Nông Sản Việt Nhiều Cơ Hội Tăng Thị Phần Tại EU
Có thể bạn quan tâm
Nhiều lợi thế
Với ưu đãi thuế quan từ EVFTA mang lại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần tại EU. Đặc biệt, từ khi EVFTA có hiệu lực chính thức (1/8/2020), nhiều ngành hàng như: Giày dép, dệt may, thủy sản, gỗ, rau quả đều đã tận dụng khá tốt và gia tăng được kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng cao, ở mức từ 20 - 30%/năm và không bị hạn chế về chủng loại, sản lượng.
Đơn cử như mặt hàng gạo, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu sang thị trường EU cao hơn mức trung bình ngành gạo do chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là gạo thơm có giá trị cao. Dòng gạo thơm của Việt Nam được đánh giá đang có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam xuất sang EU cũng có nhiều lợi thế khác. Chẳng hạn như, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, giá một số loại thủy sản tại EU tăng vọt như: Cá ngừ, tôm, cá hồi… Trong khi đó việc thiếu hụt nguồn cung các loại thủy sản ở EU đang tạo cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tăng thị phần ở thị trường này.
Theo thông tin của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu trước đây, giá cá tra bình quân xuất khẩu sang EU chỉ đạt 2,7 USD/kg, thì trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu sang khu vực này đạt bình quân 3,45 USD/kg.
Bộ Công Thương dự báo các mặt hàng như: Cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè tiếp tục là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường EU, và sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022.
Về tình hình xuất khẩu nông sản sang EU, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải nhận định đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh khi Covid-19 được kiểm soát, mở cửa thông thương thuận tiện hơn; các DN xuất khẩu trong nước cũng trải qua thời gian thích nghi với những cam kết tại EVFTA, đặc biệt là cam kết về quy tắc xuất xứ. Đây là những yếu tố quan trọng để nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần tại thị trường các quốc gia EU.
Vượt rào cản kỹ thuật là yếu tố quyết định
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khó khăn, thách thức lớn đối với DN Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU là những yêu cầu khắt khe của thị trường này về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ DN, nhất là DN vừa và nhỏ có thể đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng cơ bản để xuất khẩu sang thị trường EU.
Về phía DN cần tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch giá trị cao vào thị trường EU. Bên cạnh đó, tái cơ cấu một số ngành hàng, đặc biệt là các sản phẩm trái cây cần tái cơ cấu theo hướng gắn với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo giá trị lao động gắn liền với sản phẩm xuất khẩu.
Đề cập về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang EU, PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng: “Để vượt qua được hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ, trước tiên, các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Ngoài ra, năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với thị trường EU (nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam). Do đó, phải phát triển các sản phẩm đồ hộp, có thể bảo quản dài ngày đối với cả trái cây và thủy sản.
Một điều đáng lưu ý nữa là sau khi có sản phẩm, cần tập trung phân phối sâu rộng vào thị trường EU. Để làm được điều này, DN Việt Nam cần kết nối với kênh phân phối lớn và hiện đại ở khu vực này, thông qua các nhà nhập khẩu lớn trong khu vực để duy trì kim ngạch xuất khẩu nông sản. Qua đó, giải quyết được vấn đề bán hàng qua trung gian, giúp người nông dân không bị thương lái trục lợi, ép giá.
Với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người, EU có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Nông sản Việt hiện mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Trái Cây Sang Châu âu
-
TTWTO VCCI - Xuất Khẩu Rau Quả Sang Châu Âu Cần Lưu ý Gì?
-
[DOC] Xuất Khẩu Rau Quả Tươi Sang Châu Âu - Bộ Công Thương
-
Xuất Khẩu Rau Quả Tươi Sang Châu Âu- Những Yêu Cầu Cần Biết
-
[PDF] CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI NÔNG ...
-
Một Số Tiêu Chuẩn áp Dụng đối Với Rau Quả Khi Xuất Khẩu Sang Thị ...
-
Xuất Khẩu Rau Quả Tươi Vào EU: Những Quy định Cần Biết
-
10 Điều Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Nông Sản Sang Châu ...
-
Tuân Thủ Nghiêm Ngặt Các Quy định Khi Xuất Khẩu Hoa Quả, Trái Cây ...
-
Xuất Khẩu Rau Quả Vào EU: Thị Trường Lớn Nhưng Chưa Tận Dụng ...
-
Điều Kiện Nhập Rau Quả Trái Cây Tươi Vào Châu Âu 2019 - Interlink
-
Tiêu Chuẩn Chất Lượng - TraceVerified
-
Lạm Phát Giá Thực Phẩm Tại Châu Âu Tạo Cơ Hội Cho Nông Sản Việt ...
-
Để Trái Cây Việt Vươn Xa: Hiểu Tập Quán Của Thị Trường Xuất Khẩu Là ...
-
Xuất Khẩu Rau Quả Sang EU: Tận Dụng “lực đẩy” Từ EVFTA