Nội Soi đại Trực Tràng Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Nội soi đại tràng là gì?
Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, nơi hình thành và chứa đựng phân trước khi đưa ra ngoài. Các thành phần của đại tràng bao gồm: manh tràng, đại tràng phải, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn.
Soi đại tràng là kỹ thuật đưa ống soi mềm qua hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát toàn bộ niêm mạc đại trực tràng.
2. Tại sao phải nội soi đại tràng?
2.1. Để chẩn đoán:
- Phát hiện viêm, loét ở đại trực tràng do vi khuẩn, do lao, do nấm, …
- Phát hiện một số bệnh có tính chất gia đình, bệnh tự miễn: Polypose, viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh crohn;
- Phát hiện và thực hiện sinh thiết chẩn đoán với u, polype, ung thư đại trực tràng;
- Chẩn đoán trĩ và các giai đoạn của trĩ.
2.2. Điều trị và theo dõi điều trị:
- Cắt polype đại tràng để phòng biến chứng ung thư và chảy máu.
- Thắt, tiêm cầm máu trĩ, …
3. Những ai nên nội soi đại tràng?
3.1. Soi đại tràng chẩn đoán
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng.
- Có rối loạn đại tiện:
+ Đi ngoài phân đen (soi dạ dày bình thường);
+ Tiêu chảy kéo dài chưa rõ nguyên;
+ Tiêu chảy cấp tính;
+ Táo bón, khuôn phân bất thường (dẹt hình lá lúa, phân nhão có lẫn máu…).
- Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn.
- Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
- Chảy máu thấp chưa rõ nguyên nhân.
- Soi kiểm tra định kỳ bệnh nhân có polype, ung thư đại tràng.
- Sút cân.
3.2. Soi đại tràng theo dõi
- Sau cắt polype, nếu polype lành tính, soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm 1 lần.
- Bệnh nhân viêm đại tràng có loạn sản nặng.
Do tỷ lệ bị ung thư đại tràng khá cao ở nước ta nên tất cả những người trên 45 tuổi đều nên soi tầm soát ung thư từ 1-3 năm một lần.
4. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì khi nội soi?
- Trước khi soi: bệnh nhân cần chuẩn bị sạch phân trước soi theo 1 trong 2 cách sau: + Uống Fortran 3 gói pha với 3 lít nước trong vòng 2-3 tiếng, đi ngoài 6-7 lần (hoặc nhiều hơn) đi lần cuối cùng ra nước trong hoặc màu vàng nhạt, không còn cặn thì nội soi được. + Hoặc uống 1 lọ Fleet phospho - soda 45ml pha với 200ml nước, uống từ từ trong 5 đến 10 phút (có thể cho thêm đường cho dễ uống). Sau đó uống 3 lít nước trong 3 tiếng, đi ngoài 6-7 lần (hoặc nhiều hơn) đi lần cuối cùng ra nước trong hoặc màu vàng nhạt, không còn cặn thì nội soi được.
- Trong khi soi: cần tin tưởng và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế để cuộc soi được diễn ra nhanh chóng và giảm đau.
Lưu ý: - Nếu trong quá trình uống thuốc mà bị nôn thì cần liên lạc với nhân viên y tế để được hướng dẫn. - Nếu sau khi uống đủ thuốc theo hướng dẫn mà vẫn chưa đi ngoài được hoặc đi ngoài ít thì cần liên lạc với nhân viên y tế để được hướng dẫn hoặc được nhận sự trợ giúp của nhân viên y tế. - Chỉ nên thực hiện cuộc soi khi đã đảm bảo khung đại tràng được làm sạch (mới quan sát và phát hiện được tổn thương).
5. Nội soi đại tràng thực hiện như thế nào?
Hình ảnh nội soi đại trực tràng.
- Lúc đầu bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Máy soi đi qua hậu môn và dần dần đi sâu vào các đoạn ruột. Khi soi, bệnh nhân có thể thấy khó chịu, trướng bụng hay đau do ống soi làm căng ruột, hãy thông báo cho bác sĩ nội soi để điều chỉnh ngay.
- Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.
- Toàn bộ quá trình soi kéo dài từ 10 - 15 phút.
6. Cách nào để giảm đau khi nội soi đại tràng?
- Nội soi gây mê hiện được xem là kỹ thuật làm mất cảm giác đau và cảm giác khó chịu khi nội soi đại tràng.
+ Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê khám và thực hiện gây mê bằng đường tĩnh mạch. Bệnh nhân hoàn toàn ngủ trong quá trình soi nên không có cảm giác đau, khó chịu.
+ Thời gian nội soi: khoảng 10 phút, bệnh nhân tỉnh sau 3 -5 phút khi soi xong.
7. Cần chú gì sau khi nội soi dạ dày?
Nội soi đại tràng là một thủ thuật tương đối an toàn, ít tai biến. Do đại tràng dài và gập góc hoặc xoắn, nên: - Sau soi, người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi ra về. - Người bệnh có thể có cảm giác đau bụng ít, cảm giác mót rặn (xảy ra nhiều hơn với nội soi thường), chướng và đầy bụng. Các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi sau 1- 2 giờ. - Nếu người bệnh thấy đau nhiều hoặc đau tăng cần báo nhân viên y tế để được thăm khám và theo dõi.
Bằng việc trang bị máy CF Q 150i, Olympus CV-170 (Nhật Bản) cho phép Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện nội soi đại trực tràng để thăm dò, chuẩn đoán và điều trị bệnh lý đại trực tràng. Do vậy, MEDLATEC cam kết với khách hàng về sự thoải mái, chất lượng khi nội soi và hài lòng về tinh thần phục vụ chuyên nghiệp ngũ của y bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm đến cán bộ tiếp đón niềm nở.
- Thời gian làm việc: vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.
- Địa điểm phục vụ:
+ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, số 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
+ Phòng khám Đa khoa MEDLATEC, tại 99 Trích Sài (đường ven hồ), Tây Hồ, Hà Nội.
Để biết thêm chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
- Tổng đài: 1900 56 56 56/ Email: [email protected]
Từ khóa » Cách Dùng Thuốc Xổ Fortrans
-
Hướng Dẫn Người Bệnh Trước Khi Thực Hiện Nội Soi Tiêu Hóa
-
Fortrans: Công Dụng, Liều Dùng Và Cách Sử Dụng | Vinmec
-
Sử Dụng Thuốc Trước Khi Nội Soi đại Tràng Như Thế Nào Là đúng?
-
Thuốc Fortrans: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý - YouMed
-
Thuốc Xổ Fortrans - Công Dụng, Cách Sử Dụng Và Giá Bán
-
Fortrans® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Fortrans để Nội Soi đại Tràng Hiệu Quả
-
Thuốc Fortrans: Công Dụng, Chỉ Định Và Những Lưu Ý Khi Dùng
-
Thuốc Fortrans Hộp 4 Gói-Nhà Thuốc An Khang
-
Những Dặn Dò Trước Khi Thực Hiện Nội Soi đại Tràng | BvNTP
-
Fortrans - Thuốc Rửa, Tháo Rỗng đại Tràng
-
Bột Pha Uống Fortrans 64g Ipsen Pharma Làm Sạch đại Tràng
-
Thuốc Xổ: Cách Dùng Và Những điều Nên Lưu ý | Medlatec
-
[CHÍNH HÃNG] Thuốc Fortrans - Thuốc Bột Làm Sạch đại Tràng