
Lượt truy cập: 5784683
Từ khóa » Bức Xạ ảnh Hưởng đến
-
Phóng Xạ ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Sức Khỏe - VnExpress
-
Nhiễm Phóng Xạ Có Thể Gây Bệnh Gì? | Vinmec
-
Các Loại Bức Xạ ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Như Thế Nào? - Hànộimới
-
Phơi Nhiễm Và ô Nhiễm Phóng Xạ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguy Cơ Của Tia Xạ Trong Y Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tự Bảo Vệ Cho Mình Khỏi Bị Bức Xạ | US EPA
-
Phóng Xạ Trong Y Khoa ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Sức Khỏe?
-
Bức Xạ Nhiệt Là Gì? Ảnh Hưởng Của Bức Xạ Nhiệt Tới Sức Khỏe Con ...
-
Chuyên Gia Giải Thích: Bức Xạ điện Từ Có Gây Ung Thư Không | Medlatec
-
Chất Phóng Xạ Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Phóng Xạ Từ Tia X ảnh Hưởng Như Thế Nào Bạn đã Thật Sự Hiểu đúng?
-
Tác Dụng Sinh Học Của Bức Xạ Ion Hóa
-
Ô NHIỄM PHÓNG XẠ: NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI ...
-
Những Ai Có Nguy Cơ Bị Nhiễm Xạ? - Thông Tin Hoạt động