Nồng độ Virus Viêm Gan B Trong Huyết Tương | TCI Hospital

Nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương là chỉ số quan trọng để biết số lượng virus viêm gan B trong máu người bệnh, thể hiện mức độ bệnh. Việc xác định chỉ số này được thực hiện bằng xét nghiệm định lượng HBV-DNA.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Virus viêm gan B gây bệnh thế nào?
  • 2. Virus viêm gan B hoạt động theo cơ chế nào?
    • 2.1. Viêm gan B cấp tính
    • 2.2. Viêm gan B mãn tính
  • 3. Đường lây truyền của virus viêm gan B
  • 4. Tại sao cần định lượng nồng độ virus viêm gan B?
    • 4.1. Lý do định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
    • 4.2. Chỉ số nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
  • 6. Xét nghiệm nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương
  • 7. Nên làm gì nếu có nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương?
  • 8. Phòng và điều trị virus viêm gan B

1. Virus viêm gan B gây bệnh thế nào?

Virus viêm gan B từ lâu đã trở thành một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng của thế giới. Hiện nay, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới nhiễm loại virus này và hơn 400 triệu người mắc bệnh tiến triển thành mãn tính. Viêm gan B tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan cũng như tính mạng người bệnh. 

Viêm gan B thường có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người có thể nhiễm bệnh hàng chục năm mà không cảm thấy bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Nếu có triệu chứng, hầu hết sẽ bao gồm sốt, mệt mỏi, vàng da hoặc mắt, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau khớp, nước tiểu có màu tối, phân màu nhạt.

Viêm gan B tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm

Viêm gan B tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan

2. Virus viêm gan B hoạt động theo cơ chế nào?

Viêm gan B tồn tại bên trong cơ thể người bệnh ở 2 dạng:

2.1. Viêm gan B cấp tính

Đây là thời điểm người bệnh vừa mới nhiễm virus HBV và trải qua thời gian ủ bệnh trong 6 tháng. Giai đoạn này bệnh nhân thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt. 

Thống kê cho thấy, khoảng 90% người trưởng thành nhiễm virus này có thể tự khỏi. Những trường hợp còn lại cần thời gian điều trị kéo dài hoặc bệnh có thể tiến triển thành viêm gan B mạnn tính, thậm chí suy gan, ung thư gan.

2.2. Viêm gan B mãn tính

Người bệnh không có dấu hiệu bất thường hoặc có triệu chứng theo từng đợt với biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, vàng da… Xét nghiệm máu có thể thấy tình trạng tăng men gan bất thường hoặc theo thời điểm nhất định.

Thống kê cho thấy, có khoảng 20 đến 30% người trưởng thành bị viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan.

3. Đường lây truyền của virus viêm gan B

Bệnh viêm gan B lây truyền qua 3 đường chính: đường máu, đường tình dục không an toàn và lây từ mẹ sang con. Đây là bệnh truyền nhiễm và đã có vắc xin phòng bệnh. Do vậy, trẻ sơ sinh đều phải chích ngừa vắc xin cũng như huyết thanh viêm gan B ngay trong 24h đầu sau sinh. Vắc xin giúp trẻ nhỏ có kháng thể viêm gan B trong người, giúp phòng bệnh lâu dài.

4. Tại sao cần định lượng nồng độ virus viêm gan B?

4.1. Lý do định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương

Viêm gan B được phát hiện qua thực hiện xét nghiệm máu. Với những bệnh nhân có virus trong người nhưng ở thể ngủ, thông thường rất chủ quan với bệnh. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường mới đến bệnh viện kiểm tra và điều trị. Điều này gây nhiều khó khăn cho bác sĩ chữa trị nếu phát hiện bệnh quá muộn. Do vậy, định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương là phương án tốt nhất để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Định lượng nồng độ virus viêm gan B trong huyết tương xác định bệnh chính xác

Định lượng virus viêm gan B giúp xác định trong máu người bệnh có thực sự mang virus hay không.

Từ khóa » đơn Vị Iu/ml Là Gì