Nội Soi đại Tràng Là Gì? Bạn Cần Biết Gì Và Cần Chuẩn Bị Gì?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Chẩn đoán hình ảnh

Nội soi đại tràng là gì? Bạn cần biết gì và cần chuẩn bị gì? 29/01/2021 - 09:36 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Phạm Thị Giang Bác sĩ

Phạm Thị Giang

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh1900 55 88 92Đặt lịch khám

Nội soi đại tràng là gì là một thủ tục ngoại trú phổ biến cho phép bác sĩ kiểm tra ruột già để tìm các tổn thương, polyp hoặc ung thư. Đồng thời nội soi cũng đánh giá các triệu chứng như đau bụng và chảy máu đại trực tràng. Độ tuổi mà bạn cần thực hiện khám nội soi đại tràng khác nhau. Nhưng hầu hết mọi người nên khám nội soi đại tràng cơ bản ở tuổi 50 trở đi.

1. Tổng quát

1.1 Định nghĩa nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một thủ tục ngoại trú được thực hiện để kiểm tra bên trong ruột già (đại tràng và trực tràng).

Nội soi đại tràng là một thủ tục ngoại trú được thực hiện để kiểm tra bên trong ruột già (đại tràng và trực tràng). Việc kiểm tra sử dụng một dụng cụ gọi là ống soi đại tràng (đôi khi được gọi là ống soi). Dụng cụ linh hoạt này rất dài và bao gồm một camera đồng thời có khả năng loại bỏ mô. Nội soi thường được sử dụng để đánh giá các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như chảy máu, đau bụng hoặc thay đổi thói quen đi tiêu (mức độ thường xuyên đi tiêu, mức độ dễ dàng đi tiêu, màu sắc và độ đặc của phân).

1.2 Mục đích thực hiện nội soi đại tràng là gì?

Nội soi có thể được thực hiện để tầm soát ung thư đại trực tràng và các vấn đề khác. Việc kiểm tra có thể giúp bác sĩ của bạn xác định các vấn đề sau:

– Tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh ung thư và các vấn đề khác trong đường tiêu hóa

– Tìm ra nguyên nhân của những thay đổi không giải thích được trong thói quen đi đại tiện

– Đánh giá các triệu chứng đau bụng hoặc chảy máu đường tiêu hóa (nôn máu, đi ngoài phân đen, …)

– Tìm lý do giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Tìm nguyên nhân gây táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy kéo dài

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ ước tính rằng 90% polyp hoặc các khối u có trong ống tiêu hóa được phát hiện qua nội soi. Như vậy, nội soi có thể được sử dụng để phát hiện nhiều loại tình trạng khác nhau. Nội soi đại trực tràng được thực hiện để kiểm tra polyp hoặc ung thư đại trực tràng. Loại bỏ polyp sớm có nghĩa là giúp chúng không biến thành ung thư. Một số người ngại nội soi đại tràng do xấu hổ hoặc ngại công đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên các cơ sở y tế hiện nay đều tôn trọng sự riêng tư của bạn trong toàn bộ quy trình.

2. Thời điểm thực hiện nội soi đại tràng

trả lời nội soi đại tràng là gì

Nếu bạn có nhiều nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, bạn có thể cần các thủ thuật thường xuyên hơn.

Sự phát triển của polyp trong đại tràng hoặc trực tràng là phổ biến ở người lớn và thường vô hại. Nhưng một số polyp – được gọi là u tuyến, theo thời gian có thể biến thành ung thư. Trong quá trình nội soi, khi một hoặc hai khối u tuyến nhỏ này được loại bỏ, bạn có nguy cơ tiến triển ung thư thấp trong ít nhất 5 năm. Vì vậy, hầu hết mọi người cần kiểm tra mỗi mười năm một lần. Chỉ một số ít bị polyp lớn hơn, nghiêm trọng hơn có thể cần kiểm tra thường xuyên hơn 5 năm một lần. Thậm chí, một số người đang điều trị bệnh thì nên thực hiện nội soi đại tràng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Một số khuyến cáo cụ thể từ các tổ chức trên thế giới

Các chuyên gia của trường đại học American khuyến nội soi đại tràng 3 đến 5 năm một lần cho những người đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

– 50 đến 75 tuổi

– Có nguy cơ ung thư đại trực tràng trung bình.

– Lớn hơn 10 tuổi

Tổ chức Medicine Journal đề nghị một nội soi cho những người đáp ứng tất cả các tiêu chí:

– 50 đến 79 tuổi

– Có nguy cơ ung thư đại trực tràng trung bình

– Có ít nhất 3% nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng trong 15 năm

Nếu bạn có nhiều nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, bạn có thể cần các thủ thuật thường xuyên hơn. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), những người có thể cần được tầm soát thường xuyên từ 1 đến 3 năm một lần bao gồm:

– Những người đã cắt bỏ polyp trong lần nội soi trước đó

– Những người có tiền sử ung thư đại trực tràng

– Những người có tiền sử gia đình bị ung thư đại -trực tràng.

