Nôm Trong Một Số Văn Bản Tác Phẩm Nôm Việt.

Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Số >> 79(2006)
Nguyễn Quang Hồng
Giới thuyết về chữ Hán chữ Nôm trong tác phẩm văn Nôm (Tạp chí Hán Nôm; Số 6(79); Tr.5-20

Cập nhật lúc 22h18, ngày 17/02/2008

GIỚI THUYẾT VỀ CHỮ HÁN CHỮ NÔM TRONG TÁC PHẨM VĂN NÔM

GS.TSKH. NGUYỄN QUANG HỒNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Tiểu dẫn

Trong giới nghiên cứu Hán Nôm, khi đề cập tới chữ viết trong các văn bản tác phẩm Nôm vẫn thường nói đến "chữ Nôm vay mượn Hán", "chữ Nôm tự tạo", "chữ Nôm thuần Việt", "chữ thuần Nôm" v.v. Song nội dung của các thuật ngữ ấy hầu như chưa được xác định một cách minh bạch, và cách hiểu cũng vì vậy mà chưa thực sự thống nhất. Bên cạnh đó, cũng có thể còn có những cách phân tích lớp lang khác nhau đối với các chữ vuông có mặt trong văn bản các tác phẩm Nôm. Và cho đến nay, dường như vẫn chưa ai cung cấp một quang cảnh chung về phân lượng của các lớp chữ như thế trong văn bản tác phẩm Nôm.

Tình trạng vừa nêu một cách sơ lược như trên đây đòi hỏi phải có một sự minh định, giới thuyết rõ hơn về các lớp chữ Hán chữ Nôm trong văn bản các tác phẩm Nôm. Bài viết này cố gắng tiếp cận vấn đề đặt ra dựa trên cơ sở những cứ liệu cụ thể có được qua phân tích và thống kê các chữ Hán và chữ Nôm trong một số văn bản tác phẩm Nôm Việt.

1. Chữ Nôm tự tạo và chữ Hán mượn dùng

1.1. Trước hết, tên gọi "tác phẩm Nôm" hay "tác phẩm chữ Nôm", "tác phẩm văn Nôm" được dùng khá phổ biến mà nội hàm của nó đã được mặc định theo hai sự phân biệt như sau:

Một là, tên gọi này dùng để trỏ những tác phẩm ngôn từ tiếng Việt được thể hiện bằng lối chữ ô vuông truyền thống, phân biệt trước hết với các tác phẩm khác của người Việt, nhưng viết bằng Hán văn, thường là văn ngôn tiếng Hán, cả hai loại tác phẩm này làm thành một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa thành văn nước ta - di sản Hán Nôm. Khi một tác phẩm Hán văn được dịch sang chữ Nôm, thì theo cách gọi truyền thống, ta có các bản "giải âm" hoặc "diễn âm" tác phẩm Hán văn ấy (vd: bản "giải âm" sang văn Nôm tác phẩm Hán văn Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tương truyền do Nguyễn Thế Nghi thực hiện).

Hai là, tên gọi này còn có thể dùng để phân biệt với các tác phẩm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ, ra đời muộn hơn các tác phẩm bằng chữ Nôm, nhưng song hành với các tác phẩm Nôm từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX. Khi một tác phẩm chữ Nôm được phiên âm sang chữ Quốc ngữ, thì ta có "văn bản chữ Quốc ngữ" bên cạnh "văn bản chữ Nôm" của cùng một tác phẩm ấy (Vd: các văn bản chữ Nôm và các văn bản chữ quốc ngữ của Truyện Kiều - tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Du).

1.2. Khi ta gọi một tác phẩm tiếng Việt được viết bằng thứ chữ vuông biểu âm biểu ý theo kiểu Hán tự là "tác phẩm Nôm" hoặc "tác phẩm chữ Nôm", thì mặc nhiên ta thừa nhận rằng toàn bộ những chữ vuông ấy là chữ Nôm, văn tự cổ truyền của người Việt, trong sự phân biệt với chữ Hán (của tiếng Hán) và chữ Quốc ngữ (của tiếng Việt). Tuy nhiên, khác với văn bản chữ Quốc ngữ, trong đó không hề có mặt những chữ Hán được mượn dùng như trong văn bản chữ Nôm, như trên kia đã nói đến. Bởi vậy, có sự cần thiết phải xem xét kỹ các lớp chữ vuông khác nhau trong một văn bản tác phẩm Nôm.

Một người thông thạo Hán ngữ và chữ Hán mà không biết Việt ngữ và không đọc được tác phẩm văn Nôm (chẳng hạn là một học giả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí là học giả phương Tây) khi nhìn kỹ vào một văn bản tác phẩm Nôm, hoàn toàn có thể nhận ra những chữ nào là chữ Hán quen thuộc với họ, và những chữ nào là chữ "lạ mắt", mà họ chưa từng được biết. Trong trường hợp này, người ta có thể tạm hiểu rằng những chữ "lạ mắt" ấy chính là "chữ Nôm tự tạo", phân biệt với những chữ còn lại là "chữ Nôm mượn Hán".

Thí dụ, hai dòng đầu tiên của Truyện Kiều trong văn bản Nôm hoàn chỉnh, khắc in sớm nhất hiện có (Liễu Văn đường, 1866) nguyên văn là:

Có thể nhận thấy ngay rằng các chữ , , , , , (đọc Nôm: ta, tài, mệnh, khéo, ghét, nhau) là những chữ vốn đã có trong các tự điển chữ Hán (xem, chẳng hạn: Hán ngữ đại tự điển hoặc Khang Hi tự điển) mà âm Hán Việt của chúng lần lượt là "ta", "tài", "mệnh", "kiếu / khiếu", "hát" ("hứa", "cát" thiết), "nhiêu". Có thể kể hoặc không kể vào đây chữ 罗 vốn là một cách viết tắt chữ Hán "la" , có hơi khác chút ít với cách viết giản thể của nó ở chữ Hán là . Những chữ còn lại đều là thật sự lạ mắt đối với những ai chỉ biết chữ Hán mà không biết chữ Nôm, vì chúng không có mặt trong các tác phẩm Hán văn cũng như trong các tự điển chữ Hán.

1.3. Tuy nhiên, một cách nhìn nhận "từ bên ngoài", thuần túy theo mặt chữ như vậy đối với các chữ vuông trong văn bản tác phẩm Nôm chỉ mới đủ bảo đảm nhận ra đâu là những chữ trùng hình với chữ Hán và đâu là những chữ đặc hữu chỉ có ở văn bản tác phẩm Nôm. Còn nếu như ta xem xét các chữ ấy trong mối quan hệ với tiếng Hán và tiếng Việt, thì ta thấy tình hình có vẻ phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, một chữ Hán thực sự, có khi được dùng để ghi chính ngữ tố (hình tiết - morphosyllabeme) Hán, nhưng nhiều khi còn có thể mượn dùng để ghi các ngữ tố tiếng Việt.

