Nôn Nhiều Khi Mang Thai - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
- Nghén là triệu chứng thường gặp trong những tháng đầu thai kỳ. Ước tính khoảng 50-70% số thai phụ có dấu hiệu này. Mức độ nghén có thể từ nhẹ (như buồn nôn, chán ăn hoặc không thích những mùi vị nào đó) đến nặng (nôn thốc nôn tháo tất cả các loại thức ăn thức uống, thậm chí không ăn uống gì vẫn cứ nôn). Nghén xuất hiện do sự gia tăng nồng độ nội tiết thai kỳ như estrogen, progesterone và đặc biệt là beta hCG. Những người mang đa thai hoặc thai trứng bị nghén nhiều hơn với đơn thai và thai kỳ bình thường.
Chính vì nôn ói nên trong ba tháng đầu thai kỳ, các thai phụ thường không tăng cân hoặc sụt cân 1-2kg. Điều này không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bé vì phần lớn các bà mẹ sẽ phục hồi cân nặng ban đầu và tăng cân đều sau tuần thứ 14, khi triệu chứng nghén giảm dần và mất hẳn.
Một số cách sau giúp giảm tình trạng nôn ói:
- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ (có thể chia thành 6-8 bữa), ăn nhiều lần trong ngày để giảm tình trạng tăng tiết dịch dạ dày, mỗi lần ăn một ít giúp dễ tiêu hóa.
- Thêm vị gừng vào thức ăn, thức uống hằng ngày.
- Ban đầu nên ăn thức ăn đặc hoặc khô, sau đó khoảng 30 - 60 phút hãy dùng thức ăn lỏng hoặc uống nước.
- Nên chọn những thức ăn ưa thích, đặc biệt là những món ăn ưa thích từ thuở còn bé.
- Nên dùng thức ăn, thức uống hơi nóng hoặc hơi lạnh, thức ăn nguội dễ làm nôn.
- Thường xuyên uống nước (nước trái cây, nước ngọt, nước chín...) trong ngày, nên uống giữa các bữa ăn.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Dùng vitamin B6 mỗi ngày.
- Mỗi ngày nên uống một viên đa sinh tố (như Obimin, Prenatal, Multivitamin...)
- Tránh đánh răng vào buổi sáng khi bụng còn đói (nên ăn một cái bánh quy chẳng hạn, ngay sau khi thức dậy).
- Tránh đánh răng ngay sau ăn no.
- Tránh những thức ăn có nhiều gia vị, đặc biệt có mùi nồng.
- Tránh nhìn, ngửi hoặc ngay cả nghĩ về những món ăn kích thích nôn. Ví dụ: có những thai phụ ăn phở vào là nôn ói ngay, thậm chí chỉ ngửi mùi phở hoặc nhìn thấy người khác ăn phở là nôn ói.
- Tránh dùng chất béo nhiều, vì gây khó tiêu và dễ nôn.
Nếu áp dụng chế độ ăn như trên mà vẫn không bớt nôn ói, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc chống nôn. Có những loại thuốc điều trị nôn ói không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Từ khóa » Nôn Khi Mang Thai
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được: Đặc điểm Cơn ốm Nghén Khi ...
-
Buồn Nôn Khi Mang Thai: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Tìm Hiểu Về Chứng ốm Nghén Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục
-
Ốm Nghén Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng ...
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Bạn đã Phân Biệt được Buồn Nôn Với Chứng Nghén Nặng Khi Mang ...
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được Khi Mang Thai Là Bị Gì? - MarryBaby
-
Mang Thai Bao Lâu Thì ốm Nghén? Cách Giảm ốm Nghén Hiệu Quả
-
Cách Giảm Nôn Nghén Khi Mang Thai Với 16 Mẹo Nhỏ
-
MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ ỐM NGHÉN, MẸ BẦU CẦN HIỂU ĐÚNG ĐỂ ...
-
Buồn Nôn Khi Mang Thai Và Hướng Xử Trí Phù Hợp - YouMed
-
Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Chứng Nôn Nghén Khi Mang ...
-
Nghén Khi Mang Thai - Bệnh Viện Hùng Vương