Nóng Rát Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

  • Đối tác Hot
  • RSS
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Bcare.vn
  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Bác sĩ
  • Gói khám
  • Tin sức khoẻ
    • Thông Tin Sức Khỏe
    • Cẩm nang tiêm chủng
  • Tra cứu
    • Tra cứu bệnh
    • Tra cứu thuốc
    • Tra cứu từ điển y khoa
    • Tra cứu phẫu thuật
    • Tra cứu xét nghiệm y khoa
    • Tra cứu thảo dược
  • Đối tác Hot
  • RSS
Đăng nhập
  1. Trang chủ
  2. Thông Tin Sức Khỏe
  3. Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục:

  • Nội dung chính
Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nóng rát dạ dày là tình trạng mà nhiều người gặp phải chủ yếu do các nguyên nhân như ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, lạm dụng kháng sinh, bị nhiễm trùng,.

.

.

.

Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nóng rát dạ dày là gì?

Nóng rát dạ dày là cơ vùng dạ dày có cảm giác Bỏng rát do tiếp xúc với axit hoặc chất kiềm. Tình trạng nóng rát dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày,... khiến người bệnh ăn không ngon, dẫn tới chán ăn.

Nếu không được khắc phục sớm, nóng rát dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, viêm đại tràng hoặc ung thư dạ dày,...

2. Nguyên nhân nóng rát dạ dày

2.1 Ăn uống không khoa học

  • Ăn đồ cay chứa nhiều ớt, hạt tiêu,... làm dạ dày đầy ứ, kèm theo triệu chứng ợ hơi, đau bụng và nóng rát. Nguyên nhân vì thực phẩm cay có chứa nhiều Capsaicin - một chất có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây nóng rát, khó tiêu;
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, bữa ăn có ít chất xơ,... cũng khiến dạ dày bị nóng rát sau ăn;
  • Nóng rát dạ dày nếu mắc chứng không dung nạp đường sữa, kém hấp thu fructose nhưng vẫn ăn các loại thực phẩm này. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng đi kèm như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,...;
  • Thói quen ăn đồ chua, ăn quá no, bỏ bữa, ăn không đúng bữa,... cũng gây nóng rát dạ dày;
  • Uống rượu: Các hóa chất trong rượu kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng tới chức năng đường tiêu hóa, gây nóng rát và đau dạ dày;
  • Sử dụng đồ uống có ga: Axit citric trong đồ uống có ga làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây nóng rát và loét dạ dày. Ngoài ra, đồ uống có ga cũng khiến không khí đi vào dạ dày nhiều hơn, gây đầy bụng, ợ hơi;
Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục - ảnh 1Sử dụng rươu bia có thể gây ra tình trạng nóng rát và đau dạ dày cho người uống
  • Uống quá nhiều nước: Làm hạ natri máu, khiến nồng độ natri thấp bất thường, gây khó chịu, nôn mửa, mệt mỏi, nhầm lẫn, co giật và nóng rát dạ dày.

2.2 Căng thẳng tâm lý

Những người bị căng thẳng trong thời gian dài thường gặp tình trạng trì trệ quá trình tiêu hóa, khiến axit trong dạ dày cao, làm tăng nguy cơ Trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát dạ dày, khàn giọng,... Khi hết căng thẳng, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm.

2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như Aspirin, Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen,... có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dạ dày bị nóng. Vì vậy, khi phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.

Nếu bị nóng rát, đau dạ dày khi dùng các thuốc kể trên, người bệnh cần báo cho bác sĩ.

2.4 Do mắc các bệnh dạ dày

  • Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng rối loạn đường ruột, gây khó chịu vùng bụng, đau rát dạ dày. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm ợ hơi, táo bón, tiêu chảy, có chất nhầy trong phân, đầy hơi, buồn nôn, bị chuột rút,...;
  • Viêm dạ dày: Là tình trạng tổn thương, viêm niêm mạc dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm cảm giác nóng rát dạ dày sau khi ăn hoặc khi nằm, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, Nấc cụt, đau bụng và mất cảm giác ngon miệng;
  • Loét dạ dày: Là tình trạng xuất hiện các vết loét phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Bệnh nhân có biểu hiện đau dạ dày, nóng rát ở dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, không dung nạp một số loại thực phẩm,...;
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Là bệnh lý phổ biến nhất gây nóng rát dạ dày. Trào ngược dạ dày khiến axit từ dạ dày trào lên thực quản, đi kèm với những triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, khàn tiếng, ho,...

