Nói Về Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến, Có Bài Ca ...

logo toploigiai Đăng nhập Đăng kí Hỏi đáp Top Hỏi đáp Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

154401 điểm

trần tiến

Ngữ văn 23424234

Lớp 7

50đ

11:08:24 30-Aug-2021 Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ? b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao than thân? c) Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian? d) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay. Hỏi chi tiết Theo dõi Bỏ theo dõi Báo vi phạm Gửi Trả lời Gửi trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

11:08:00 30-Aug-2021

a) Thân phận của người phụ nữ: + Cuộc sống hoàn toàn bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân, không có quyền tự lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình. + Thân phận mỏng manh, chông chênh “như tấm lụa đào” và bản thân như một món hàng được đem ra bán “phất phơ giữa chợ”. Người phụ nữ lo lắng, băn khoăn về người chồng tương lai của mình “biết vào tay ai”. b) Nét đặc trưng trong các bài ca dao: + Sự lặp lại mô thức câu mở đầu quen thuộc trong các bài ca dao về chủ đề than thân của người phụ nữ: “Thân em như…”, “Em như…”. + Trong ca dao thường dùng lối nói so sánh, ví von. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đều được lấy từ cuộc sống đời thường gần gũi của người bình dân: “tấm lụa đào, củ ấu gai, trái bần trôi,…” + Ca dao thường dùng thể thơ lục bát, diễn tả được sắc thái tình cảm của người bình dân, lại dễ thuộc, dễ nhớ nên được lưu truyền rộng rãi. c) Tác phẩm “Sau phút chia li” + Thể loại: Song thất lục bát. + Hình ảnh người phụ nữ: Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ… 2. Tác phẩm “Bánh trôi nước” + Tác giả: Hồ Xuân Hương. + Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt. + Hình ảnh người phụ nữ: Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ… 3. Tác phẩm “Tiếng gà trưa” + Tác giả: Xuân Quỳnh. + Thể loại: Thơ 5 tiếng. + Hình ảnh người phụ nữ: Những kỉ niệm đẹp đẽ về người bà, một người bà đã tần tảo, chắt chiu, dành dụm để lo toan mọi thứ cho cháu. Hình ảnh người bà là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình cho hạnh phúc của con, của cháu… d) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân: * Yêu cầu: + Bài viết đúng dung lượng đề yêu cầu khoảng 01 trang giấy thi. + Văn viết súc tích, ngắn gọn, lưu loát, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai chính tả, lỗi ngữ pháp; nêu bật đúng chủ đề,… * Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Người phụ nữ ngày nay khác xưa như thế nào: Có vai trò quan trọng trong xã hội, tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời, cống hiến cho xã hội,… - Thân phận và vai trò của họ trong xã hội như thế nào: Được tôn vinh, trân trọng, xã hội luôn bảo vệ quyền lợi và đề cao vai trò của họ,…

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

vote

0

Báo vi phạm

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi,nhìn sông nhớ nguồn
  • Đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ sau: 1. Nếu ....... thì 2. Mặc .....dù 3. Vì........ nên 4. Hễ........ thì
  • Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động 16. Gió thổi ngày càng mạnh.Gió đẩy thuyền trôi vun vút trên sông. 17. Bão lốc ập đến. Nhà đổ. Cây gãy. Ruộng vườn tan nát. 18. Bạn có biết ai là tác giả bài hát “Em là bông hồng nhỏ” không?
  • Cái thú vị của vế đối sau (chưa có vế đối lại) là dùng một số từ Hán Việt và từ (hay cụm từ) thuần Việt tương đương về nghĩa. Hãy tìm và giải nghĩa những từ (cụm từ) đó : “Cha con thầy thuốc về làng, quảy một gánh hồi hương phụ tử.”
  • Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!” “A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!” Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát: Tôi là ngọn gió Ở khắp mọi nơi Công việc của tôi Không bao giờ nghỉ… Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió! (Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh) Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích và nêu tác dụng của ngôi kể đó Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của ít nhất 2 biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.” (Gợi ý: Biện pháp tu từ đã học: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liệt kê, điệp ngữ) Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió”? Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra những bài học, thông điệp cho bản thân.

Thành viên cao điểm nhất

Xem thêm

Thành viên điểm cao nhất tháng 1

  • Quangg

    285 điểm

  • Mai Tạ

    170 điểm

  • Hồ Nhật Cát Tường

    141 điểm

  • phạm kim huệ

    130 điểm

  • Tạ Thị Kim Anh

    130 điểm

Xem thêm

Danh sách nhận thưởng

Cách cộng điểm hỏi đáp

Nội quy hỏi đáp

Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất

Email: [email protected]

SĐT: 0902 062 026

Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

top loi giai

Hỏi đáp

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

icon facebook icon youtube

CÔNG TY TNHH TOP EDU

Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

DMCA.com Protection Status Tham gia nhom zalo Tham Gia Nhóm image ads Đặt câu hỏi

Từ khóa » Phất Phơ Giữa Chợ Biết Vào Tay Ai Cho Thấy Tâm Trạng Gì Của Người Phụ Nữ