Trong hai dòng thơ dẫn ra trên đây, chỉ có 2 chữ "tài" và "mệnh" là thực sự ghi ngữ tố Hán được mượn vào tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên hình chữ, nghĩa chữ và âm đọc Hán Việt. Những chữ Hán còn lại, thì người Việt đã mượn hình chữ với những cách xử lý khác nhau: Chữ thì đọc theo âm Hán Việt "ta" mà bỏ nghĩa để ghi ngữ tố Việt ta; các chữ , , thì không đọc theo âm Hán Việt, mà đọc chệch đi theo âm Việt để ghi ngữ tố thuần Việt không liên quan với nghĩa chữ Hán vốn có; còn hai chữ 字字 thì tạo ra bằng cách ghép hai chữ Hán "tự" để ghi ngữ tố Hán này đã được Việt hóa với âm đọc là chữ...

Lại ví như chữ Hán đọc âm Hán Việt là "mạt" có nghĩa là 'ngọn cây, điểm cuối', đã được dùng vào văn bản tác phẩm Nôm Việt không những để ghi ngữ tố Hán, mà nhiều khi để ghi (theo âm tương tự) các ngữ tố thuần Việt như mắt, mặt, mất (vd: Người nào đau con mắt mà xem mặt trời có ích chi chăng. Dầu vậy kẻo mất linh hồn tôi - dẫn từ Các Thánh truyện).

Trong các tác phẩm văn Nôm, còn có tình trạng một ngữ tố Hán vốn đã có chữ tương ứng, ví như chữ Hán đọc âm Hán Việt là "bẩm", một đôi khi lại được Nôm hóa bằng cách thêm bộ"khẩu" thành ra chữ vẫn đọc là bẩm với nghĩa như chữ Hán "bẩm" . Cũng vậy, trong Hán văn hai chữ "lão trượng" là , nhưng sang văn Nôm có khi viết , trong đó chữ "trượng" được gia thêm bộ "nhân" (dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn [3, tr.206]). Trong những trường hợp như vậy, các chữ Hán đã được "Nôm hóa" có thể là để nhấn mạnh nghĩa của chữ, mà hình thể chữ Hán nguyên gốc không thể hiện rõ.

Hiện tượng "Nôm hóa" các chữ Hán được mượn dùng trong văn Nôm tiếng Việt còn thể hiện khá rõ khi có sự giản lược nét bút và / hoặc thành tố chữ Hán để ghi âm cho các ngữ tố tiếng Việt. Đó là trường hợp của những hình chữ "lạ mắt" như: chữ làm // (< “vi” / ), chữ một (< “một” ), chữ hay (< “năng” ), chữ mặc/mắc(< “mặc” ), ấy (<"y" <"ỷ"), chữ nào (< "náo") v.v. Chúng tôi đã có mấy bài khảo cứu riêng về những chữ như thế vốn được tái tạo từ chữ Hán để thành chữ Nôm tự tạo [Nguyễn Quang Hồng: 6; 7].

Trong sự phân biệt "chữ Nôm tự tạo" và "chữ Hán mượn dùng" còn có một "địa hạt" tế nhị nữa. Với chữ trời ai cũng nhận ra ngay đó là chữ Nôm tự tạo, nhưng với chữ đất thì đã từng có không ít người nghĩ rằng đó là do mượn chữ Hán "thản" để ghi cho ngữ tố thuần Việt này. Thế nhưng điều trớ trêu là xét về âm lẫn về nghĩa thì chữ Hán "thản" (Khang Hi tự điển chua nghĩa là "khoan dã, bình dã" tức là 'rộng rãi, bằng phẳng') thì nó không có gì liên quan với ngữ tố tiếng Việt đất cả. Thực ra, trong một số văn bản các tác phẩm Nôm có thể bắt gặp chữ Nôm đất được viết đơn giản bằng chữ "đát" (ghi âm). Chẳng hạn: Cất mình gieo trong đất (Phật, 22b); Mẹ từ tựa bằng đất (Phật, 14b). Điều này chứng tỏ đất là một chữ Nôm tự tạo xuất phát từ chữ Hán “đát”chỉ để ghi âm, rồi sau thêm bộ “thổ” để biểu ý, đồng thời khử bỏ bộ “tâm” ở chữ “đát” để cho chữ gọn hơn, dẫn đến chỗ ngẫu nhiên trùng hình với chữ Hán "thản" mà thôi. Hiện tượng ngẫu nhiên trùng hình giữa chữ Nôm tự tạo với chữ Hán còn có thể là do khi tạo chữ, các cụ nhà ta chỉ cần dựa trên một vốn liếng nào đó những chữ Hán mà mình quen thuộc để làm "vật liệu", chứ không nhất thiết phải kiểm soát cho thật nhiều các chữ Hán, và cũng không cần biết là chữ mình tạo ra có trùng hay không với chữ Hán nào đó mà mình không biết hoặc không nhớ đến khi cần viết chữ Nôm cho tiếng Việt. Đó là trường hợp của những chữ như: Chữ cười {bộ "khẩu" + chữ "kỳ"} trùng với chữ Hán "khái" ("khứ" "lại" thiết) có nghĩa là 'không lời'. Chữ nhặt {bộ "thủ" + chữ "nhật"} trong nhặt hái và chữ 𢪏 vét {bộ "thủ" + chữ "viết"} trong vơ vét ở Hán văn đều dùng lẫn với nhau, đều có âm là "hạc" hoặc "hốt" với nghĩa là 'dắt vật đi' hoặc 'xuyên thủng' [Khang Hi tự điển]. Chữ đưa {bộ "xước" + chữ "đa"}trong tiễn đưa, đưa đẩy trùng hình với chữ Hán "di" ( "dặc" "chi" thiết) có nghĩa là 'chuyển dời', v.v.. Quả thực là những chữ Nôm như thế thường rất hay dùng trong văn Nôm, còn những chữ Hán trùng hình tương ứng thì lại rất ít gặp trong Hán văn.

1.4. Từ tất cả những gì vừa trình bày trên đây cho phép chúng ta phân định 2 bộ phận chữ vuông trong các văn bản tác phẩm Nôm là "chữ Nôm tự tạo" và "chữ Hán mượn dùng", một sự phân định theo chiều sâu tạo chữ và dùng chữ, chứ không đơn giản chỉ nhìn ở bề mặt của chữ, mặc dù giữa những chữ Nôm tự tạo thực thụ với những chữ mượn Hán thực thụ (ghi các ngữ tố Hán Việt) trên đại thể là không trùng hình với nhau. Trong mỗi bộ phận như vậy, có thể tiếp tục phân chia các lớp lang khác nhau, mà mức độ chi tiết là tùy thuộc vào nhu cầu phân loại theo tiêu chí này hay tiêu chí khác. Có lẽ tiêu chí cơ bản để phân định các lớp chữ Nôm tự tạo là phương thức tạo chữ, còn để phân định các lớp chữ Nôm mượn Hán là tiêu chí phương thức vay mượn. Sự phân định này sẽ được giải trình cụ thể ở các phần tiếp dưới đây.

