Nội Soi Bao Tử Phát Hiện Nhiều Bệnh Lý Dạ Dày Nguy Hiểm | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Nội soi bao tử, hay thường được gọi với cái tên phổ biến hơn là nội soi dạ dày, là kỹ thuật thăm dò chức năng được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp nội soi này giúp phát hiện nhiều bệnh lý đường tiêu hóa trên, trong đó có viêm loét dạ dày, vi khuẩn HP, polyp dạ dày, ung thư dạ dày,… Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết về khả năng chẩn đoán của phương pháp nội soi này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Thế nào là nội soi bao tử?
- 2. Các trường hợp được chỉ định nội soi dạ dày
- 3. Nội soi bao tử giúp phát hiện những bệnh lý nào?
- 3.1. Bệnh viêm dạ dày
- 3.2. Nội soi bao tử chẩn đoán bệnh loét dạ dày
- 3.3. Phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (HP dạ dày)
- 3.4. Polyp dạ dày
- 3.5. Trào ngược dạ dày – thực quản
- 3.6. Nội soi bao tử phát hiện xuất huyết dạ dày
- 3.7. Ung thư dạ dày
- 3.8. Phát hiện dị vật đường tiêu hóa trên
1. Thế nào là nội soi bao tử?
Đây là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến thực quản – dạ dày – tá tràng. Phương pháp này sử dụng thiết bị quan sát đặc biệt là một ống nội soi mềm có gắn đèn và camera. Ống nội soi sẽ được được qua đường miệng hoặc đường mũi để quan sát trực tiếp bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng.
Nhờ hình ảnh thu được từ camera phát trực tiếp lên màn hình vi tính, bác sĩ có thể quan sát rõ nét bên trong đường tiêu hóa trên. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường (nếu có) và đưa ra chẩn đoán chính xác. Thêm vào đó, nội soi dạ dày còn hỗ trợ can thiệp điều trị một số vấn đề đường tiêu hóa trên như: lấy dị vật, cầm máu, cắt polyp, nong hẹp,…
2. Các trường hợp được chỉ định nội soi dạ dày
Những đối tượng sau cần thực hiện nội soi dạ dày càng sớm càng tốt:
– Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày hoặc những bệnh lý dạ dày mạn tính.
– Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn), nóng rát thượng vị.
– Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng; cảm thấy buồn nôn và nôn.
– Có triệu chứng khó nuốt, nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau; ho, viêm họng kéo dài.
– Đau ngực (không phải do nguyên nhân tim mạch), cảm giác trào ngược thức ăn.
– Ăn chậm tiêu, sụt cân nhanh dù vẫn ăn uống đầy đủ.
– Nôn ra máu, đi ngoài phân đen; thiếu máu, thiếu sắt không rõ lý do.
– Những người có nhu cầu nội soi dạ dày để tầm soát ung thư đường tiêu hóa trên.
Ngoài ra, những người khỏe mạnh bình thường đều có thể đăng ký nội soi để kiểm tra sức khỏe dạ dày. Đây là việc làm cần thiết và nên thực hiện định kỳ để kiểm soát tốt nhất các vấn đề, bệnh lý tiêu hóa.
3. Nội soi bao tử giúp phát hiện những bệnh lý nào?
So với chụp X-quang hay siêu âm, nội soi dạ dày có độ chính xác cao hơn trong phát hiện các bất thường tại đường tiêu hóa trên. Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ quan sát được các tổn thương dù là nhỏ nhất. Thêm vào đó, độ chính xác của kết quả chẩn đoán còn được nâng cao hơn nữa nhờ thủ thuật sinh thiết làm xét nghiệm mô bệnh học.
Cụ thể, nội soi dạ dày giúp chỉ điểm các bệnh lý đường tiêu hóa như sau:
3.1. Bệnh viêm dạ dày
Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng, tấy đỏ. Hình ảnh này sẽ được camera trên ống soi ghi lại giúp bác sĩ phát hiện bệnh. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ ở thể cấp tính hoặc kéo dài thành mạn tính.
Người bệnh viêm dạ dày thường có triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi. Nếu được phát hiện sớm, bệnh sẽ không gây nguy hiểm và niêm mạc dạ dày sẽ hồi phục nhanh chóng sau điều trị.
Tuy nhiên, viêm dạ dày nếu không được xử trí kịp thời sẽ là tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc trầm trọng hơn là ung thư dạ dày. Nguy cơ biến chứng đặc biệt cao nếu nguyên nhân gây viêm đến từ vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày.
3.2. Nội soi bao tử chẩn đoán bệnh loét dạ dày
Tổn thương hở tại niêm mạc dạ dày được gọi là các vết loét. Khi bệnh diễn tiến nặng, tổn thương sẽ bào mòn dạ dày, vết loét ăn sâu vào lớp mô hay phần cơ dưới niêm mạc. Loeys dạ dày có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.
