Nồng độ Dinh Dưỡng Thủy Canh Cho Từng Loại Cây | Gwall
Có thể bạn quan tâm
Nồng độ dinh dưỡng thủy canh cho từng loại rau có sự khác biệt nhất định mà nếu nắm rõ bạn sẽ có sự điều chỉnh phù hợp và thu về kết quả trồng rau thủy canh tốt nhất.
Trong bài viết Hướng dẫn cách kiểm soát nồng độ EC, TDS, PH trong dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh bạn đã được giới thiệu sơ qua về các thông số nồng độ ppm của dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Trong bài viết này, Gwall sẽ mang đến bạn những thông số chi tiết hơn về nồng độ dinh dưỡng ppm và độ pH cụ thể dùng cho từng loại cây phổ biến nhất thường được trồng theo phương pháp thủy canh.
Và dưới đây là thông số chi tiết về nồng độ pH và PPM của một số loại rau phổ biến nhất!
Húng quế: PH = 5.5 – 6.5, PPM/tds: 700 ~ 1120.
Cà chua: PH = 5.5~6.5,PPm/tds: 1400~3500
Cà rốt: PH = 6.3, PPm/tds: 1120~1400
Đậu cove: PH = 6.0, PPM/tds: 1400~2800.
Cải xanh: PH = 6 ~6.8, PPm/tds: 1900~2450.
Bắp cải: PH = 6.5~7.0, PPm/tds: 1750~2100
Ớt chuông: PH = 6.0~6.5, PPm/tds: 1260~1540
Dưa leo: PH =5.8~6.0, PPm/tds: 1190~1750
Cải thìa: PH = 7.0,PPm/tds: 1050~1400
Cà tím: PH =5.5~6.5, PPm/tds: 1750~2450
Xà lách: PH =5.5~6.5, PPm/tds: 560~840
Đậu bắp: PH =6.5, PPm/tds: 1400~1680
Hành củ: PH = 6.0~6.7, PPm/tds: 980~1260
Ớt: PH = 6.0~6.5,PPm/tds: 2100~2450
Khoai tây: PH = 5.0~6.0,PPm/tds: 1400~1750
Bí đỏ: PH = 5.5~7.5,PPm/tds: 1260~1680
Rau bina: PH = 6.0~7.0,PPm/tds: 1260~1610
Khoai lang: PH = 5.5~6.0,PPm/tds: 1400~1750
Dưa lưới: Ph = 5.5~6.0, PPM/tds: 1400~1750
Dâu tây: PH=6 , PPM/tds: 1260~1540
Dưa hấu: PH= 5.8, PPM/tds: 1260~1680
Kinh giới/tía tô: PH=5.5, PPM/tds: 1120~1400
Bạc hà/ húng lủi: PH= 5.5~6.5, PPM/tds: 1400~1650
Mướp: PH= 6.5, PPM/tds: 1400~1650
Mùi/ ngò: PH= 5.5~7, PPM/tds: 560~1260
Hành lá/ củ: PH= 6 ~ 7, PPM/tds: 980~1260
Ngoài ra, bạn còn cần chú ý đến một số yếu tố khác khi định lượng nồng độ cho từng loại cây:
+ Vào mùa đông, chỉ số này thường cao hơn so với mùa hè. Do đó, khi thời tiết lạnh cần pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh với nồng độ ppm thấp hơn khoảng 10 – 20% so với ngưỡng tối đa của mỗi loại cây.
+ Thời gian đầu cây còn giai đoạn mọc mầm để chế độ dinh dưỡng thấp nhất, sau đó tăng đều đặn đến khi cây trưởng thành.
+Khoảng 5 – 7 ngày trước khi thu hoạch, nên để nồng độ ở mức 700 – 800ppm hoặc thấp hơn để cây không bị dư lượng chất dinh dưỡng.
Thời gian tới, Gwall sẽ tiếp tục cập nhật bảng tiêu chuẩn cho từng loại cây để hoàn thiện bảng bên trên nhằm giúp các bạn nắm bắt nhanh chóng thông tin dinh dưỡng của cây thủy canh phổ biến. Hãy cùng theo dõi nhé!
Lưu ý: Cần dùng bút đo nồng độ dinh dưỡng ppm để biết chính xác nồng độ dinh dưỡng thủy canh là bao nhiêu và có sự điều chỉnh phù hợp.
Đánh giá postTừ khóa » Nồng độ Ppm Cải Ngọt
-
Bảng Nồng độ Ppm Cho Các Loại Rau Trồng Thủy Canh
-
NỒNG ĐỘ PPM CỦA CÁC LOẠI RAU VÀ CÂY ĂN QUẢ Ở CÁC GIAI ...
-
Nồng độ Dinh Dưỡng Tiêu Chuẩn Của Các Loại Cây Trồng - Vườn Sài Gòn
-
Bảng Nồng độ PPM Tiêu Chuẩn Cho Các Loại Rau , Củ Quả Trong Nuôi ...
-
Nồng độ PPM Dung Dịch Dinh Dưỡng Thủy Canh - HydroWorks
-
Nồng độ Ppm Và Cách Dùng Bút đo Nồng độ | Thủy Canh Miền Nam
-
Bảng Nồng Độ Dinh Dưỡng Thủy Canh Cho Rau, Quả
-
Bảng Pmm Tiêu Chuẩn Cho Từng Loại Rau Củ Quả - Nồng độ Dinh ...
-
Nồng độ Dung Dịch Thủy Canh Phù Hợp Cho Cây Rau Họ Cải
-
Tìm Hiểu Về Nồng độ PPM Cho Rau ăn Lá Và Các Yếu Tố Liên Quan
-
Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh Chính Xác Cho Cây Họ Cải? | Gwall
-
Chỉ Số Ppm Thích Hợp Cho Một Số Loại Rau - Dụng Cụ Nông Nghiệp
-
Ppm Là Gì? Tiêu Chuẩn Nồng độ Ppm Cho Các Cây Thủy Canh