2. Phân định các lớp chữ Nôm tự tạo

Căn cứ theo các phương thức tạo chữ, chúng ta có thể lần lượt phân định ra các lớp chữ Nôm tự tạo như sau:

A. Chữ ghép. Đây là những chữ Nôm được tạo ra bằng cách ghép ít nhất là hai thành tố lại với nhau.

A.1. Về hình thể của chữ, có thể phân biệt 4 dạng ghép cơ bản:

(a) Ghép ngang: Hai thành tố ghép với nhau theo vị trí trước sau. Vd: Để ghi ngữ tố Việt đi, đã có hai cách sắp xếp thành tố biểu âm "đa" và thành tố biểu ý "khứ" theo trật tự ngược nhau: 多去{"đa" + "khứ" } thường gặp trong các văn bản Nôm thời Lê, và 𠫾{"khứ" + "đa" } thường gặp trong các văn bản Nôm thời Nguyễn. Về mặt cấu tạo hình thể của chữ Nôm (cũng như chữ Hán) ghép ngang là phương thức cấu tạo chữ phổ biến nhất.

(b) Ghép dọc : Hai thành tố ghép với nhau theo vị trí trên dưới. Vd: Để ghi ngữ tố lên, không chỉ có hình thức ghép ngang hai thành tố {"liên" (âm) + "thăng" (ý) }, mà còn có hình thức ghép dọc (chồng lên nhau): đặt chữ "thăng" trên chữ"liên": 𨖲{"thăng" + "liên" }.

(c) Ghép ôm: Một trong hai thành tố ôm lấy thành tố còn lại. Đây cũng có thể coi là ghép ngang, nhưng thành tố bị ôm thường ở bên trái và có kích cỡ nhỏ hơn để thành tố kia "vươn" nét cuối cùng của mình ôm gọn lấy thành tố bên trái. Vd: Chữ 𥪞trong có thành tố biểu âm "long" bao ôm lấy thành tố biểu ý "nội" tạo thành { "long" + "nội" }.

(d) Ghép bọc: Một trong hai thành tố phủ trùm lên thành tố còn lại, hoặc thành tố nhỏ hơn chui vào lòng thành tố kia. Vd: Chữ muôn gồm chữ "môn" bọc hở chữ "vạn" {"môn" + "vạn" }. Chữ 𡈈 "chuồng" gồm bộ "vi" bọc kín chữ "trùng" {bộ "vi" + "trùng"} (loại này rất ít gặp trong chữ Nôm).

A.2. Xét về vai trò của các thành tố trong chữ, có thể phân biệt quan hệ ghép là đẳng lập hay chính phụ giữa các thành tố trong chữ. Ngoài ra, cũng có thể kể vào đây cả cách ghép phụ gia.

(a) Ghép đẳng lập: Các chữ Nômmà trong đó mỗi thành tố là một chữ Hán (hoặc chữ Nôm) đã có, thì đều thuộc vào những chữ ghép đẳng lập. Vd: Chữ hình thanh như mười {"mại" vt + “thập” }, chữ hội ý như trời {"thiên" + “thượng” }, chữ hội âm như trước { "lược"+ “cư” }.

(b) Ghép chính phụ:Các chữ Nôm mà trong đó thành tố biểu ý là bộ thủ, thì được xếp vào loại ghép chính phụ. Trong đó, bộ thủ là thành tố phụ, bởi vì bộ thủ không thể hiện nghĩa chữ một cách trọn vẹn, mà chỉ là gợi ý theo trường ngữ nghĩa tổng quát. Vd: Chữ hình thanh như rửa {bộ "thủy" + "lã"), 𠳒lời {bộ "khẩu" + trời }.

(c) Ghép phụ gia: Trong cách ghép chữ theo phép phụ gia, thành tố phụ gia tuy cũng là một chữ có trước, nhưng được sử dụng đồng loạt, nhằm điều chỉnh âm đọc cho thành tố gốc. Trên thực tế, thành tố phụ gia thường gặp là chữ "cá", thường ghép treo hoặc kèm theo phía bên phải của thành tố gốc. Vd: Chữ {“ý” +“cá” } trong câu Ai khả vừa ý ấy, phó mặc gió xuân đun đẩy [Truyền kỳ mạn lục giải âm, I/42b].

Xin được lưu ý là trong ngôn ngữ học khi phân tích cấu tạo của từ, người ta thường để từ phụ gia riêng ra, độc lập với từ ghép và từ đơn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần phân biệt chữ đơn và chữ ghép, thì những chữ phụ gia theo cách kèm một thành tố (cũng là một chữ đơn) vào thành tố gốc như vậy cũng có thể coi là một loại chữ ghép được.

B. Chữ đơn. Chữ đơn là những chữ Nôm được tạo ra không bằng phương thức ghép thành tố, mà chỉ là do gia giảm cải biến các nét bút của chữ đơn đã có để thành một hình thể chữ Nôm mới. Trong các văn bản Nôm, loại chữ đơn tự tạo là không nhiều. Có thể phân biệt hai lớp như sau trong sự đối chiếu chúng với các chữ làm gốc:

B1. Chữ đơn do giảm nét bút ở chữ gốc. Đây là trường hợp của những chữ Nôm như: ấy {< "y" < "y" < "ỷ"}, {< < "la"}, làm {< "lạm"/"vi"}, mấy {< "nhĩ"}, một {< "một"}, nào {< "náo"}, năng {< "năng"}, v.v. Cũng có thể kể vào đây mấy chữ tương truyền là từng bắt gặp trong một bài thơ của Cao Bá Quát: khề {< "kỳ"}, khà {< "kỳ"}, khệnh {< "cộng"},khạng {< "cộng"}.

B2. Chữ đơn do thêm nét bút vào chữ gốc. Có thể phân biệt hai trường hợp khác nhau:

(a) Chữ đơn "chỉ sự". Hầu như chỉ có mỗi một chữ Nôm thực sự được tạo ra theo phép gia thêm một nét bút vào một chữ Hán để ghi một tiếng Nôm thuần Việt. Đó là chữ 𡚦đĩ, được viết bằng cách đặt thêm một dấu chấm vào giữa chữ Hán “nữ” . Chữ này được nhiều nhà biên soạn tự điển chữ Nôm ghi nhận. Có thể coi đây là trường hợp hiếm hoi của chữ Nôm được tạo ra theo sự gợi ý của phép "chỉ sự" trong thuyết "Lục thư".

