Nóng Trong Tuần: Ông Trịnh Văn Quyết đang Vay Ngân Hàng Trung ...
Có thể bạn quan tâm
Trong số các chủ nợ ngắn hạn của FLC có một cái tên đáng chú ý là là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank – CCB) với số nợ gần 60 tỷ đồng.
3 ngân hàng cho FLC vay
Tuần qua, các tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin về báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 sau soát xét của CTCP Tập đoàn FLC với nhiều thông tin đáng chú ý.
Theo báo cáo, tổng nguồn vốn tại thời điểm 30/6 của FLC là hơn 27.000 tỷ đồng trong đó nợ phải trả là 17.970 tỷ đồng, chiếm 66,5%. Trong số này, quy mô nợ ngắn hạn 14.370 tỉ đồng, bằng 80% tổng nợ phải trả.
Trong số các chủ nợ ngắn hạn của FLC có một cái tên đáng chú ý là là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank – CCB) với số nợ gần 60 tỷ đồng.
Ngoài ra, FLC còn có khoản vay với 1 ngân hàng Trung Quốc khác là Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) với dư nợ là gần 120 tỷ đồng.
Một đơn vị nữa cho FLC vay là Ngân hàng Credit Suisse AG chi nhánh Singapore với dư nợ tại ngày 30/6 là trên 500 tỷ đồng.
Grab sắp đổ nửa tỷ đô vào Việt Nam
Grab Holdings vừa cam kết đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới. Số tiền này dự tính dùng để mở rộng mạng lưới các dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử, đồng thời phát triển các dịch vụ, giải pháp mới về công nghệ di động (mobility), công nghệ tài chính (fintech), logistics.
Lên tiếng sau đó về thông tin này, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho rằng, hiện tại là thời điểm lý tưởng bởi người Việt rất hào hứng với các sản phẩm mới, công nghệ mới. Có đến 90% người trẻ tại Việt nam sở hữu từ 1 đến hơn 1 điện thoại thông minh.
Lãnh đao Grab cho biết sẽ đầu tư xây dựng các sản phẩm mới như giao thực phẩm từ chợ, siêu thị (đi chợ giùm), đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay hay các dịch vụ về công nghiệp, sức khỏe…
Vị này bày tỏ, nếu được sự cho phép của cơ quan quản lý, Grab sẽ mở rộng dịch vụ kết nối gọi xe đến nhiều địa phương, không chỉ gói gọn trong 5 tỉnh, thành như hiện nay.
Xin ý kiến vụ Vietnam Airlines mua 50 máy bay
Sở KHĐT Hà Nội vừa gửi công văn tới các cơ quan quản lý thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021 – 2025 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines).
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho ý kiến về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm của Vietnam Airlines.
Các cơ quan khác sẽ cho ý kiến đánh giá nhiều yếu tố như tác động về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đối với địa phương, quy mô, tiến độ đầu tư theo quy định, tổng vốn đầu tư, năng lực tài chính của nhà đầu tư,...
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Vietnam Airlines, lãnh đạo doanh nghiệp này đã nêu kế hoạch đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025
Tổng mức đầu tư dự kiến cho việc mua 50 tàu bay và 10 động cơ dự phòng giai đoạn 2021-2025 khoảng 3,63 tỷ USD.
Rạng Đông gặp vận rủi chưa từng thấy
CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) là tâm điểm tuần qua với sự cố hỏa hoạn chiều tối 28/8. Sự cố trên không có thiệt hại về người nhưng Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, ước tính ban đầu về thiệt hại tài sản khoảng 150 tỷ đồng.
Điều đáng nói là sau vụ cháy, nhiều thông tin đã bày tỏ lo lắng về nguồn nước và môi trường bị ảnh hưởng bởi thủy ngân, khí độc.
Trong thông báo sau đó, phía Rạng Đông khẳng định, công ty đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam-một loại chất thường được sử dụng để hàn, có chứa dung dịch thủy ngân thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây.
UBND quận Thanh Xuân cũng đã phát đi văn bản thông tin về kết quả kiểm tra nhanh của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thể hiện các chỉ số như thủy ngân, chì, kim loại nặng trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân.
Grand Plaza Hotel hứng "bão" 1 sao
Mạng xã hội tuần qua bất ngờ xuất hiện thông tin về vụ trong cơn mưa lớn với gió mạnh chiều 29/8, nhiều người đi trên đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải trú tạm vào sảnh của khách sạn 5 sao Grand Plaza Hotel.
Tuy nhiên, một số người đi đường trong đó bao gồm cả phụ nữ, trẻ em đã bị một nam nhân viên mặc đồng phục chỉ tay quát lớn, xua đuổi mặc dù ngoài trời vẫn mưa rất lớn kèm gió giật. Video vụ việc sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng.
Ngay lập tức, rất đông cư dân mạng đã đánh giá khách sạn này 1 sao trên Google và fanpage của khách sạn. Chỉ sau đó ít lâu, fanpage chính thức Grand Plaza Hanoi Hotel đã chỉ còn 1,9/5 sao.
Tính năng đánh giá này trên fanpage Grand Plaza Hanoi Hotel đã bị tắt bởi Facebook kèm thông báo: “Tạm thời, chúng tôi đã tắt tính năng cho phép mọi người nêu đề xuất mới để đảm bảo phần đề xuất trung thực và tuân thủ chính sách của chúng tôi”.
Từ khóa » Flc Nợ Ngân Hàng Trung Quốc
-
Chủ Tịch Quyết FLC đang NỢ Ngân Hàng TRUNG QUỐC Bao Nhiêu ...
-
Tập đoàn FLC Tự đẩy Mình Dính Vào... - Minh Bạch Việt Nam
-
Chủ Nợ Của Tập đoàn FLC Là Những Ngân Hàng Nào?
-
Những Ngân Hàng Nước Ngoài Nào đang Cho Vay Tập đoàn FLC?
-
Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Liệu Có đáng Lo Ngại? | Tài Chính
-
Những Chủ Nợ Nghìn Tỷ Của FLC - VietNamNet
-
FLC Gán Nợ Toà Tháp 42 Tầng Cho Ngân Hàng Rồi Thuê Lại Làm Trụ Sở
-
Ai Là Chủ Nợ Lớn Nhất Của FLC? - Báo Thanh Niên
-
Vừa được Cấp Sổ, FLC đã 'cắm' Vào Ngân Hàng Cho Công Ty Liên ...
-
Điều Gì Nằm Sau Cái Bắt Tay Của Ngân Hàng OCB Và Tập đoàn FLC?
-
Các Chủ Nợ đang Cho Tập đoàn FLC Vay Vốn Là Ai? - CafeBiz
-
Các Ngân Hàng Thu Hồi Nợ Của FLC Như Thế Nào? - Báo Đại Đoàn Kết
-
Ngân Hàng Cho FLC Vay Vốn: Nếu Rủi Ro, Bất động Sản Thế Chấp đủ ...
-
Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Có đáng Lo Ngại?