Nói Về Ca Dao Hài Hước, Châm Biếm, Có ý Kiến Cho Rằng

Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”. Bằng hiểu biết của mình về ca dao hài hước, châm biếm Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Trích dẫn ý kiến trên.

II. Thân bài

1. Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm.

Ca dao hài hước, châm biếm Việt Nam

- Góp phần tạo nên tiếng cười trong văn học dân gian có truyện cười, hò, vè sinh hoạt...; những bài ca dao châm biếm, hài hước góp thành một mảng riêng, đặc sắc.

2. Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian. Tiếng cười trong nghệ thuật dân gian khác với tiếng cười trong các loại hình nghệ thuật bác học. Tiếng cười ấy khỏe khoắn, gắn bó với đời sống hằng ngày của dân lao động; có sự hồn nhiên, tươi vui để giải trí, giải khuây cho chính người lao động, nhưng đôi khi cũng mang tính chất phê phán các thói hư tật xấu, những đối tượng đáng cười trong xã hội.

3. Tiếng cười mang tính giải trí trong ca dao hài hước, châm biếm:

Đời sống của người dân Việt ngày xưa vất vả, khó nhọc, tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sống tươi vui, đỡ nhọc nhằn. Nó không nhằm phê phán, đả kích ai.

- Một kiểu nói khoác cho... vui vẻ:

Ở đâu mà chẳng biết ta?

Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi.

Xưa kia ta ở trên trời,

Đứt dây rơi xuống làm người trần gian.

- Trong nội bộ nhân dân, nếu cần chê, người dân quê tặng cho một tiếng cười, cười nhưng không ai giận, chẳng ai ghét:

Bắc thang lên đến cung mây,

Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?

Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:

- Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa.

4. Tiếng cười mang tính phê phán trong ca dao hài hước, châm biếm:

Người dân lao động phải vất vả quanh năm nhưng lại bị áp bức, khổ cực. Trái lại, nhiều kẻ ăn trắng mặc trơn đóng vai “phụ mẫu” của dân rồi sống bằng sự lừa lọc những người cả tin..., kẻ không đáng gì mà ra vẻ đạo đức... Nhân dân phê phán tất cả những hiện tượng, con người ấy.

- Nhẹ nhất là những trường hợp nhát gan, lười biếng, siêng ăn nhác làm:

Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Tiếng cười mang tính phê phán trong ca dao hài hước, châm biếm

- Những người làm nghề bói toán, lợi dụng sự cả tin của người khác:

Hòn đất mà biết nói năng,

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

- Cao hơn nữa là địa chủ, quan lại phong kiến:

Từ nay tôi kệch đến già,

Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.

Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,

Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.

Từ ngày Tự Đức lên ngôi:

Cam chẳng thấy nồi, trẻ khóc như ri.

Bao giờ Tự Đức chết đi,

Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.

5. Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm nói riêng không có những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ của văn chương bác học. Rất hiếm khi gặp điển cố, điển tích trong ca dao dân ca. Nếu có, đó là những điển tích ai cũng biết, ai cùng hiểu. Trái lại, ca dao hài hước, châm biếm sử dụng nhiều thủ pháp quen thuộc để tạo nên tiếng cười:

- Đối lập:          

Nói thi đâm năm chém mười,

Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân.

- Ngoa dụ:        

Làm trai cho đáng lên trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

- Chơi chữ:       

Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

Các hình thức nghệ thuật trên thường kết hợp với nhau để tạo nên cách nói mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hoặc cần thiết thì đả kích không thương xót.

Từ khóa » Ca Dao Việt Nam Về Chủ đề Châm Biếm