(b) Chữ đơn phụ gia. Đó là trường hợp dùng "dấu nháy ‹" hoặc để chỉnh âm đọc, nhờ dấu nháy "đính kèm" vào chữ gốc được mượn mà biết được cần phải "đọc trại (chệch)" chữ đó so với âm Hán Việt. Thực ra, đây chẳng qua là một cách ứng phó lâm thời khi mượn chữ Hán để ghi âm cho ngữ tố Việt. Cách này không hề tạo ra một chữ Nôm cố định nào cả, cho nên đây không hẳn là phép tạo chữ, mà chỉ là phép lâm thời mượn chữ Hán mà thôi. Song dẫu sao mặt chữ cũng có khác với chữ Hán ít nhiều, nên có thể tạm xếp vào loại "chữ đơn phụ gia".

Trong thành phần các chữ Nôm tự tạo thì phần lớn là những chữ Nôm ghép hai thành tố, hoặc là theo phép hình thanh, hoặc là theo phép hội ý và phần nào là theo phép hội âm. Hội âm là phép tạo chữ đặc thù của chữ Nôm Việt, hầu như không thấy có trong phép tạo chữ Hán. Dưới đây, để có thể hình dung được phần nào phân lượng của các lớp lang chữ Nôm tự tạo trong văn bản Nôm, chúng ta hãy khảo sát chúng qua một vài văn bản tác phẩm cụ thể.

Tư liệu minh họa

Văn bản 1. Là văn bản viết tay vào loại sớm nhất, có niên đại xác tín rút trong tác phẩm Các Thánh truyện do J. Mayorica chủ biên, hoàn thành năm Phúc Thái 4 (1646) đời Lê Chân Tông. Văn bản được khảo sát là chuyện tử vì đạo của Bà Thánh Ba-ba-ra, có độ dài đếm được theo số lần xuất hiện của chữ là 1298 chữ vuông (gồm cả chữ Nôm tự tạo và chữ Hán mượn dùng) với tổng số đơn vị hình chữ là 327. Trong đó có tất cả 71 chữ Nôm tự tạo (chiếm gần 22% đơn vị hình chữ trong văn bản) với số lượt xuất hiện là 225 lần chữ vuông (chiếm 17% độ dài văn bản). Các lớp chữ Nôm tự tạo xét theo vai trò của các thành tố trong chữ được phân bổ theo các chỉ số sau đây (tạm bỏ qua việc khảo sát về trật tự sắp xếp các thành tố trong hình thể của chữ):

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Ghép đẳng lập

21

30%

47

21%

(1)

2.Ghép chính phụ

47

66%

90

40%

(2)

3. Ghép phụ gia

0

0

0

0

(3)

4. Đơn (tái tạo)

3

4%

44

19%

(4)

Cộng

71

100%

100%

225

Ghi chú: (1) Trong loại này xuất hiện nhiều nhất là mấy chữ: trời {"thiên" + "thượng"} (21 lần), lấy {"lễ" + "dĩ"} 16 lần}, 多去 đi {"đa" + "khứ"} (9 lần}. (2) Các chữ loại này xuất hiện lẻ tẻ, nhiều nhất là: ra {bộ "khẩu" + "la"} (9 lần), xin {bộ "khẩu" + "chân"} (6 lần). (3) Không có. (4) Chữ đơn do tái tạo chữ Hán chỉ có 3 chữ, xuất hiện khá nhiều lần: 𧘇 ấy (22 lần), làm (21 lần), nào (01 lần).

Văn bản 2. Là phần giải âm Nôm tác phẩm Cổ Châu Phật bản hạnh ngữ lục (gọi tắt là Cổ Châu lục), kể về sự tích bà A Man và chùa Dâu ở Luy Lâu. Văn bản giải âm này do Viên Thái thực hiện, được khắc ván in tại chùa Dâu năm Cảnh Hưng 13 (1752) dưới thời Lê Hiển Tông. Toàn bộ văn bản Nôm này có 798 đơn vị hình chữ với độ dài gồm 2331 lượt chữ. Trong đó tất cả 137 hình chữ Nôm tự tạo (chiếm hơn 17% đơn vị hình chữ trong văn bản) với số lượt xuất hiện là 517 lần (chiếm hơn 22% độ dài văn bản). Các lớp lang chữ Nôm tự tạo được phân bổ như sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Ghép đẳng lập

46

33%

252

49%

(1)

2. Ghép chính phụ

86

63%

234

45%

(2)

3. Ghép phụ gia

2

1,5%

2

0,4%

(3)

4. Đơn (tái tạo)

3

2,5%

29

5,6%

(4)

Cộng

137

100%

517

100%

Ghi chú: (1) Một số chữ loại ghép đẳng lập xuất hiện tương đối nhiều, từ 10 lần trở lên có các chữ: lấy {"lễ" + "dĩ"}(10 lần), lòng {"lộng" + "tâm"} (10 lần), năm {"nam" + "niên"}(10 lần), vào {"bao" + "nhập"} (10 lần),bốn {"tứ" + "bổn"} (11 lần),ngày {"nhật" + "ngại" vt} (13 lần), vua {"vương" + "bố"} (28 lần). (2) Loại ghép chính phụ có số đơn vị chữ nhiều nhất, nhưng số lượt xuất hiện chỉ xếp thứ hai. Những chữ xuất hiện từ 10 lần trở lên có: Chữ tiếng {bộ "khẩu" + "tỉnh"} (11 lần), mưa {bộ "thủy" + "mi"} (12 lần), đất {bộ "thổ" + "đát" vt} (13 lần), nước {bộ "thủy" + "nhược"} (14 lần), cây {bộ "mộc" + "cai" vt} (18 lần). (3) Ghép phụ gia có 2 chữ là: 立个 rập (rập phò) {"lập" + "cá"} (1 lần, tr.16b) và một chữ đặc biệt: vua {"bố" + "tư" vt }. (4) Chữ đơn do tái tạo từ chữ Hán có: làm (< "lạm"/ "vi"} (26 lần), {< "la" } (2 lần), nào {< "náo"} (1 lần).

Văn bản 3. Là 109 cặp "lục bát", phần đầu (kể về thời Hồng Bàng) tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca của Phạm Đình Toái, bản in ván khắc lần đầu tiên năm Tự Đức 23 (1870), muộn hơn văn bản số 2 hơn một thế kỷ. Toàn bộ phần trích này có độ dài 1526 lượt chữ, gồm 790 đơn vị hình chữ. Trong đó có 214 chữ Nôm tự tạo (chiếm 27% số hình chữ trong văn bản) với số lượt sử dụng là 420 lần (chiếm 28% độ dài văn bản). Phân lượng các lớp chữ Nôm tự tạo được phân bổ như sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Ghép đẳng lập

75

35%

187

45%

(1)

2. Ghép chính phụ

136

64%

220

52%

(2)

3. Ghép phụ gia

0

0

0

0

(3)

4. Đơn (tái tạo)

3

01%

13

03%

(4)

Cộng

214

100%

420

100%

Ghi chú: (1) Đơn vị hình chữ loại này không ít, nhưng số lượt xuất hiện không thật nhiều. Được sử dụng nhiều nhất là mấy chữ: người {" ngại" vt + "nhân"} (12 lần), ra {"la" vt + "xuất"} (12 lần), hai {"hai" + "nhị"} (9 lần), đời {"thế" + "đại"} (8 lần). (2) Loại ghép chính phụ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong văn bản (trong đó có tới 29 chữ mang thành tố phụ là bộ "khẩu"). Chỉ có vài chữ được sử nhiều như: nước {"bộ "thủy" + "nhược"} (7 lần), lời { bộ "khẩu" + "lợi"} (7 lâng). (3) Không có. (4) Chỉ có 3 chữ loại đơn tái tạo từ chữ Hán: làm {< "vi"/"lạm"}, mấy {< "nhĩ"} (3 lần), nào {< "náo"} (3 lần).

