Nôn Mửa - Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Hậu Quả Thường ...

Nôn mửa là tình trạng tống khứ các chất tồn dư trong dạ dày theo đường thực quản, miệng. Tình trạng nôn mửa cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề và có thể sẽ cần phải thăm khám, điều trị bệnh sớm nếu hiện tượng đó tái diễn thường xuyên.

Mục lục

  • 1 Cơ chế bệnh sinh của nôn mửa
    • 1.1 Cơ chế gây nôn
    • 1.2 Trong cơ chế nôn
  • 2 Hậu quả của nôn mửa
    • 2.1 Mất nước
    • 2.2 Rối loạn điện giải
  • 3 Quan sát tính chất nôn, đặc điểm nôn
    • 3.1 Chất nôn
    • 3.2 Số lượng nôn mửa
    • 3.3 Màu sắc
    • 3.4 Giờ giấc nôn
  • 4 Nguyên nhân nôn
    • 4.1 Bệnh ống tiêu hoá
    • 4.2 Nhiễm trùng, nhiễm độc
    • 4.3 Các yếu tố khác

non_mua

Cơ chế bệnh sinh của nôn mửa

Cơ chế nôn thường xuất phát từ một vấn đề nào đó liên quan tới sức khỏe. Sau đó hình thành nên phản xạ nôn.

Cơ chế gây nôn

Từ một điểm tổn thương nào đó phát ra một kích thích bất thường, luồng kích thích này tới 2 trung tâm:

  • Trung tâm gây nôn (ở hành tủy nằm gần dây X và tổ chức lưới ở ngang dưới dây X) nhận kích thích từ ống tiêu hoá tới.
  • Trung tâm thu nhận kích thích hoá học (bề mặt nền não thất 4) nhạy cảm với apomocphin, đóng vai trò liên kết không hoạt động độc lập. Các xung từ trung tâm nôn mượn đường dây thần kinh hoành tới cơ hoành. Đường thần kinh tủy sống tới cơ liên sườn và cơ bụng; đường thần kinh X tới cơ vận động thanh quản họng. Khi xung động tới: lập tức cơ hoành, cơ bụng co thắt lại, tăng áp lực ổ bụng, co các cơ hô hấp, thanh môn đóng lại, môn vị đóng lại, tâm vị mở ra, cơ thực quản giãn ra tống các chất từ dạ dày ra ngoài tạo thành hiện tượng nôn mửa.

Trong cơ chế nôn

  • Dạ dày thụ động.
  • Chủ yếu tăng áp lực ổ bụng.
  • Sóng phản nhu động của ruột đại tràng làm thức ăn lộn lại dạ dày.

Hậu quả của nôn mửa

Nôn mửa bản thân nó gây nhiều hậu quả với sức khỏe bên cạnh những nguy cơ từ bệnh lý gốc gây ra vấn đề nôn.

Mất nước

  • Khát, da khô, nhăn nheo Casper (+).
  • Trụy tim mạch: HA tụt, mạch nhanh, nhiệt độ giảm.
  • Máu cô, hematocrit trên 45%.

Rối loạn điện giải

  • K+ hạ gây mệt, Ca++  giảm gây co quắp chân tay, rối loạn toan-kiềm máu.
  • Do mất hydratcacbon nên đường máu giảm gây toan máu.
  • Urê máu tăng do máu cô, giảm lọc cầu thận.

Quan sát tính chất nôn, đặc điểm nôn

Để giúp ích sơ bộ trong chẩn đoán bệnh lý gây ra tình trạng nôn mửa, người bệnh cần đặc biệt chú ý quan sát tính chất của nôn, đặc điểm của cơn nôn mửa.

Chất nôn

  • Thức ăn: Sớm: chưa tiêu/ Muộn: tiêu dở, thức ăn cũ.
  • Nhầy: quánh trắng.
  • Mật: đắng, xanh, vàng.
  • Máu: đỏ (thực quản), cục nâu (dạ dày).
  • Nôn ra phân: tắc ruột cao.
  • Nôn cụt: buồn nôn nhưng không nôn.

Số lượng nôn mửa

  • Nôn nhiều: hẹp môn vị.
  • Nôn ít: viêm dạ dày.

Màu sắc

  • Vàng: mật.
  • Đỏ nâu: máu, thức ăn cũ, phân.

Giờ giấc nôn

  • Ăn vào nôn ngay: viêm  ạ dày.
  • Ăn sáng tối nôn: hẹp môn vị.

Nguyên nhân nôn

Nguyên nhân gây nôn có thể nằm ở trong ống tiêu hóa hoặc ngoài ống tiêu hóa. Một số nguyên nhân gây nôn phổ biến như sau.

Bệnh ống tiêu hoá

  • Dạ dày-tá tràng: viêm, loét, hẹp môn vị.
  • Ruột: tắc, lồng ruột.
  • Mật tụy: sỏi, viêm tụy.

Nhiễm trùng, nhiễm độc

  • Cúm, sởi, viêm phổi…
  • Ngộ độc: digital, nấm , urê, nghén…

Các yếu tố khác

  • Say nắng, nóng, tàu xe.
  • Tia xạ.
  • Tâm thần.

Chia sẻ

Từ khóa » Nôn Thức ăn Cũ