Northrop Grumman B-2 Spirit – Wikipedia Tiếng Việt

B-2 Spirit
Một chiếc B-2 Spirit thuộc Không quân Hoa Kỳ đang bay trên vùng trời Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2006
Kiểu Máy bay ném bom hạng nặng tàng hình
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất Northrop Grumman
Chuyến bay đầu tiên 17 tháng 7 năm 1989
Bắt đầuđược trang bịvào lúc 1 tháng 1 năm 1997
Tình trạng Đang phục vụ
Trang bị cho Không quân Hoa Kỳ
Được chế tạo 1987–2000
Số lượng sản xuất 21[1][2]
Chi phí chương trình 44,75 tỉ USD (đến năm 2004)[3]
Giá thành 737 triệu USD (chi phí chế tạo, năm 1997)[3] 2,13 tỷ USD (tính cả chi phí nghiên cứu, năm 1997)[3] (tương đương 3,62 tỷ USD thời giá năm 2021)

B-2 Spirit do tập đoàn Northrop Grumman phát triển là dòng máy bay ném bom tàng hình chiến lược đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình, mang theo không chỉ các loại bom thông thường và dẫn đường thông minh mà còn cả bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một cột mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc lên tới 2,13 tỷ đôla Mỹ (nếu tính cả chi phí nghiên cứu) thời giá năm 1997[3],. Chi phí vận hành của B-2 cũng đắt nhất trong các loại máy bay quân sự: 130 nghìn USD cho mỗi giờ bay theo thời giá năm 2020.

Do chi phí rất đắt, số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980. Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George W. Bush đã thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ tiếp tục bị cắt giảm còn 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm). Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 giúp loại máy bay này có thể giảm tối đa khả năng bị radar phát hiện, giúp nó thâm nhập qua các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc B-2 vừa hoàn thành nạp nhiên liệu trên không trên Thái Bình Dương. Việc tái nạp nhiên liệu trên không cho phép B-2 có tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi việc bảo dưỡng động cơ và sức khỏe phi hành đoàn.

Cùng với loại Pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, Quân đội Mỹ cho rằng B-2 mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng "tàng hình," cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng.

Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (12.000km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực "câm" và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS "thông minh" gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu trong mỗi nhiệm vụ.

Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh bay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.

B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
B-52 và B-2

B-2 ban đầu là một dự án mật được gọi là Máy bay ném bom thâm nhập tầm cao (HAPB), sau này đổi thành Máy bay ném bom kỹ thuật hiện đại (ATB) và từ khóa của dự án là Senior Cejay. Sau này nó được đổi thành B-2 Spirit. Ước tính 2,3 tỷ USD đã được chi tiêu bí mật cho việc nghiên cứu và phát triển B-2 trong thập niên 1980. Một khoản chi phụ thêm do việc thay đổi vai trò của nó năm 1985 từ máy bay ném bom tầm cao thành máy bay ném bom tầm thấp, khiến phải thiết kế lại hầu như toàn bộ máy bay. Vì việc phát triển chiếc B-2 là một trong những chương trình bí mật nhất của Quân đội Hoa Kỳ, công chúng không hề biết để chỉ trích về chi phí quá đắt đỏ cho việc phát triển nó. Chiếc B-2 đầu tiên được trưng bày trước công chúng ngày 22 tháng 11 năm 1988, khi nó lăn bánh ra khỏi nhà chứa của nơi sản xuất tại Plant 42 thuộc căn cứ Không quân ở Palmdale, California. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ngày 17 tháng 7 năm 1989. Cơ quan thử nghiệm B-2, Trung tâm thử nghiệm bay không quân, Căn cứ không quân Edwards, California, chịu trách nhiệm thử nghiệm bay, kỹ thuật, chế tạo và phát triển loại máy bay này.

Chiếc đầu tiên, được đặt tên Spirit of Missouri, được chuyển giao ngày 17 tháng 12 năm 1993. Trách nhiệm bảo dưỡng B-2 thuộc nhà thầu hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ và do Trung tâm hậu cần không quân thành phố Oklahoma tại Căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma quản lý.

B-2 đang bay

Nhà thầu hàng đầu, chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể và phối hợp là Northrop Grumman Integrated Systems Sector. Boeing Integrated Defense Systems, Hughes Aircraft (hiện là Raytheon), General Electric Aircraft Engines và Vought Aircraft Industries, đều là các thành viên của đội nhà thầu. Một nhà thầu khác, chịu trách nhiệm về các thiết bị huấn luyện phi công (hệ thống huấn luyện vũ khí và huấn luyện nhiệm vụ) là Link Simulation & Training, một nhánh của L-3 Communications trước kia là Hughes Training Inc. (HTI). Link Division, trước kia là CAE - Link Flight Simulation Corp. Link Simulation & Training chịu trách nhiệm phát triển và phối hợp tất cả đội bay và các chương trình huấn luyện bảo dưỡng. Các nhà thầu quân sự của chiếc B-2 đã lao vào một chiến dịch lobby mạnh mẽ để giành được sự ủng hộ tài chính từ phía Nghị viện.

