Nội Soi Dạ Dày Khi Nào? Có Đau Không? Quy Trình Thực Hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện những bệnh lý mà dạ dày đang mắc phải. Nội soi dạ dày thường không đau đớn khó chịu, tuy nhiên có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để biết thêm về quy trình thực hiện, những rủi ro có thể xảy ra,…

Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp được áp dụng để kiểm tra dạ dày, giúp sớm phát hiện bệnh lý ở cơ quan này

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể nói chung và của hệ thống tiêu hóa nói riêng. Dạ dày (hay còn gọi là bao tử) là một túi lớn trong khoang bụng, nối liền thực quản với tá tràng. Dạ dày có chức năng chứa thức ăn, nghiền nhuyễn thức ăn, tiết ra dịch vị giúp thức ăn dễ dàng được tiêu hóa hơn. Nhờ có dạ dày nghiền nát và xử lý, khi thức ăn di chuyển xuống ruột non, ruột non dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Trong xã hội hiện đại, con người thường xuyên phải đối diện với nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong số đó, có những căn bệnh về dạ dày. Hiện nay, các bệnh liên quan đến dạ dày thường hay gặp là: viêm đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, polyp dạ dày, ung thư dạ dày,…

Nội soi dạ dày là một thủ thuật trong hoạt động kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa camera vào bên trong dạ dày và quan sát dạ dày qua màn hình bên ngoài. Đây là một trong những phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý về dạ dày mà người bệnh đang mắc phải.

Người bệnh chỉ được chỉ định nội soi dạ dày khi có những dấu hiệu của bệnh dạ dày. Một số dấu hiệu của bệnh lý dạ dày là:

  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Đau bụng;
  • Đau dạ dày khi ăn no;
  • Đau rát thượng vị;
  • Khó nuốt;
  • Đi ngoài ra máu;
  • Trào ngược dạ dày;
  • Ợ hơi, ợ chua;
  • Thấy có những dấu hiệu bất thường ở dạ dày qua phim chụp X quang.

Khi người bệnh có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện xét nghiệm nội soi dạ dày, tìm ra những tổn thương trong dạ dày để điều trị dứt điểm.

Khi nào cần nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý về dạ dày mà người bệnh đang mắc phải.

Những phương pháp nội soi dạ dày hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều máy móc và phương pháp để thực hiện nội soi dạ dày. Một số phương pháp nội soi phổ biến là:

  • Nội soi qua đường miệng: Bác sĩ sẽ dùng ống soi mềm, nhỏ, có đường kính khoảng 1cm để đưa vào dạ dày, thực quản qua đường miệng. Ống soi có gắn camera, giúp bác sĩ quan sát tình trạng tổn thương trong dạ dày.
  • Nội soi qua đường mũi: Bác sĩ dùng một sống nội soi mềm, có đường kính nhỏ hơn ống nội soi đường miệng. Chiếc ống nội soi đường mũi có đường kính khoảng vài milimet, đưa vào thực quản dạ dày qua đường mũi. Phương pháp này không thích hợp áp dụng đối với người bệnh bị hẹp khe mũi hoặc mắc một số bệnh lý ở mũi.
  • Nội soi dạ dày gây mê: Người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây mê trong một quãng thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào dạ dày qua đường miệng để quan sát. Sau khi bác sĩ hoàn thành, người bệnh sẽ tỉnh dậy ngay. Phương pháp này có chi phí cao và thuốc gây mê có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi nội soi.

Nội soi dạ dày có đau không?

Các thiết bị nội soi dạ dày hiện đại thường được thiết kế với nhiều cải tiến, an toàn và hạn chế gây đau đớn, khó chịu cho người dùng. Tuy nhiên, một số rủi ro người bệnh vẫn có thể gặp phải khi nội soi là:

  • Đối với phương pháp nội soi qua đường miệng: Buồn nôn (do ống nội soi kích thích lưỡi gà, thực quản), đau rát họng sau khi nội soi, đầy hơi, tức bụng;
  • Đối với phương pháp nội soi qua đường mũi: cảm giác khó chịu khoang mũi trong quá trình nội soi;
  • Đối với phương pháp nội soi gây mê: Người bệnh không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, sau nội soi, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như: mệt mỏi, choáng váng, buồn ngủ,…

Người bệnh thực hiện nội soi cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng. Trong quá trình thực hiện nội soi, người bệnh cần ra hiệu cho bác sĩ biết nếu cảm thấy đau đớn. Bác sĩ sẽ thao tác nhẹ nhàng hơn, tránh gây đau, tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa của người bệnh.

