Nôn Ra Máu - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. Nguồn: gutcare.com.sg
Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: Thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chảy máu và sẽ được nhắc đến dưới đây.
Nôn ra máu là một cấp cứu nội khoa. Mặc dù trong nhiều trường hợp, máu chảy sẽ nhanh chóng được cầm, nhưng bạn vẫn không thể chắc chắn nó sẽ ngừng chảy khi bạn nôn ra máu lần đầu. Trong một số trường hợp, chảy máu có thể trở nên nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, hãy gọi đến trung tâm cấp cứu hay đến thẳng phòng cấp cứu gần nhất nếu bạn nôn ra máu.
Khái quát về đường tiêu hóa trên.
Đường tiêu hóa bắt đầu từ thực quản và tận cùng ở hậu môn.
Đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Thức ăn được đưa xuống thực quản vào trong dạ dày. Dạ dày tiết ra acid giúp tiêu hóa thức ăn và sau đó được đưa tới ruột non, để được tiêu hóa.
Một số dạng chảy máu đường tiêu hóa trên.
Các loại chảy máu thường được mô tả như sau:
- Máu đen: Thường được mô tả như là màu bã cà phê, gợi ý máu chảy tương đối chậm. Máu chảy ra tiếp xúc với acid dạ dày đủ lâu để acid chuyển máu thành màu nâu đen. Chảy máu trong trường hợp này có thể vẫn chưa nhiều lắm nhưng có thể nhiều hơn ở lần chảy máu sau đó.
- Chảy máu đỏ tươi số lượng lớn gợi ý máu chảy nhanh và nhiều.
- Nôn ra máu kèm đi cầu phân đen: Đi cầu phân đen có nghĩa là phân có màu rất đen và thường đặc sánh như nhựa đường. Nôn ra máu và đi cầu phân đen là 2 triệu chứng thường đi cùng nhau. Chúng đồng thời xuất hiện chứng tỏ chảy nhiều máu trong đường tiêu hóa.
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng với nôn ra máu. Ví dụ, đau bụng, sốt, cảm thấy mệt mỏi hay các triệu chứng về tiêu hóa khác. Sự có mặt các triệu chứng sẽ giúp hướng tới nguyên nhân chảy máu. Đôi khi, các triệu chứng này không xuất hiện ngay từ đầu.
Nguyên nhân nôn ra máu là gì?
Có thể gặp rất nhiều nguyên nhân gây nôn ra máu. Các triệu chứng hay gặp và quan trọng hơn được liệt kê vắn tắt như sau:
Chảy máu thực quản
Nguyên nhân gồm có:
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch là mạch máu bị giãn rộng ra, thường ở trong thành thực quản và dạ dày. Đây là một trong những biến chứng có thể gặp của xơ gan. Trong xơ gan, mô gan xơ làm cản trở dòng máu qua gan, gây tăng áp lực tĩnh mạch đem máu từ đường tiêu hóa đến gan. Tĩnh mạch mang máu chứa các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa được gọi là tĩnh mạch cửa. Áp lực tăng lên đẩy máu trở về đường tiêu hóa và làm cho tĩnh mạch này giãn ra trong thành thực quản. Tĩnh mạch giãn ra trở nên khá dễ vỡ và có thể chảy máu dữ dội vào trong lòng thực quản.
- Viêm thực quản: Thường là do acid trào ngược từ dạ dày (bệnh trào ngược dạ dày-thực quản). Thực quản bị viêm đôi khi xảy ra chảy máu.
- Ung thư thực quản: Đôi khi gây chảy máu vào trong lòng thực quản.
- Hội chứng Mallory-Weiss: Đây là loại chảy máu gây ra bởi một vết rách ở thành thực quản hay dạ dày. Vết rách này có thể gây ra bởi bất kỳ nguyên nhân gì mà dẫn tới tăng đột ngột áp lực trong dạ dày hay thực quản. Ví dụ như, nôn ọe nhiều lần do bất kỳ nguyên nhân gì, quá căng thẳng mệt mỏi, ho hay nấc mạnh.
Chảy máu dạ dày
Nguyên nhân gồm có:
- Loét dạ dày: Ổ loét có thể chảy máu, đôi khi chảy máu dữ dội. Loét dạ dày thường gây ra bởi nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (HP). Loét dạ dày thường có thể được chữa trị khá dễ dàng. Thuốc kháng viêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm khớp đôi khi gây loét dạ dày. Aspirin hay được sử dụng để chống đông máu cũng là 1 nguyên nhân gây bệnh.
- Ung thư dạ dày đôi khi gây chảy máu vào trong dạ dày.
- Viêm dạ dày: Tương tự loét dạ dày.
- Giãn tĩnh mạch trong thành dạ dày có thể xảy ra tương tự như giãn tĩnh mạch thực quản đã mô tả ở trên.
