Nông Dân Thu Nhập Tiền Tỷ Mỗi Năm - Cổng Thông Tin Hội Liên Hiệp ...

Truy cập nội dung luôn

Các đề án

Xem cỡ chữ Nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi năm 01/06/2018 Nhiều nữ nông dân trong cả nước đã biết tận dụng nguồn đất, cây trái đặc trưng của vùng miền để làm giàu chính đáng.

Điện Biên: Trồng trái thơm trăm mắt trên đất dốc

Chị Thào Thị Mại, bản Nà Sang (xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), đã trồng “cây trăm mắt” trên 2ha nương rẫy cằn cỗi thu lợi hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên đất dốc,đến nay chị Mại không phải lo cảnh thiếu cái ăn, cái mặc như trước kia nữa

Vùng đất bản Nà Sang trước đây là đất đồi, cằn cỗi, sỏi đá, người dân chủ yếu trồng được ngô,khoai, sắn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Trong một lần chị Mại lên thăm anh em họ hàng ở tỉnh Lào Cai, thấy người dân nơi đây trồng rất nhiều dứa trên đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình. Thấy vậy, chị Mại đã mua 60 cây giống về trồng thử trên nương. Từ một vùng đất cằn cỗi bạc màu, chị mại đã chuyển đổi diện tích thành nương dứa cho kinh tế cao

Không ngờ cây dứa lại bén rễ trên vùng đất này và phát triển rất tốt, ít bị sâu bệnh... Nhận thấy có thể làm giàu từ cây dứa, chị Mại đã bàn bạc với chồng lên Lào Cai mua thêm cây giống với số lượng lớn về trồng trên 2ha nương rẫy. Sau một thời gian chăm sóc nương dứa của gia đình chị cho bội thu, cây nào cây nấy đều kết trái sai trĩu quả, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

Chị Mại cho biết: Gia đình tôi là hộ đầu tiên đem giống cây dứa về trồng ở vùng đất Nà Sang này. Trong quá trình chăm sóc tôi thấy cây dứa chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, rất thích hợp với vùng đất dốc, không tốn nhiều công sức chăm sóc. Trồng dứa khác hẳn với các loại cây trồng ăn quả khác ở chỗ, tôi không cần tưới nước hàng ngày, một tháng chỉ cần đi làm cỏ một lần. Phân bón tưới tiêu chủ yếu là tôi dùng phân đạm, NPK, lân và phân chuồng, nên cây luôn phát triển khỏe mạnh và cho quả ngọt lắm.

 Ảnh minh họa

 Chị Ngọc Mai sản xuất kinh doanh sầu riêng có tiếng ở cù lao Dài

Theo như chị Mại chia sẻ, cây dứa chỉ trồng một lần nhưng thu hoạch trong 3 năm. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên, cứ khoảng 4 tháng là thu hoạch tiếp. Dứa ở đây là dứa sạch vì gia đình tôi không sử dụng thuốc hóa học hay chất kích thích từ khi trồng, chăm bón đến khi ra quả. Dứa của gia đình tôi trồng rất ngọt, thanh, giòn nên thu hoạch đến đâu đều có thương lái túc trực thu mua đến đó. Hiện nay, giá 1kg dứa bán ra thị trường với giá 10.000 đồng/kg, giúp gia đình chị Mại có nguồn thu nhập lớn. Mỗi năm sau khi trừ chi phí chăm sóc, tôi có lãi hơn 200 triệu đồng từ trồng dứa.

Được biết, cây Dứa mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng cây ngô, cây sắn. Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên có chủ trương khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn xây dựng đường, điện, hồ chứa nước để phục vụ thâm canh cây dứa theo hướng VietGAP, nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung và bao tiêu sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Qua đó, giúp bà con yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Vĩnh Long: Trồng sầu riêng tại Cù lao

Vợ chồng chị Ngọc Mai ở ấp Rạch Vọp, xã Quới Thiện có 10 công sầu riêng trồng trong vườn nhà, ngoài ra chị còn mua thêm sầu riêng gốc (mua nguyên đám) để chăm sóc, bón phân và xử lý cho ra hoa, tới mùa vụ chị thu hoạch trái, mỗi vụ gom hàng trên 200 tấn, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 1 tỷ đồng.