Căn cứ không quân Whiteman tại Missouri là căn cứ hoạt động duy nhất của B-2 cho tới tận đầu năm 2003, khi các cơ sở kỹ thuật cần thiết cho B-2 được xây dựng tại căn cứ quân sự chung Hoa Kỳ/Anh Quốc trên đảo Diego Garcia thuộc Anh tại Ấn Độ Dương, sau đó là tại Guam năm 2005. Các cơ sở kỹ thuật cho loại máy bay này cũng đã được xây dựng tại RAF Fairford ở Gloucestershire tại Anh Quốc.

Vẫn còn những nghi ngờ về giá thành ngày càng tăng của chương trình: một số người đã cho rằng chi phí khổng lồ đó có thể bao gồm cả chi phí cho các chương trình bí mật khác. Con số chi tiêu cũng có thể được giải thích một phần bởi số lượng nhỏ máy bay được chế tạo cộng với chi phí nghiên cứu cao cho chương trình B-2.

Các máy bay ném bom này ban đầu được thiết kế để ném bom hạt nhân thời Chiến tranh lạnh và hộ trợ cho chúng khi chi tiêu quốc phòng giảm bớt. Tháng 5, 1995, trong một cuộc điều tra do Quốc hội tiến hành, Viện Phân tích Quốc phòng kết luận rằng, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhu cầu cho loại B-2 không còn nữa.

Ban đầu Không quân Hoa Kỳ dự tính vận hành phi đội B-2 Spirit đến năm 2058, tuy nhiên theo ngân sách năm tài khoá 2019, kế hoạch này được thay đổi và rất có thể B-2 và B-1 Lancer sẽ dần dần dừng hoạt động trong khoảng thập niên 2030 - 2040.[4][5] Đảm nhiệm việc thay thế B-2 và B-1 sẽ là B-21 Raider, hiện đang trong giai đoạn lắp ráp thử nghiệm, đây là thiết kế được cho là có tính năng kỹ chiến thuật tương đương hoặc vượt trội so với B-2 nhưng với chi phí chế tạo và vận hành rẻ hơn đáng kể.[4][5]

Chiến đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
B-2 đang thả bom

Chiếc B-2 bị nhiều người chế giễu là quá đắt để có thể đem ra tham chiến. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã tham gia vào ba chiến dịch khác nhau.

Nó bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM) trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong Chiến dịch Tự Do Vĩnh Viễn và tại Iraq trong Chiến dịch Tự Do Iraq.

Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế đội bay cho lần xuất kích tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.

Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.

Bản báo cáo Hàng năm của Cơ quan kiểm định và đánh giá hoạt động Lầu Năm Góc năm 2003 ghi chú rằng khả năng hoạt động của B-2 trong năm 2003 vẫn chưa tương xứng, chủ yếu bởi việc bảo dưỡng các vật liệu tàng hình của nó. Bản báo cáo cũng lưu ý rằng các thiết bị điện tử tự vệ trên máy bay vẫn còn có một số thiếu sót khi đưa ra cảnh báo nguy cơ. Dù có những vấn đề đó, B-2 vẫn có thời gian hoạt động cao trong Chiến dịch Iraq Tự do, ném 583 quả bom JDAM trong cuộc chiến.

B-2 đã được Hoa Kỳ dùng trong Nội chiến Lybia cùng Liên quân NATO ủng hộ lực lượng nổi dậy Lybia năm 2011.

Nhược điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong các nhược điểm của B-2 thì lớp vỏ cực kỳ nhạy cảm của nó khiến nó không thể hoạt động trong mọi loại thời tiết vì nó rất dễ hỏng đặc biệt là trong mưa và cũng có thể bị hỏng bởi nhiệt độ và độ ẩm nên đòi hỏi phải có một trung tâm bảo dưỡng đặc biệt cho loại máy bay này hoạt động[6]. Và cũng chính vì đi ra mưa mà một chiếc B-2 đã rơi khi nước thấm qua lớp vỏ và làm ướt các bộ phận điện tử bên trong khiến nó hoạt động lỗi khi cất cánh sau đó[7].