– Những người bị bệnh viêm ruột (IBD)

3. Những yếu tố nguy cơ của nội soi đại tràng

Vì nội soi đại tràng là một thủ tục thường quy nên xét nghiệm này thường có rất ít tác dụng phụ. Trong đại đa số các trường hợp, lợi ích của việc phát hiện các vấn đề và bắt đầu điều trị vượt xa nguy cơ biến chứng từ nội soi.

Tuy nhiên, có một số biến chứng hiếm gặp bao gồm:

– Chảy máu từ vị trí sinh thiết nếu đã thực hiện sinh thiết

– Một phản ứng tiêu cực (dị ứng/ quá mẫn, …) với thuốc an thần đang được sử dụng

– Một vết rách ở thành trực tràng hoặc đại tràng (thủng)

4. Những việc cần chuẩn bị cho cuộc nội soi đại tràng

Chế độ ăn chuẩn bị nội soi đại tràng là gì?

Chế độ ăn chuẩn bị nội soi đại tràng.

Việc chuẩn bị thường được thực hiện chỉ một ngày trước khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn bắt đầu chế độ ăn lỏng từ một đến ba ngày trước đó. Mục đích để đảm bảo mọi thứ trong ruột được làm sạch. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đi tiêu (chuẩn bị đi tiêu). Bạn phải có một chế độ ăn uống lỏng trong 24 đến 72 giờ trước khi làm thủ thuật.

Chế độ ăn uống chuẩn bị ruột cho nội soi đại tràng điển hình bao gồm:

– Nước uống, các loại nước dùng

– Cà phê hoặc trà đơn giản (nhưng tốt nhất nên hạn chế các đồ uống có tính kích thích)

– Nước trái cây không bã

Bạn cần đảm bảo không uống bất kỳ chất lỏng nào có chứa chất nhuộm màu đỏ hoặc tím. Vì chúng có thể làm nhầm lẫn màu đại tràng của bạn trong quá trình nội soi.

5. Thời gian phục hồi sau nội soi đại tràng

Sau khi nội soi, hầu hết mọi người trở lại làm việc và “cuộc sống bình thường” trong vòng 24 giờ. Hoặc sau khi thuốc an thần hết tác dụng. Bạn nên hạn chế đi máy bay trong 48 giờ sau khi làm thủ tục.

Kết luận

Nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng tổng thể trong đời của bạn là 1/20. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính có hơn 100.000 chẩn đoán mới về ung thư đại tràng và hơn 40.000 trường hợp mới mắc ung thư trực tràng. Trong số những người được chẩn đoán, hơn 51.000 người dự kiến sẽ tử vong vì căn bệnh ung thư có thể phòng ngừa và điều trị này. Do đó, tầm soát ung thư đại trực tràng là vô cùng quan trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ: Từ khóa: dinh dưỡng nội soi đại tràngnội soi đại tràngNội soi đại tràng gây mêBài viết liên quan
  • Những điều cần biết về phương pháp nội soi đại tràng

    Những điều cần biết về phương pháp nội soi đại tràng

    Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến và có hiệu quả cao nhất trong việc tầm...

  • Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư

    Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư

    Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến,...

  • Mổ nội soi đại tràng và những điều cần biết

    Mổ nội soi đại tràng và những điều cần biết

    Mổ nội soi đại tràng là phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Kỹ thuật này...

  • Nội soi đại tràng có đau không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

    Nội soi đại tràng có đau không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

    Thông qua nội soi đại tràng, bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân của các triệu chứng...

  • Thực hiện nội soi đại tràng mất bao lâu có kết quả?

    Thực hiện nội soi đại tràng mất bao lâu có kết quả?

    Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả nhất để phát hiện những...

  • Nội soi đại tràng gây mê và những điều cần biết

    Nội soi đại tràng gây mê và những điều cần biết

    Để phát hiện ra những tổn thương bất thường hay thực hiện tầm soát ung thư đại tràng...

Câu hỏi liên quan
  • Chụp CT và MRI có gì khác nhau?

  • Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?

  • Cần lưu ý gì trước khi nội soi dạ dày?

  • Đo chức năng hô hấp có ý nghĩa gì?

  • Siêu âm tim phát hiện các bệnh lý nào?

Tin tức mới
  • Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?

    Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?

    Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại mang…
  • Từ A – Z thông tin về máy chụp MRI

    Từ A – Z thông tin về máy chụp MRI

    Máy chụp MRI hay còn được gọi là máy chụp cộng hưởng từ MRI, là một trong những…
  • Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư

    Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư

    Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến,…
  • Lưu ý khi thực hiện chụp cắt lớp ổ bụng

    Lưu ý khi thực hiện chụp cắt lớp ổ bụng

    Chụp cắt lớp ổ bụng hay còn gọi là chụp CT ổ bụng là kĩ thuật chẩn đoán…
  • Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ toàn thân

    Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ toàn thân

    Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới nhất giúp phát hiện các dấu…
  • 3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản

    3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản

    Nội soi phế quản là một trong những phương pháp quan trọng trong việc giúp hỗ trợ, chẩn…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Nội Soi đại Tràng