Nỗi Thương Mình - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Đoạn trích: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Ngữ văn lớp 10
- Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình (hay nhất)
- Soạn bài Truyện Kiều (tiêp theo - Nỗi thương mình) (ngắn nhất)
- Soạn bài Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình (siêu ngắn)
Bài giảng: Nỗi thương mình - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Nội dung đoạn trích Nỗi thương mình
Quảng cáoI. Đôi nét về đoạn trích Nỗi thương mình
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, tả cảnh tình trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương xót thân phận của Thúy Kiều
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều
- Phần 2 (8 câu tiếp): Niềm thương xót cho thân phận của Kiều
- Phần 3 (còn lại): Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã
3. Giá trị nội dung
Quảng cáoĐoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ú thức của con người cá nhân trong văn học trung đại
4. Giá trị nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối xứng
- Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo
II. Dàn ý phân tích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)
I. Mở bài
Quảng cáo- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích
II. Thân bài
1. Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)
- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười
→ Cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh
- Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
- Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả - ong lơi, cuộc vui…- trận cười…., sớm – tối
- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm
⇒ Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm
2. Niềm thương xót cho thân phận của Kiều
- Không gian: lầu xanh
- Thời gian: tàn canh, ban đêm
→ Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình
- Tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình
+ Thương mình xót xa
→ Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều
- Nghệ thuật:
Quảng cáo+ Cặp từ đối lập “ khi sao” và “ giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập
+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “ thân sao”
+ sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng
+ Đối lập giữa khách và Kiều
⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng , xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình
3. Tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (phần còn lại)
- Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kì, thi, họa
→ Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh
- Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sông nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình
- Điệp từ vui, ai…và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh
⇒ Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.
⇒ Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Chí khí anh hùng
- Thề nguyền
- Thể loại Sử thi
- Chiến thắng Mtao Mxây
- Thể loại Truyền thuyết
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Dàn ý Nỗi Thương Mình
-
Dàn ý Phân Tích đoạn Trích Nỗi Thương Mình Trong Truyện Kiều
-
Dàn ý Cảm Nhận Về đoạn Nỗi Thương Mình - Thủ Thuật
-
Dàn ý Chi Tiết Phân Tích Nỗi Thương Mình Ngữ Văn 10 - CungHocVui
-
Phân Tích Bài Thơ Nỗi Thương Mình (Dàn ý + 5 Mẫu) - Quà Tặng Tiny
-
Phân Tích Nỗi Thương Mình Hay Nhất (9 Mẫu) - Văn 10
-
Lập Dàn ý Chi Tiết Tâm Trạng Nhân Vật Thúy Kiều Trong đoạn Nỗi ...
-
Dàn ý Cảm Nhận đoạn Trích Nỗi Thương Mình Trong Truyện Kiều
-
Dàn ý Phân Tích đoạn Trích Nỗi Thương Mình Lớp 10
-
Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm Nỗi Thương Mình
-
Dàn ý Cảm Nhận Về đoạn Nỗi Thương Mình
-
Phân Tích đoạn Trích Nỗi Thương Mình Trong Truyện Kiều Của ...
-
Dàn ý Phân Tích đoạn Trích Nỗi Thương Mình
-
Phân Tích Nỗi Thương Mình ❤️️ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Nỗi Thương Mình (trích Truyện Kiều) - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm ...