Nổi Tiếng ở SaPa Trồng Rau ôn đới Và
Có thể bạn quan tâm
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.
b. Hiện trạng phát triển:
- Chè: là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích và sản lượng cả nước,
nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái,…
- Cây dược liệu và cây ăn quả: ở vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng
núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...) và các cây ăn quả (mận, đào và lê,…).
- Trồng rau vụ đông và sản xuất rau quanh năm: nổi tiếng ở Sa Pa trồng rau ôn đới và
sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
* Khó khăn:
+ Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.
Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
c) Giải pháp để đẩy mạnh phát triển cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở TDMNBB: ở TDMNBB:
- Cải tạo, mở rộng diện tích vì đất hoang hoá ở đây còn nhiều. Chú ý đến các biện pháp thâm canh do khả năng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.
- Khắc phục các hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và nạn thiếu nước về mùa đông. - Xây dựng và mở rộng thêm mạng lưới các cơ sở CN chế biến do nguồn nguyên liệu ở đây rất phong phú.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về đầu tư, quan tâm đến cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
4/ CHĂN NUÔI GIA SÚC:a. Khả năng phát triển: a. Khả năng phát triển:
- Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, thuận lợi phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng lân cận.
- Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực được dành nhiều hơn cho chăn nuôi để giúp phát triển đàn lợn trong vùng.
- Có nhiều giống vật nuôi tốt (lợn, ngưạ, gà....). Đồng bào có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
b. Hiện trạng phát triển:
-Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng
rãi, nhất là trâu.
- Đàn trâu 1,7 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 900 nghìn con (chiếm 16%
đàn bò cả nước, năm 2005).
- Lợn: do hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn nên đàn lợn tăng nhanh hơn
5,8 triệu con (chiếm 21% đàn lợn cả nước) năm 2005.
c) Khó khăn:
- Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
- Các đồng cỏ tự nhiên có nhiều cỏ tạp khó cải tạo để nâng cao năng suất, chăn nuôi chủ yếu theo cách chăn thả tự nhiên và hướng chuyên môn hóa chưa rõ.
5/ KINH TẾ BIỂN:
Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, phát triển năng động:
- Phát triển mạnh đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản. - Phát triển du lịch biển – đảo (quần thể du lịch Hạ Long).
- Đang xây dựng và nâng cấp cảng Cái Lân, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân...
a. Khả năng phát triển:
- Tài nguyên biển thực sự là 1 thế mạnh cho Đông Bắc nói riêng và cả vùng nói chung. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh này của Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ càng được phát huy. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vùng biển Quảng Ninh là 1 vùng biển giầu tiềm năng, một vùng đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với dải bờ biển kéo dài, khúc khuỷu, giàu có nguồn tài nguyên hải sản với nhiều đảo lớn nhỏ bao bọc đã giúp cho vùng có thể xây dựng một thể tổng hợp sản xuất với đông đủ các ngành từ du lịch, giao thông vận tải đến hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Du lịch biển: Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng: bãi biển, đảo và quần đảo ven bờ... Có nhiều thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước như bãi biển Trà Cổ, quần thể vịnh Hạ Long (được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới từ năm 1994), Bái Tử Long, đảo Cát Bà, bãi biển Đồ Sơn… thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch biển.
- Giao thông vận tải biển: Bờ biển có điều kiện để xây dựng các cảng biển và cảng biển nước sâu.
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Vùng ven bờ, vùng biển cho phép phát triển các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
+ Bờ biển và các đảo nhiều nơi thích hợp nuôi trồng thủy sản (cá sông, tôm ghẹ, ngọc trai…), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khá lớn.
+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) được xác định là ngư trường trọng điểm với nguồn lợi hải sản phong phú.
b. Hiện trạng phát triển:
Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh về kinh tế biển của vùng ngày càng được phát huy:
Từ khóa » Nơi Có Thể Trồng Rau ôn đới Quanh Năm Trồng Hoa Xuất Khẩu Lớn Nhất ở Vùng Tdmnbb Là
-
Nơi Có Thể Trồng Rau ôn đới Và Sản Xuất Hạt Giống âu Quanh Năm Là:
-
Nơi Nổi Tiếng Về Trồng Rau ôn đới, Sản Xuất Hạt Giống Rau Quanh Năm ...
-
Nơi Nổi Tiếng Về Trồng Rau ôn đới, Sản Xuất Hạt Giống Rau ... - Khóa Học
-
Nơi Có Thể Trồng Rau ôn đới Và Sản Xuất Hạt Giống Quanh Năm Là
-
Địa Danh Nổi Tiếng Về Trồng Rau ôn đới, Sản Xuất Giống Rau Quanh
-
Nơi Có Thể Trồng Rau ôn đới Và Sản Xuất Hạt Giống Rau Quanh Năm ...
-
Nổi Có Thể Trồng Rau ôn đới Quanh Năm Trồng Hoa Xuất Khẩu Lớn Nhất ...
-
Địa Danh Nổi Tiếng Về Trồng Rau ôn đới, Sản Xuất Giống Rau Quanh ...
-
Nơi Có Thể Trồng Rau ôn đới Và Sản Xuất Hạt Giống âu Qu - Tự Học 365
-
Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc – Wikipedia Tiếng Việt
-
7 VÙNG KINH TẾ - ĐỊA LÝ 12 Flashcards | Quizlet
-
3. Nông Nghiệp Flashcards | Quizlet
-
BÀI 32. Vấn Đề Khai Thác Thế Mạnh ở Trung Du Và Miền Núi Bắc ...