Văn bản 4. Là một truyện cổ kể về vua tôi Lưu Bị thời Tam Quốc chinh phục các tộc người ở Vân Nam, rút trong sách Thanh Hóa quan phong, tác phẩm của Vương Duy Trinh, khắc ván in năm Thành Thái 15 (1903), cuối thời nhà Nguyễn. Văn bản này muộn hơn văn bản 3 nói trên hơn 30 năm, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế ky XX. Câu chuyện này có độ dài 1358 lượt chữ, gồm 623 đơn vị hình chữ. Trong đó có 152 đơn vị chữ Nôm tự tạo (chiếm 35% đơn vị hình chữ trong văn bản), với 433 lượt xuất hiện (chiếm 32% độ dài văn bản). Sự phân bố các lớp chữ Nôm tự tạo diễn ra như sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Ghép đẳng lập

69

45%

240

55%

(1)

2. Ghép chính phụ

78

51%

178

41%

(2)

3. Ghép phụ gia

0

0

0

0

(3)

4. Đơn (tái tạo)

5

4%

15

0%

(4)

Cộng

204

100%

379

100%

Ghi chú: (1) Có nhiều chữ ghép đẳng lập xuất hiện với tần số cao: 𤤰vua {"vương" + "bố"} (18 lần), 𦋦 ra {"la" + "xuất"} (18 lần), 𧡊 thấy {"thể" + "kiến"} (12 lần), trời {"thiên" + "thượng"} (11 lần), 𠀧ba {"ba" + "tam"} (10 lần),... (2) Mấy chữ thường gặp loại này là: rợ {bộ "nhân" + "lự"} (17 lần), nước {bộ "thủy" + "nhược"} (14 lần), nói {bộ "khẩu" + "nội"} (9 lần), đem {bộ "thủ" + "đam"} (8 lần),... (3) Không có. (4) Loại chữ đơn tái tạo lại chữ mượn Hán bằng cách giảm và cải biến nét bút (loại a) chỉ có 2 chữ: làm {< "lạm"/"vi"} (5 lần), nào {< "náo"} (7 lần). Loại chữ "đính kèm" dấu nháy có 3 chữ: chéo {< "chiêu"} (1 lần), khỏi {< "khối"} (1 lần), lẫy {< "lễ"} (1 lần).

Có thể nhận thấy rằng, mặc dù nội dung và phong cách ngôn từ khác biệt, đã ít nhiều chi phối việc dùng chữ nghĩa, song với những quãng cách xa về thời gian như vậy, tỉ lệ chữ Nôm tự tạo và phân lượng của chúng trong văn bản tác phẩm Nôm là có sự tăng trưởng khá rõ so với chữ Hán mượn dùng. Trong đó, chữ Nôm ghép đẳng lập và chữ Nôm ghép chính phụ bao giờ cũng chiếm tuyệt đại đa số trong thành phần các chữ Nôm tự tạo. Phân lượng các đơn vị chữ ghép đẳng lập bao giờ cũng ít hơn các đơn vị chữ ghép chính phụ và càng về sau khoảng cách này càng hẹp lại, đồng thời tần số sử dụng thì tăng lên.

2. Phân định các lớp chữ Hán mượn dùng

Căn cứ theo các phương thức vay mượn chữ Hán dùng vào văn Nôm, ta có thể phân chia chúng thành những lớp lang như sau:

A. Mượn chữ, mượn âm, không mượn nghĩa. Phương thức mượn chữ Hán kiểu này có thể được gọi là "giả tá theo âm". Loại này bao gồm những chữ Hán mà ta mượn để ghi các ngữ tố Việt hoàn toàn khác nghĩa với chúng nhưng âm đọc thì giống như hoặc tương tự như âm Hán Việt. Cách nói “mượn âm” và cả “mượn nghĩa” ở đây chỉ có nghĩa tương đối và đã quen dùng, chứ “âm” và đôi khi cả “nghĩa” của những chữ Hán này dùng vào văn Nôm đều đã Việt hóa ít nhiều rồi. Theo đó có thể phân biệt thành hai lớp như sau:

A1. Đọc chệch so với âm Hán Việt.Đây là những trường hợp ta mượn một chữ Hán quen thuộc để ghi một ngữ tố Việt không cùng nghĩa có âm đọc gần giống với chữ Hán ấy. Chẳng hạn, thời xưa các cụ đã từng mượn chữ Hán (nghĩa là 'ngọn cây', 'điểm cuối') có âm Hán Việt là "mạt" để ghi ngữ tố mặt hoặc mắt hay mất trong tiếng Việt. Những chữ kiểu này rất thường gặp trong văn bản các tác phẩm Nôm.

A2. Đọc đúng theo âm Hán Việt. Những chữ mượn kiểu này chỉ khác kiểu A1 ở chỗ ngữ tố Việt ở đây được đọc đúng như âm Hán Việt của chữ Hán được mượn để ghi. Chữ trong câu Trăm năm trong cõi người ta chính là một chữ như vậy: âm Hán Việt "ta" và âm Nôm ta của chữ này là hoàn toàn đồng âm.

B. Mượn chữ, mượn âm, mượn cả nghĩa. Đây là những trường hợp không những mượn chữ Hán mà đồng thời mượn luôn cả ngữ tố do chữ Hán đó thể hiện để dùng vào văn bản chữ Nôm tiếng Việt. (Với chữ Quốc ngữ thì không thể có hiện tượng này). Cũng cần phân biệt hai lớp như sau:

B1. Đọc chệch so với âm Hán Việt. Nếu xét kỹ về sự biến chuyển ngữ âm của tiếng Hán và tiếng Việt vào các ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt, thì ngoài âm Hán Việt ra, không ít ngữ tố Hán có âm đọc hơi khác với âm Hán Việt. Trên đại thể các nhà nghiên cứu đã chia những ngữ tố gốc Hán này thành hai lớp:

(a) Đọc theo âm "Tiền Hán Việt" (còn gọi là âm “cổ Hán Việt”). Vd: Chữ có âm Hán Việt là "vụ" (nghĩa là 'mùa màng, vụ dịp') nhưng trong văn bản Nôm đôi khi lại đọc là mùa (mùa đông, vụ mùa,...). Đó là vì trong tiếng Hán cổ (trước khi hình thành âm Hán Việt) không có âm [v-], mà chỉ có âm [m-] tương ứng. Cũng vậy, chữ "trì" có khi đọc Nôm là đìa, vì thời cổ tiếng Hán chỉ có âm tắc hữu thanh [d-] mà không có âm xát kiểu tr- [ƫ].