Nội soi dạ dày có đau không
Hiện nay nội soi dạ dày đã hiện đại hơn, rất an toàn và hạn chế gây đau đớn cho người bệnh

Quy trình thực hiện nội soi dạ dày

Quy trình nội soi bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: [Chuẩn bị] Người bệnh sẽ được bác sĩ khám sức khỏe, căn dặn tạm ngưng dùng các loại thuốc uống và nhịn ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Người bệnh tuân thủ thực hiện theo những chỉ dặn của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày vào buổi sáng đầu ngày. Vì khi ấy, dạ dày hoàn toàn rỗng, thức ăn sau một đêm đã được tiêu hóa hoàn toàn.
  • Bước 2: [Tiến hành] Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch nếu thực hiện nội soi có gây mê.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ gắn một số thiết bị vào mũi, ngực của người bệnh để theo dõi nhịp thở, theo dõi nhịp tim, huyết áp;
  • Bước 4: Bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Bác sĩ đưa ống nội soi vào cơ thể người bệnh qua đường miệng hoặc đường mũi.
  • Bước 5: Bác sĩ bơm thêm một lượng oxy vào dạ dày của người bệnh để làm căng phồng ống tiêu hóa, giúp cho ống nội soi di chuyển dễ dàng hơn. Bác sĩ điều khiển ống nội soi để quan sát mọi ngóc ngách trong dạ dày bệnh nhân.
  • Bước 6: Sau khi nội soi xong, bác sĩ nhẹ nhàng rút ống nội soi ra. Người bệnh có thể súc miệng và nằm nghỉ ngơi trong chốc lát.
  • Bước 7: Bác sĩ cho người bệnh biết kết quả nội soi, chẩn đoán bệnh và đề ra phương pháp điều trị.

Thời lượng của quá trình nội soi thường diễn ra trong vòng 20 phút.

Xem thêm: Nội Soi Dạ Dày Mất Bao Lâu Thì Xong Và Có Kết Quả

Biến chứng sau khi nội soi dạ dày

Ngoài những cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện nội soi (như đau rát họng, buồn nôn,…), người bệnh có thể còn phải đối diện với một số rủi ro biến chứng sau khi thực hiện nội soi dạ dày.

Một số biến chứng thường gặp là:

  • Tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa, dẫn đến đau rát, khó chịu;
  • Nhiễm trùng;
  • Rách đường tiêu hóa trên hoặc thủng đường tiêu hóa trên: bác sĩ sẽ cấp cứu bằng cách phẫu thuật khâu lỗ thủng lại;
  • Sốt;
  • Nôn mửa;
  • Đau bụng;
  • Đau rát họng, khó nuốt;
  • Đau ngực;
  • Mệt mỏi, bần thần (tác dụng phụ của thuốc gây mê);
  • Phân có màu sậm.

Sau khi thực hiện nội soi, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng, những cơn đau bất thường, người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Biến chứng sau khi nội soi dạ dày
Sau khi nội soi, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng. Hãy khai báo cho bác sĩ biết những triệu chứng khó chịu mà bạn gặp phải.

Tóm lại, nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện ra những tổn thương, những bệnh lý của dạ dày. Với những cải tiến về thiết bị, tay nghề bác sĩ ngày càng được nâng cao, nội soi bao tử thường không gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị buồn nôn, đau rát cổ họng sau khi nội soi,…

Có thể bạn quan tâm:

  • Các Phương Pháp Nội Soi Dạ Dày Không Đau & Chi Phí Thực Hiện
  • Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Từ khóa » Nội Soi Bao Tử Có đau Không