Nồng độ Oxy Trong Máu Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? - 24H

Nếu máu bị hạ nồng độ oxy, nó không thể cung cấp đủ oxy đến các cơ quan và mô cần thiết trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây tử vong chỉ trong thời gian ngắn nếu mức độ thiếu máu nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tim hoặc não nếu diễn biến trong thời gian dài.

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu là lượng oxy mà các tế bào hồng cầu vận chuyển. Hồng cầu thu thập oxy từ phổi và đưa đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Cơ thể giám sát chặt chẽ nồng độ oxy trong máu để giữ chúng trong một mức nhất định, đảm bảo đủ oxy cho các tế bào trong cơ thể.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? - 1

Các mức oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu có thể được đo bằng cách xét nghiệm ABG hoặc thực hiện bằng máy đo oxy xung.

Đối với xét nghiệm ABG:

Mức oxy trong máu bình thường dao động trong khoảng 75 đến 100 milimét thủy ngân (mmHg).

Mức oxy trong máu dưới 60 mmHg được coi là thấp và có thể phải bổ sung oxy, tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ và từng trường hợp cụ thể.

Khi nồng độ oxy trong máu quá thấp so với mức bình thường, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng là giảm oxy máu. Điều này có nghĩa là cơ thể gặp khó khăn trong việc cung cấp oxy đến tất cả các tế bào, mô và cơ quan của nó.

Nồng độ oxy trong máu cao hơn 120 mmHg được coi là bất thường. Điều này chủ yếu gặp ở bệnh viện khi bệnh nhân tiếp xúc với áp suất cao của oxy bổ sung trong thời gian dài (3 đến hơn 10 giờ) và chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm ABG.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? - 2

Đối với máy đo oxy xung:

Mức oxy trong máu bình thường nếu kết quả dao động từ 95 đến 100%

Mức oxy trong máu thấp khi kết quả dưới 90%.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? - 3

Nguyên nhân dẫn đến hạ nồng độ oxy trong máu

- Không đủ oxy trong không khí

- Phổi không có khả năng hít và gửi oxy đến tất cả các tế bào và mô

- Máu không có khả năng lưu thông đến phổi, thu thập oxy và vận chuyển nó đi khắp cơ thể

- Một số điều kiện và tình huống y tế có thể góp phần gây nên các yếu tố trên, bao gồm:

- Hen suyễn

- Bệnh tim, bao gồm cả bệnh tim bẩm sinh

- Độ cao

- Thiếu máu

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Khí phổi thủng

- Hội chứng suy hô hấp cấp tính

- Viêm phổi

- Tắc nghẽn động mạch phổi do cục máu đông

- Xơ phổi hoặc sẹo và tổn thương phổi

- Chất lỏng dư thừa trong phổi

- Chứng ngưng thở khi ngủ

- Một số loại thuốc, bao gồm một số chất gây nghiện và thuốc giảm đau

Các triệu chứng của hạ nồng độ oxy máu là gì?

Các triệu chứng của giảm oxy máu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Chúng bao gồm:

- Đau đầu

- Khó thở

- Tim đập nhanh

- Ho khan

- Thở khò khè

- Da, móng tay và môi hơi xanh

Các biến chứng hoặc tác dụng phụ của hạ nồng độ oxy máu là gì?

Nếu máu bị hạ nồng độ oxy, nó không thể cung cấp đủ oxy đến các cơ quan và mô cần thiết trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây tử vong chỉ trong thời gian ngắn nếu mức độ thiếu máu nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tim hoặc não nếu diễn biến trong thời gian dài.

Hạ nồng độ oxy máu có thể ngăn ngừa được không?

Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa tình trạng hạ oxy trong máu quay trở lại sau khi điều trị:

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga

- Thực hiện các bài tập thở sâu

- Có một chế độ ăn uống lành mạnh

- Uống nhiều nước

- Bỏ hút thuốc

Năng lực sản xuất khí oxy của Việt Nam như thế nào? Năng lực sản xuất khí oxy của Việt Nam như thế nào?

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền Nam. Nhiều người lo ngại, liệu Việt...

Bấm xem >>

Từ khóa » Nồng độ Oxy Trong Máu Thấp Nhất Là Bao Nhiêu