(b) Đọc theo âm "Hậu Hán Việt" (cũng gọi là âm “Hán Việt Việt hóa”). Vd: Chữ âm Hán Việt là "can", nhưng trong văn Nôm nhiều khi ta đọc là gan. Đây là trường hợp âm Hán Việt bị Việt hóa bằng cách biến âm đầu tắc vô thanh c[k-] thành âm xát hữu thanh g[-]. Cũng vậy, có sự biến đổi từ âm biên l[l-] trong âm Hán Việt thành âm xát r[z-] trong cách đọc chữ Hán "long" thành âm Nôm rồng.

Có hai điều xin được lưu ý: Một là, sự phân biệt "Tiền Hán Việt" và "Hậu Hán Việt" chỉ là mối quan tâm của nhà nghiên cứu am tường về lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt. Còn đối với người viết và đọc chữ Nôm thì nói chung họ không nhận thấy có sự phân biệt đó, thậm chí họ coi các ngữ tố (tiếng) này đều là thuộc về tiếng Việt, là "từ thuần Việt" rồi. Bởi vậy mà không ít những chữ mượn Hán loại này về sau đã được "Nôm hóa" bằng phương thức tạo chữ ghép, như đời thời Lê thường viết là “đại”, sang đời Nguyễn thường viết bằng chữ Nôm tự tạo 𠁀{"thế" + "đại"}, xưa lúc đầu viết là "sơ", về sau chuyển thành chữ ghép 𠸗{"sơ" + "cổ"}. Những chữ ghép kiểu này thường khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn không biết nên xếp chúng vào loại nào: "hội ý" hay "hình thanh". Hai là, ta gọi là "đọc trại hay đọc chệch" âm Hán Việt là trên cách nhìn của người thời nay. Có không ít trường hợp ngày nay có thể cần đọc chệch cho "tự nhiên", song ngày xưa chưa hẳn đã đọc như vậy. Chẳng hạn, trường hợp chữ "chi", nếu như văn cảnh (nhất là thơ) không gợi ý ta lựa chọn một cách đọc thích hợp giữa chi hay , thì khả năng "đọc trại" và "đọc đúng" âm Hán Việt là như nhau.

B2. Đọc đúng theo âm Hán Việt. Đây chính là các ngữ tố Hán được mượn vào tiếng Việt dưới hình thức ngữ âm Hán Việt. Những chữ Hán như vậy chiếm phân lượng không nhỏ trong các văn bản Nôm. Chẳng hạn hai chữ "tài", "mệnh" trong câu thơ đầu tiên của Truyện Kiều là thuộc loại này.

C. Mượn chữ, mượn nghĩa, không mượn âm. Đây là những chữ Hán được mượn bằng phép "giả tá theo nghĩa", tức là dùng chữ Hán để ghi một ngữ tố Việt cùng nghĩa, nhưng không liên quan gì đến âm đọc của chữ Hán đó. Vd: Trong câu Kìa đâu bến bãi lõm lồi (truyện Hoa Tiên), hai chữ lõm lồi được viết bằng hai chữ Hán "đột" và "ao" vốn có nghĩa như vậy. Chữ Nôm thuộc loại này là rất hiếm thấy, trong khi đây là cách mượn chữ Hán rất hay gặp ở sách vở của người Nhật Bản.

Dưới đây ta sẽ khảo sát một số tác phẩm văn Nôm như đã làm đối với các chữ Nôm tự tạo ở phần trên, để có thể hình dung rõ hơn về phân lượng các kiểu chữ Hán được mượn dùng trong những văn bản cụ thể.

Tư liệu minh họa

Văn bản 1(như trên). Trong văn bản Bà Thánh Ba-ba-ra truyện (1646) có 256 chữ Hán được mượn dùng (chiếm 78% đơn vị hình chữ) với 1073 lần xuất hiện (chiếm 83% độ dài văn bản). Phân lượng dành cho từng lớp lang các chữ mượn Hán được trình bày trong bảng sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Bỏ nghĩa, trại âm HV

114

45%

447

42%

(1)

2. Bỏ nghĩa, đúng âm HV

34

13%

148

14%

(2)

3. Giữ nghĩa, trại âm HV

36

14%

122

11%

(3)

4. Giữ nghĩa, đúng âm HV

72

28%

356

33%

(4)

5. Giữ nghĩa, đọc âm Việt

0

0

0

0

Cộng

256

100%

1073

100%

Ghi chú: (1) Những chữ xuất hiện nhiều: {<"ma"} (29 lần), người {<"ngại"} (26 lần), cho {< "chu"} (20 lần), {< "cố"} (20 lần), tôi {< "toái"} (18 lần), con {< "côn"} (16 lần), cha {< "tra"} (15 lần), rằng {< "lãng"} (14 lần), chẳng {< "trang"} (13 lần), {< "la"} (11 lần),... (2) Có những chữ như "chi" có thể đọc là chi hoặc trại âm HV), "ni" có thể đọc là ni hoặc này (trại âm HV) đều được, đọc theo kiểu nào là tùy theo sự cân nhắc của người phiên đọc đối với các văn bản cụ thể. (3) Cũng có trường hợp đọc đúng âm HV hay đọc theo âm Việt hóa (trại âm HV) đều được. Những chữ hay dùng: chúa {< "chủ"} (31 lần), thời /thì {< "thì"} (19 lần), liền {< "liên"} (12 lần), cùng {< "cộng"} (11 lần).(4) Phân lượng các chữ Hán ghi ngữ tố Hán Việt tuy không ít, nhưng là ít nhất trong số các văn bản được xem xét. Phải chăng đó là vì câu chuyện này viết ra gần với khẩu ngữ và nguồn chuyện không liên quan với văn hiến chữ Hán.