Cù lao Dài là một dải đất phù sa trên 20km nằm giữa dòng Cổ Chiên, thuộc huyện Vũng Liêm, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 30km. Trước kia, nơi đây là vùng đất thấp, ngập nước nên người dân chỉ trồng lúa và trồng lát dệt chiếu. Từ khi có hệ thống đê bao khép kín, có điện lưới quốc gia, cù lao Dài trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú gồm hai xã Thanh Bình và Quới Thiện.

Đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từ nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền địa phương đã mang lại cho cù lao một sức sống đầy khởi sắc, nổi bật là kinh tế nông nghiệp.

Hiện nay, hầu như nhà vườn nào cũng trồng cây đặc sản, chủ lực là sầu riêng, bưởi da xanh, xoài, mít....Ông Đoàn Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Quới Thiện cho biết, hiện xã Thanh Bình có tới 1.000ha sầu riêng, đa phần giống sầu riêng Ri 6 và Monthong. Những ngày này đi tới đâu cũng bắt gặp thương lái tấp nập thu mua sầu riêng, rộn ràng nhất là các xe thồ, xe tải và ghe xuồng ngược xuôi vận chuyển sầu riêng đi khắp nơi. Nông thôn ở đây thay đổi từng ngày, nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ sầu riêng.

Ông Phạm Văn Sinh (Ba Sinh) ở ấp Thanh Lương, xã Thanh Bình trồng 200 gốc sầu riêng từ 7 – 10 năm tuổi, mỗi năm thu về vài trăm triệu. Ông cho biết sầu riêng tuy dễ trồng nhưng trước tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, người trồng cần phải biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để hạn chế sự thất thoát.

Theo ông Sinh, việc thu hoạch sầu riêng cũng đòi hỏi người trồng phải có tay nghề cao. Tùy theo yêu cầu của thương lái mà nhà vườn có thể chọn trái. Trái sắp già, dân trong nghề gọi là sầu riêng 8 tuổi; trái già là sầu riêng 9 tuổi và trái chín gọi là sầu riêng 10 tuổi. Thường vận chuyển đi xa như Hà Nội, Trung Quốc người ta chọn trái 7,8 tuổi để khi đến nơi trái vừa chín. Còn như bán tại chỗ thì chọn sầu riêng 10 tuổi.

Ngoài sản xuất kinh doanh, nhiều bà con ở địa phương còn làm dịch vụ như bẻ trái, vận chuyển, giao hàng hoặc mở vựa thu mua giao cho thương lái. Vợ chồng chị Ngọc Mai ở ấp Rạch Vọp, xã Quới Thiện có 10 công sầu riêng trồng trong vườn nhà, ngoài ra chị còn mua thêm sầu riêng gốc (mua nguyên đám) để chăm sóc, bón phân và xử lý cho ra hoa, tới mùa vụ chị thu hoạch trái, mỗi vụ gom hàng trên 200 tấn, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 1 tỷ đồng.

Giá sầu riêng thường dao động từ 45.000 - 70.000đ/kg, đầu vụ và cuối vụ giá bao giờ cũng cao nên nhiều nông dân có kinh nghiệm thường xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để bán được nhiều tiền.

khoinghiep.org.vn In bài viết Gửi mail tới bạn Share Facebook Share Google+

Tin tức cùng chuyên mục

  • "Hô biến" hoa quả hỏng thành men vi sinh làm sạch môi trường
  • Trợ lực mới thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
  • Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
  • Kỷ nguyên mới và sứ mệnh của Phụ nữ Việt Nam
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương
  • Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và xu hướng chuyển đổi "xanh"
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm việc với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
  • Huế: Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
  • TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hoạt động về công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ Hội LHPN các cấp tại tỉnh Thái Bình
  • Hội viên danh dự Hội LHPN Việt Nam: Kết nối sức mạnh, thúc đẩy bình đẳng giới

TÂM ĐIỂM

Image

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

  • Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
  • Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
  • Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

CÁC ĐỀ ÁN

Image

"Hô biến" hoa quả hỏng thành men vi sinh làm sạch môi trường

  • Trợ lực mới thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
  • Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
  • Kỷ nguyên mới và sứ mệnh của Phụ nữ Việt Nam

VĂN BẢN HỘI

  • (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
  • (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
  • (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
  • (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
  • (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...

Video

play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2024

Liên kết Website

Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Thu Nhập Tiền Tỷ Mỗi Năm