Nội Soi Dạ Dày Là Gì Và Các Vấn đề Liên Quan | TCI Hospital

Nội soi dạ dày là một thủ thuật thăm dò phần trên của hệ thống tiêu hóa, bao gồm các cơ quan thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn đèn chiếu sáng và một camera nhỏ qua đường mũi hoặc miệng đến thực quản vào tới dạ dày, tá tràng của người bệnh. Hình ảnh sẽ được camera chụp lại, qua đó giúp cho bác sĩ dễ dàng phát hiện tổn thương bất thường của ống tiêu hóa để chẩn đoán sớm và đánh giá chính xác bệnh lý liên quan tới dạ dày, hệ tiêu hóa mà bệnh nhân đang mắc phải.

Chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa bằng nội soi dạ dày mang tới độ chính xác cao hơn so với các phương pháp khác như siêu âm hay chụp X-quang. Ngoài chẩn đoán bệnh lý, nội soi dạ dày còn được dùng để điều trị xuất huyết tiêu hóa, lấy các dị vật ống tiêu hóa, mẫu mô sinh thiết (để xét nghiệm mô bệnh học trong các trường hợp nghi ngờ bệnh nhân ung thư hoặc đánh giá người bệnh có nhiễm HP không).

các phương pháp nội soi

Chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa bằng nội soi dạ dày mang tới độ chính xác cao

2. Đối tượng nào nên thực hiện nội soi dạ dày?

Đối tượng thường được chỉ định thực hiện nội soi dạ dày có thể kể đến như:

– Người đang gặp các triệu chứng bất thường ở bên trong cơ thể như: bị buồn nôn, nôn, đau  vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu,…

– Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính hoặc viêm dạ dày ở mức độ nhẹ và trung bình. Đối với người bệnh bị viêm dạ dày mạn tính nên tiến hành nội soi định kỳ 2 lần/năm.

– Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia cũng nên tiến hành nội soi để giúp kiểm tra tình trạng bệnh.

– Người có người thân từng bị mắc các bệnh lý về dạ dày, ví dụ như ung thư dạ dày cũng nên thực hiện nội soi.

– Ngoài ra, những người muốn tầm soát để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày – thực quản cũng có thể thực hiện nội soi.

Từ khóa » Chẩn đoán Ktpk Là Gì