Văn bản 2 (như trên). Trong bản giải âm Cổ Châu lục (1752)có 661 chữ Hán được mượn dùng (chiếm 83% số hình chữ trong văn bản) với 1814 lần xuất hiện (chiếm 78% độ dài văn bản). Các lớp chữ Hán được mượn dùng phân bố như sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Bỏ nghĩa, trại âm HV

197

30%

780

43%

(1)

2. Bỏ nghĩa, đúng âm HV

50

8%

202

11%

(2)

3. Giữ nghĩa, trại âm HV

87

13%

271

15%

(3)

4. Giữ nghĩa, đúng âm HV

327

49%

561

31%

(4)

5. Giữ nghĩa, đọc âm Việt

0

0

0

0

Cộng

661

100%

1073

100%

Ghi chú: (1) Đây là văn bản tương đối dài, nên không ít chữ được dùng nhiều lần. Bỏ nghĩa, đọc trại âm HV có đến 7 chữ với số lần xuất hiện từ 20 lần trở lên, như: ấy {< "ý"} (39 lần), chẳng {< "trang"} (38 lần), đến {< "đán"} (35 lần), thầy {< "sài"} (33 lần), rằng {< "rằng"} (28 lần), người {< "ngại"} (23 lần), vậy (< "phi"} (24 lần), Bụt {<"bột"} (20 lần). (2) Dùng đến nhiều nhất là chữ chưng {< "chưng"} (51 lần, như 欺 意 "Chưng khi ấy", là một đặc điểm của văn Nôm "giải âm" từ Hán văn theo kiểu trực dịch), rồi chữ cả {< "cả"} (20 lần, như trong "cả mưa xuống"), chữ lại {< "lại"} (18 lần như trong 𠓨" lại vào rừng xanh". (3) Thường gặp là các chữ: trong {< "trung"} (25 lần),thửa {< "sở"}(21 lần), khiến {< "khiển"} (17 lần), cùng {< "cộng"} (13 lần}, {< "ư"} (12 lần), đời {< "đại"} (10 lần). (4) Các chữ ghi ngữ tố Hán Việt tuy nhiều nhưng tần số sử dụng không cao lắm.

Văn bản 3 (như trên). Số chữ Hán được mượn dùng trong văn bản trích từ Đại Nam quốc sử diễn ca (1870) là 576 đơn vị (chiếm 73% tổng số chữ của văn bản) với 1106 luợt xuất hiện (chiếm 72% độ dài văn bản). Các lớp chữ Hán mượn dùng được phân bổ như bảng sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Bỏ nghĩa, trại âm HV

76

13%

178

16%

(1)

2. Bỏ nghĩa, đúng âm HV

31

5%

89

8%

(2)

3. Giữ nghĩa, trại âm HV

48

8%

85

8%

(3)

4. Giữ nghĩa, đúng âm HV

424

73%

754

68%

(4)

5. Giữ nghĩa, đọc âm Việt

0

0

0

0

Cộng

576

100%

1106

100%

Ghi chú: (1) Được dùng đến nhiều nhất là các chữ: / {<"là"} (14 lần), cũng {< ""củng"} (10 lần), {< "cố"} (9 lần), còn {< "quần"} (9 lần). (2) Loại ngày có ít chữ, sử dụng cũng không nhiều lần, nhiều nhất là: lại {<"lại"} (16 lần), đâu {< "đâu"} (8 lần), xa {< "xa"} (7 lần). (3) Chữ dùng nhiều lần nhất là {< "ư"} cũng chỉ có 5 lần. (4) Các chữ ghi ngữ tố Hán Việt được sử dụng khá nhiều có lẽ vì tác giả phải nhiều lần nhắc đến các tên nhân vật và địa lý trong lịch sử nước ta.

Văn bản 4 (như trên). Trong văn bản Nôm câu chuyện cổ do Vương Duy Trinh viết lại trong sách Thanh Hóa quan phong (1903) có 286 chữ Hán được mượn dùng (chiếm 65% đơn vị hình chữ), với số lượt xuất hiện là 925 lần (chiếm 68% độ dài văn bản). Các lớp lang chữ Hán mượn dùng được phân bổ như sau:

Lớp chữ

Đơn vị chữ

Lần xuất hiện

Ghi chú

Số chữ

Tỉ lệ

Số lần

Tỉ lệ

1. Bỏ nghĩa, trại âm HV

57

20%

141

15%

(1)

2. Bỏ nghĩa, đúng âm HV

38

13%

134

14%

(2)

3. Giữ nghĩa, trại âm HV

37

13%

107

12%

(3)

4. Giữ nghĩa, đúng âm HV

154

54%

543

59%

5. Giữ nghĩa, đọc âm Việt

0

0

0

0

Cộng

419

100%

811

100%

Ghi chú: (1) Được dùng từ 10 lần trở lên có: cho {< "chu"} (21 lần), được {< "đặc"} (17 lần), {< "nộ"} (17 lần), 𧗱về {< "vệ"} (13 lần), mới {< "mãi"} (13 lần), {< "cố"} (11 lần), phải {< "bái"} (11 lần), {< "ma"} (10 lần). (2) Xuất hiện trên 10 lần có các chữ: ta {< "ta"} (22 lần), để {< "để"} (15 lần), lại {< "lại"} (13 lần). (3) Mấy chữ thường hay dùng đến là: giặc {"tặc"} (16 lần), ngựa {< "ngự"} (13 lần), đánh {< "đả"} (9 lần), phép {< "pháp"} (8 lần). Đó đều là những chữ rất liên quan với nội dung câu chuyện.

Có thể nhận thấy được là có không ít sự xê xích trong các chỉ số phân bố đối với từng lớp chữ Hán mượn dùng trong các văn bản khác nhau về niên đại, về nội dung, về phong cách ngôn từ, song có một nét chung là các chữ Loại 1 (bỏ nghĩa, đọc trại âm Hán Việt) và Loại 4 (giữ nghĩa, đọc đúng âm Hán Việt) bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao hơn các loại còn lại, kể về số lượng đơn vị cũng như về số lần xuất hiện. Cả loại này gộp lại bao giờ cũng chiếm tỉ lệ hơn 70% so với các loại chữ Hán mượn dùng trong văn bản. Loại 2 (bỏ nghĩa, đọc đúng âm Hán Việt) và Loại 3 (giữ nghĩa, đọc trại âm Hán Việt) thường không chênh nhau mấy. Còn Loại 5 thực sự là rất hiếm hoi, đến nỗi trong tất cả các văn bản kể trên đều không bắt gặp một chữ nào.

Mấy nhận xét bổ sung

1. Với những gì đã trình bày trên đây, tên gọi Chữ Nôm có thể được dùng để trỏ những đối tượng chữ vuông khác nhau trong văn bản tác phẩm tiếng Việt.

(a) Đối tượng đó, ở phạm vi hẹp nhất, chỉ bao gồm những chữ Nôm tự tạo, bất kể là những chữ đó dùng để ghi các ngữ tố thuần Việt (phần lớn là như vậy) hay để ghi các ngữ tố gốc Hán đã Việt hóa (một phần nhỏ). Một đôi khi người ta nói đến "chữ Nôm thuần Việt" hoặc “chữ thuần Nôm”, phải chăng là muốn trỏ tất cả những chữ Nôm tự tạo. Song thuật ngữ này không được sáng sủa lắm, vì không rõ "thuần Việt", “thuần Nôm” là trỏ về chữ (chữ tự tạo) hay trỏ về ngữ (ngữ tố gốc Việt) hay cả hai.