- Hội chứng Mallory-Weiss: Có thể làm ảnh hưởng đến thành dạ dày - mô tả ở trên.
Chảy máu hành tá tràng
Nguyên nhân gồm có:
- Loét hành tá tràng: Ổ loét có thể gây chảy máu, đôi khi rất dữ dội. Giống như loét dạ dày, loét hành tá tràng thường do nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (HP). Trường hợp này thường có thể được chữa trị khá dễ dàng. Thuốc kháng viêm và aspirin, là nguyên nhân thường gặp gây loét dạ dày, nhưng không phải là nguyên nhân thường gặp gây loét hành tá tràng.
- Viêm hành tá tràng: Có nguyên nhân tương tự như loét hành tá tràng.
Nguyên nhân hiếm gặp từ bất cứ đoạn nào của đường tiêu hóa trên, bao gồm:
- Nhiễm xạ.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa không phổ biến.
- Chấn thương.
- Vô căn: Trong một số trường hợp, thậm chí sau khi xét nghiệm vẫn không thể tìm thấy nguyên nhân.
Những thăm dò và xét nghiệm nào có thể được làm?
Nhận định của bác sĩ
Bác sĩ có thể sẽ hỏi nhiều câu hỏi về nguồn gốc chảy máu, về các triệu chứng khác và thăm khám. Một trong những điều đầu tiên bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra là "liệu máu chảy ra này có thật sự là từ đường tiêu hóa trên không?". Đôi khi khó có thể chắc chắn điều này, và có thể khó kết luận nếu máu chảy ra là:
- Ho ra máu, chứ không phải nôn ra máu.
- Máu từ chỗ nào đó ở trong miệng hoặc mũi mà chảy ngược lại cổ họng, sau đó nuốt và nôn ra. Ví dụ, máu chảy từ mũi.
Nếu rõ ràng là máu chảy từ đường tiêu hóa trên, các xét nghiệm thường làm là để tìm nguyên nhân. Xét nghiệm hay được làm nhất là nội soi.
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là dùng một ống nhỏ, mềm đưa xuống thực quản vào trong dạ dày và đến đoạn trên của hành tá tràng. Nguyên nhân gây chảy máu có thể thường được phát hiện nhờ nội soi.
Đánh giá tình trạng toàn thân
Nhiều loại xét nghiệm máu và xét nghiệm khác có thể được làm để đánh giá tình trạng toàn thân. Ví dụ, lượng máu mất là bao nhiêu, có cần phải truyền dịch hay truyền máu để bù lượng máu đã mất hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp đánh giá những yếu tố cụ thể như là chức năng gan nếu có xơ gan, hay để giúp chẩn đoán hay nhận định các nguyên nhân khác gây chảy máu.
Điều trị nôn ra máu như thế nào?
Điều trị ban đầu
Điều trị ban đầu có thể cần truyền tĩnh mạch để bù dịch hay thậm chí truyền máu nếu chảy máu nghiêm trọng. Việc này không cần thiết nếu máu chảy ít và đã cầm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chảy máu nghiêm trọng , việc hồi sức cấp cứu và bù dịch/máu khẩn cấp được chỉ định ngay lập tức.
Điều trị khác
Điều trị tùy vào nguyên nhân. Tuy nhiên, điều trị ban đầu để cầm máu đang chảy có thể thường sử dụng một dụng cụ có thể đưa xuống như nội soi (như đã mô tả ở trên). Đôi khi, phẫu thuật cấp cứu là cần thiết để kiểm soát tình trạng chảy máu đang tiến triển nặng. Một khi chảy máu được cầm, điều trị bổ trợ phụ thuộc vào nguyên nhân.
Từ khóa » Hình ảnh Nôn Ra Máu
-
Tại Sao Bạn Nôn Ra Máu? | Vinmec
-
Nôn Ra Chất Giống Bã Cà Phê Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Nôn Ra Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Chữa Dứt ...
-
Nguyên Nhân Nôn Ra Máu: Biết để Chữa Kịp Thời! - Hello Bacsi
-
Buồn Nôn Ra Máu Tiềm ẩn Bệnh Gì? Cảnh Báo Bạn Chớ Nên Xem ...
-
Bất Ngờ Nôn Ra Máu, Bệnh Nhân Chớ Coi Thường
-
Ợ Chua Nôn Ra Máu - Triệu Chứng Nguy Hiểm Không Thể Coi ...
-
Tổng Quan Về Chảy Máu đường Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Nôn Ra Máu - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
Bệnh Nhân Nôn Ra Máu Tươi Và Máu Cục, Kết Quả Nội Soi Tiêu Hóa ...
-
5 Dấu Hiệu Xuất Huyết Dạ Dày điển Hình, Dễ Nhận Biết Nhất | Medlatec
-
Nghén Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe Của Mẹ Và Bé Không?
-
Xuất Huyết Dạ Dày – Căn Bệnh Nguy Hiểm Và Những Điều Cần Biết