Nồm ẩm Và Nguyên Nhân Hình Thành Kiểu Thời Tiết Khó Chịu Này - FujiE

Nồm một hiện tượng quá quen thuộc với mỗi người miền Bắc chúng ta. Hầu như ở miền Bắc nước ta luôn phải chung sống với kiểu thời tiết nồm ẩm quay năm. Nồm gây ra cho chúng ta nhiều sự xáo trộn trong đời sống. Hãy cùng  tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra hiện tượng Nồm nhé

Thời điểm cuối mùa xuân ở miền Bắc nước ta khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 thường xảy ra hiện tượng “Nồm”. Nếu bạn hay xem lịch thì tầm sau ngày tiết Lập Xuân đầu tháng 2 là chuẩn bị có hiện tượng “Nồm” xảy ra. Thời gian "Nồm" ở miền Bắc cũng rất khác nhau. Có đợt kéo dài vài ngày, cũng có đợt kéo dài cả tuần. Thường trong 3 tháng này sẽ có khoảng 4 đến 5 đợt nồm dài ngắn khác nhau. Sở dĩ có sự dài ngắn về thời gian này là do phụ thuộc từ việc gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc có ảnh hưởng đến chúng ta hay không. Vào thời điểm này độ ẩm hơi nước trong không khí rất cao nên nước thường bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt mọi vật xung quanh chúng ta. Tuỳ theo mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt vật và nhiệt độ của không khí mà ảnh hưởng đến sự việc “Nồm” ít hay là nhiều. Nhiệt độ chênh lệch càng lớn “Nồm” sẽ càng nhiều.

Tại sao lại xảy ra “Nồm”

Hiện tượng “Nồm” có thể giải thích dễ hiểu bằng cách bạn đặt 1 cốc nước lạnh ngoài không khí. Bạn thấy sau vài phút cầm vào cốc bạn thấy rất ướt. Chẳng nhẽ nước rỉ ra ngoài? Không phải, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong tiết trời nồm. Khi ta để cốc nước lạnh ngoài không khí, nhiệt độ không khí bên ngoài chiếc cốc cao hơn nhiệt độ không khí bên trong cốc dẫn đến việc đọng nước trên thành cốc.

Đọng nước trên thành cốc là biểu hiện thường thấy khi nồm ẩm

Cũng vậy áp dụng vào trường hợp của bề mặt sàn nhà, tường hay vật dụng nhà bạn. Do thời tiết rét và khô kéo dài nhiều ngày làm cho nhiệt độ mặt nền, sàn nhà rất thấp. Sau đó gió nồm mang không khí ẩm và ẩm từ biển thổi vào đất liền, khối không khí này ấm có nhiệt độ ngưng tụ sương tương đối cao, trong lúc nhiệt độ mặt nền, sàn vẫn còn thấp hơn cả nhiệt độ điểm sương của không khí vì chưa bắt kịp với nhiệt độ không khí, và như vậy hiện tượng đọng nước đã xảy ra.

Nấm mốc mọc xanh tường

Phần lớn các bề mặt đồ dùng trong nhà chúng ta sẽ bị đọng nước do chúng giữ nhiệt kém lại không có khả năng hút ẩm như sàn nhà, đồ điện tử. Điều đó làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm nhiệt độ tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương đọng lại thành giọt trên bề mặt. Tuy nhiên, hiện tượng “Nồm” thường chỉ xảy ra chủ yếu ở những ngôi nhà thấp tầng, sát đất đặc biệt là tầng 1. Còn ở những ngôi nhà trên cao (tầng ba trở lên…), sàn lại ít bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn và mức độ chênh lệch nhiệt độ ít hơn. Sau mỗi lần làm việc mệt mỏi bước vào nhà khi trời nồm nhìn đâu cũng thấy ẩm ướt khó chịu, bẩn thỉu. 

Chúng ta nên áp dụng một số biện pháp để khắc phục hiện tượng nồm ẩm này bằng cách: Đóng kín các cửa ra vào, lau sàn nhà bằng khăn khô, sử dụng máy hút ẩm ...

 

Từ khóa » Khí Hậu Nồm ẩm