(b) Nới rộng phạm vi hơn, đối tượng đó ngoài chữ Nôm tự tạo còn tính thêm cả những chữ Hán mượn dùng theo kiểu "bỏ nghĩa chữ, đọc trại âm Hán Việt". Đây chính là những chữ Hán được mượn dùng hình chữ làm ký hiệu ghi ngữ tố Việt có mức độ Việt hóa khá cao.

(c) Tiếp theo, lại nới rộng hơn một bước nữa, trong phạm vi gọi là chữ Nôm có thể tiếp nhận cả những chữ Hán được mượn để ghi ngữ tố Việt có âm đọc trùng hợp với âm Hán Việt của chữ. Cả (b) và (c) cùng giống nhau ở một điểm là đều dùng chữ Hán để ghi ngữ tố thuần Việt.

(d) Rộng rãi hơn chút nữa, có thể chấp nhận là chữ Nôm cả loại chữ Hán được mượn cùng một thể với ngữ tố Hán, nhưng âm đọc đã Việt hóa, mà người Việt bình thường khó nhận ra lai lịch gốc Hán của chúng.

(e) Cuối cùng, rộng rãi nhất, khi nói đến chữ Nôm người ta trỏ toàn bộ những chữ vuông có mặt trong văn bản tác phẩm Nôm (tiếng Việt), kể cả chữ Nôm tự tạo và chữ Hán mượn dùng.

Trong từng trường hợp, tương ứng với các phạm vi rộng hẹp khác nhau như trên, các chữ Hán mượn dùng vào văn bản tác phẩm Nôm có thể được gọi là "chữ Nôm mượn Hán" hay “chữ Nôm gốc Hán”. Nói cách khác, đó là những chữ Hán đã “nhập tịch” vào văn bản tác phẩm chữ Nôm tiếng Việt.

2. Những cứ liệu dẫn ra trong bài theo sự khảo sát chữ Hán chữ Nôm trên mấy văn bản cụ thể nhằm phác họa đôi nét về phân lượng các lớp lang chữ Hán chữ Nôm có mặt trong các văn bản ấy. Các số liệu thu được chỉ có giá trị tương đối. Mặc dù vậy, bước đầu khảo sát cũng có thể nêu nhận xét chung như sau: Bốn văn bản trên đây có niên đại cách biệt khá xa nhau (từ giữa thế kỷ XVII, đến giữa thế kỷ XVIII, giữa thế kỷ XIX, rồi sang đầu thế kỷ XX), điều này chắc hẳn có chi phối sự tăng trưởng hay giảm sút chỉ số phân lượng các lớp lang chữ Hán chữ Nôm được dùng trong từng văn bản. Bên cạnh đó thì các văn bản này cũng khác xa nhau về nội dung (tôn giáo, lịch sử, văn chương) về phong cách ngôn từ (kể chuyện, thơ ca, văn dịch), v.v. và điều này cũng chi phối tần số xuất hiện của các chữ dùng có liên quan đến ngữ nghĩa. Song nhìn chung, phân lượng chữ Nôm tự tạo bao giờ cũng ít hơn nhiều so với chữ Hán mượn dùng. Và trên đại thể, phân lượng chữ Nôm tự tạo trong văn bản có vẻ tăng dần theo thời gian.

TƯ LIỆU CHỮ NÔM

1. Các Thánh truyện. (). Jeronimo Maiorica (1591-1656) chủ biên. Sách chữ Nôm viết tay, hoàn thành năm Phúc Thái thứ 4 (1646). Thư viện Quốc gia Paris. Tư liệu do các học giả Pháp cung cấp cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm. (a) (Tháng Giêng) Mồng Chín: Ông Thánh Cư-li-ong tử vì đạo truyện. (b) (Tháng Mười Hai) Mồng Bốn: Bà Thánh Ba-ba-ra truyện.

2. Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục (). Viên Thái diễn Nôm. Khắc in năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752). Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm: A.184.

3. Kim Vân Kiều tân truyện (). Nguyễn Du soạn. Bản in theo ván khắc năm Tự Đức thứ 19 (1866), Liễu Văn đường tàng bản. Trong sách "Nguyễn Du. Truyện Kiều. Bản Nôm cổ nhất 1866", Nxb. Văn học, 2004.

4. Tân biên Truyền kỳ mạn lục (). Nguyên tác Hán văn của Nguyễn Dữ, tương truyền Nguyễn Thế Nghi (thời nhà Mạc) dịch Nôm. Bản in theo ván khắc năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), gồm 2 tập 4 quyển, lưu tại Viện Văn học, ký hiệu: HN 257, HN 258.

5. Đại Nam quốc sử diễn ca (). Phạm Đình Toái soạn. Bản in theo ván khắc năm Tự Đức thứ 23 (1870). Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm: AB.1.

6. Hoa tiên nhuận chính (). Nguyễn Huy Tự soạn. Bản in theo ván khắc năm Tự Đức Ất Hợi (1875). Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm: VHb 72.

7. Thanh Hóa quan phong ().Vương Duy Trinh soạn. Khắc ván năm Thành Thái thứ 15 (1903). Bản in chụp trong sách: Vương Duy Trinh. Thanh Hóa quan phong.Bản phiên diễn của Nguyễn Duy Tiếu. Sài Gòn, 1973.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

[1] Đào Duy Anh: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb. KHXH, H. 1975.

[2] Nguyễn Tài Cẩn (với sự cộng tác của N.V. Xtankêvich): Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985.

[3] Nguyễn Tài Cẩn: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự, văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia, H. 2001.

[4] Hoàng Xuân Hãn: Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần - Lê, Tập san Khoa học Xã hội. Paris, số 5 và 6, 1976.

[5] Nguyễn Quang Hồng: Hiện tượng chuyển dụng chữ Nôm trong các văn bản Nôm, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, H. 2005, N.4.

[6] Nguyễn Quang Hồng: Khảo về chữ Ốc và Mấy, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2006.

[7] Nguyễn Quang Hồng: Khảo về các chữ Nôm ghi tiếng Một và Ấy, Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2006.

[8] Bảng tra chữ Nôm. Viện Ngôn ngữ học, Nxb. KHXH, H. 1976.

[9] Giúp đọc Nôm và Hán Việt. Lm. An-tôn Trần Văn Kiệm soạn, Nxb. Đà Nẵng - Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ, 2004.

[10] Tự điển chữ Nôm. Nguyễn Quang Xỷ và Vũ Văn Kính, Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1971.

[11] Tự điển chữ Nôm (字典字喃). Ynosuke Takeuchi (竹內与之助) soạn, Đông Kinh đại học Lâm thư xuất bản. Tokyo, 1988.

[12] Hán ngữ đại tự điển (漢語大字典). Bản in nén. Hồ Bắc từ thư xuất bản xã - Tứ Xuyên từ thư xuất bản xã, Vũ Hán, 1995.

(*) Báo cáo đọc tại Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm - Huế, 6/2006.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (79) 2006; Tr.5-20)

In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Cách Viết Chữ Tạo Hán Nôm