Video đề xuất: Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.5 Nguyên nhân khác

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Gây cảm giác nóng rát dạ dày và làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày;
  • Thoát vị: Các triệu chứng thường gặp gồm đau ngực, khó nuốt, Nấc cụt thường xuyên, đau bụng trên và nóng trong dạ dày;
  • Bệnh ở thận: Các bệnh thận ứ nước, thận hư, sỏi thận, sỏi niệu quản,... gây đau ở thận và lan ra dạ dày gây nóng rát thượng vị;
  • Bệnh ở gan: Triệu chứng nóng rát thượng vị dạ dày có thể do mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, áp xe gan,...;
  • Bệnh lý khác: Viêm ruột thừa, các bệnh liên quan tới túi mật.

3. Cách điều trị nóng rát dạ dày

Khi bị nóng rát dạ dày, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này và có biện pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp trị bệnh có thể kể đến như:

3.1 Sử dụng thuốc

Người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Sau khi thăm khám, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc cân bằng axit dạ dày có tác dụng trung hòa axit, giảm lượng axit trong dạ dày, cải thiện triệu chứng bệnh như: calcium carbonate, magnesium hydroxide, sodium carbonate,, ...
  • Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton;
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Mucosta, Rebamipid.
Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục - ảnh 2Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị nóng rát dạ dày

3.2 Uống các loại trà tốt cho dạ dày

Nếu tình trạng dạ dày bị nóng rát không liên quan đến các bệnh lý thì người bệnh có thể cải thiện triệu chứng nóng rát bằng cách uống các loại trà sau:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có vị thơm nhẹ, có tác dụng xoa dịu các cơn co thắt ở dạ dày và hệ tiêu hóa. Để làm trà hoa cúc, người dùng rửa sạch hoa cúc khô, cho vào ly cùng với trà túi lọc rồi hãm với 100ml nước sôi cho tới khi hoa cúc bung đều, có mùi thơm nhẹ thì uống là được;
  • Trà gừng: Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng. Sau đó, cho vài lát Gừng cùng 1 túi trà, hãm với 100ml nước sôi và uống vào buổi sáng để thu được hiệu quả tốt nhất.

4. Biện pháp phòng ngừa nóng rát dạ dày

4.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Tránh thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ chua cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước có ga vì chúng gây kích ứng dạ dày hoặc tăng tiết dịch vị dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu, đau và nóng rát dạ dày;
  • Nên ăn thực phẩm tốt cho dạ dày như dưa chuột, mật ong, sữa chua, trà thảo mộc, rau xanh, trái cây, tôm, cá,... để kháng viêm, làm dịu dạ dày, giảm nóng dạ dày. Chú ý cần ăn một lượng vừa đủ trái cây họ cam quýt vì chúng là loại quả có nhiều axit không tốt cho dạ dày đang bị tổn thương;
  • Không bỏ bữa, ăn đúng bữa;
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít nước và hạn chế uống sữa khi bụng đói;

4.2 Thường xuyên luyện tập thể thao

Luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai của cơ thể. Mỗi ngày nên tập luyện thể dục khoảng 30 phút, ưu tiên các bài tập phần cơ bụng để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các bệnh dạ dày;

Nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục - ảnh 3Người bệnh có thể sử dụng các bài tập cơ bụng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe

4.3 Cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc tây để tránh tác dụng phụ của chúng gây kích ứng dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Chú ý không tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý tăng, giảm liều lượng, thời gian dùng thuốc.

Nóng rát dạ dày là hiện tượng thường gặp, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu có triệu chứng nóng rát dạ dày thường xuyên, bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: Viêm loét dạ dày Ợ chua Ợ hơi tiêu hóa Ợ nóng nguyên nhân nóng rát dạ dày nóng rát dạ dày viêm dạ dày tá tràng Điều trị nóng rát dạ dày

Từ khóa » Nóng Bao Tử Có Nguy Hiểm Không