Khi dạ dày có ổ loét, người bệnh có thể gặp phải những cơn đau âm ỉ theo chu kỳ, nhất là khi đói. Những cơn đau sẽ tăng tần suất và diễn tiến phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
3.3. Phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (HP dạ dày)
HP là loại vi khuẩn nguy hiểm đối với dạ dày tuyệt đối không thể chủ quan. Chúng là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày và có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, vi khuẩn HP sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của lớp niêm mạc, từ đó khiến dạ dày bị tổn thương do chính acid dịch vị.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày. Người bệnh có thể thực hiện test hơi thở, nội soi bao tử, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu. Trong đó, nội soi là lựa chọn thường được ưu tiên sử dụng do phương pháp này có thể kết hợp sinh thiết lấy mẫu mô để phục vụ cho quá trình điều trị.
3.4. Polyp dạ dày
Các khối tế bào tăng sinh hình thành ở lớp lót bên trong dạ dày được gọi là polyp. Hầu hết chúng đều là những khối u lành tính không đáng quan ngại. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý thăm khám kịp thời và chủ động theo dõi để đề phòng biến chứng. Một số loại polyp dạ dày có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong tương lai.
Giai đoạn đầu khi mắc polyp dạ dày người bệnh thường không gặp các triệu chứng đặc hiệu, rõ ràng. Khi polyp tăng kích thước và lan rộng, các dấu hiệu như đau bụng, nóng rát ở bụng, nôn mửa, đi ngoài ra máu,… có thể xuất hiện.
3.5. Trào ngược dạ dày – thực quản
Đây là tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của acid dạ dày lên thực quản. Ợ chua, ợ nóng, đau ngực, hôi miệng, khó thở, nôn mửa,… là những biểu hiện thường gặp của chứng trào ngược.
Trào ngược kéo dài có thể khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương. Điều này dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: viêm loét, hẹp thực quản, barrett thực quản hoặc nặng hơn là ung thư thực quản.
3.6. Nội soi bao tử phát hiện xuất huyết dạ dày
Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng chảy máu bên trong dạ dày. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và tiến triển rất nhanh, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Do đó, người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh (như nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu không rõ nguyên nhân…) và được can thiệp điều trị kịp thời. Nội soi dạ dày chính là giải pháp cấp cứu xuất huyết dạ dày nhanh chóng và hiệu quả nhất.
3.7. Ung thư dạ dày
Với bệnh lý này, các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày bị đột biến và tăng sinh không kiểm soát. Các tế bào ác tính này xâm lấn các mô ở gần cũng như ở xa qua hệ thống bạch huyết. Trong các bệnh lý ung thư nói chung, ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong rất cao.
Nội soi bao tử kết hợp sinh thiết tế bào giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý ung thư dạ dày. Đặc biệt, công nghệ NBI 5P tiên tiến là bước tiến trong nội soi tiêu hóa, giúp phát hiện sớm ung thư ngay từ khi còn khu trú dưới lớp niêm mạc.
3.8. Phát hiện dị vật đường tiêu hóa trên
Nội soi dạ dày còn giúp bác sĩ quan sát được các dị vật tại thực quản, dạ dày và tá tràng. Hơn thế nữa, phương pháp này còn cho phép loại bỏ các dị vật khỏi đường tiêu hóa, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Các bệnh lý về thực quản – dạ dày – tá tràng (trong đó có ung thư) nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Vì vậy, mỗi người cần nội soi dạ dày định kỳ để tầm soát bệnh lý đường tiêu hóa trên, kể cả khi không có các triệu chứng bất thường.
Từ khóa » Hình ảnh Nội Soi Dạ Dày Bị Loét
-
Hình ảnh Nội Soi Viêm Dạ Dày Và Dạ Dày Bình Thường | Vinmec
-
TOP 4 Hình ảnh Nội Soi Dạ Dày Khiến Bạn Phải "rùng Mình" - Mediplus
-
Hình ảnh Nội Soi Viêm Dạ Dày Và Dạ Dày Bình Thường
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nội Soi Dạ Dày Phát Hiện 8 Bệnh Lý Cực Kỳ Nguy Hiểm
-
Hình ảnh Nội Soi Dạ Dày | TCI Hospital
-
Nội Soi Chẩn đoán Loét Dạ Dày Và Những Thông Tin ít Người Biết
-
TOP 15 Hình ảnh Viêm Hang Vị Dạ Dày Khiến Bạn RÙNG MÌNH
-
Bệnh Viêm Loét Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Bạn đã Nhìn Thấy Dạ Dày Qua Nội Soi Bao Giờ Chưa? - YouTube
-
PHÂN BIỆT VIÊM DẠ DÀY VÀ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
-
Nội Soi Dạ Dày Những điều Cần Biết
-
Nội Soi Dạ Dày Không đáng Sợ Như Nhiều Người Suy Nghĩ
-
Khi Nào Cần Nội Soi Dạ Dày?