Do B-2 là một loại máy bay tàng hình nên nó phải hoạt động một mình để đảm bảo tính tàng hình và bắt buộc không được nhận bất kỳ sự hộ tống nào. Nên trong trường hợp bị tiêm kích đối phương phát hiện, B-2 chắc chắn sẽ bị bắn rơi vì nó không có khả năng tự vệ[8].

Panel nằm ở phần đuôi giữa các động cơ của B-2 bị rạn nứt do hiện tượng mỏi đây là loại lỗi vốn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990. Dù được thay thế nhưng các tấm panel này vẫn mòn nhanh hơn dự kiến gây khó khăn lớn cho việc bão dưỡng máy bay. "Chúng tôi sợ rằng các tấm này sẽ làm B-2 nghỉ hưu sớm hoặc sẽ nhận được một hóa đơn thanh toán với giá không thể chấp nhận.". Dù vậy việc sản xuất các tấm thay thế cũng đang được tiến hành đến năm 2019[9].

Việc thiết bị truyền động điều khiển từ gián tiếp của máy bay gặp trục trặc được đưa ra ánh sáng vào năm 1990. Hệ thống này gặp các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định B-2 trong các chuyến bay. Nhận lệnh từ máy tính điều khiển bay của máy bay ném bom, chuyển tiếp chúng đến hệ thống kiểm soát chuyến bay và sau đó cung cấp thông tin phản hồi cho máy tính nếu không có nó các máy bay sẽ gặp trục trặc trong việc giữ ổn định. Do việc làm mát hệ thống này hoạt động không hiệu quả khiến cho hệ thống trở thành một trong những bộ phận gặp rắc rối nhiều nhất trên máy bay khiến nó không thể thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống fly-by-wire của máy bay không kết nối trực tiếp với hệ thống điều khiển mà thông qua bộ điều khiển từ xa này để thiết lập các thao tác khác nhau nên nếu nó bị hỏng thì máy bay khó có thể điều khiển được. Nên việc cố gắng tìm cách khắc phục đã được tiến hành từ năm 1991 và không lực Hoa Kỳ đã phải bỏ ra gần 8 năm sau đó để có thể khắc chế vấn đề này[10].

B-2 rất khó sửa chữa nếu bị hư hại. Ngày 26 tháng 2 năm 2010, một chiếc B-2 đã bị cháy động cơ khi đang định cất cánh, chỉ như vậy mà chiếc máy bay này đã phải mất 18 tháng để sửa chữa tạm thời để có thể bay đến nơi sửa chữa chính, tại nó nó phải sửa chữa thêm 24 tháng nữa[11].

B-2 cần được đại tu mỗi 7 năm một lần với chi phí trung bình khoảng 60 triệu USD mỗi lần, và mỗi lần đại tu phải kéo dài hàng năm. Mỗi một bộ phận là hoàn toàn riêng biệt không thể thay thế cho nhau khiến cho chi phí rất cao. Lớp sơn tàng hình của máy bay dễ bị hỏng, và chỉ cần một vết xước là máy bay sẽ hiển thị trên ra đa, vì thế nó cần được chăm sóc thường xuyên. Với mỗi giờ bay thì máy bay cần 50 đến 60 giờ cho việc sơn lại vỏ, vì đòi hỏi việc chăm sóc rất kỹ lưỡng nên B-2 được gọi là "nữ hoàng tối thượng trong xưởng bảo trì". Các Kỹ thuật viên xem việc bảo trì lớp sơn là công việc nhàm chán và cực nhọc nhất vì họ không chỉ phải cạo lớp cũ đi mà còn phải thổi nó với một thứ giống như bột mì. Ngoài ra còn phải kiểm tra tỉ mỉ máy bay xem có bất kỳ vết lõm nào không và phải làm nó phẳng như gương trước khi sơn, thời gian cho việc này không được nói đến. Sau khi lớp đầu tiên được robot phun sơn, kỹ thuật viên sẽ dung tay đánh bóng bề mặt để có độ dày cần thiết sau đó thực hiện lại việc này thêm vài lần nữa. Do chi phí hoạt động rất đắt đỏ nên máy bay cũng không hữu dụng trong việc tham gia các trận không kích chống lại các đối thủ du kích như tại Iraq và Afghanistan. Vì thế nó còn được gọi là "Đồ vô dụng mạ vàng"[12].

B-2 trưng bày

[sửa | sửa mã nguồn]
B-2 Spirit trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia của Không lực Hoa Kỳ

Vì chi phí, sự hiếm hoi và giá trị chiến đấu của nó, có lẽ không có bất kỳ một chiếc một chiếc B-2 nào sẽ được đưa ra trưng bày thường xuyên trong tương lai gần (hay bất kỳ thời điểm nào trước khi nó được cho ngừng phục vụ). Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng được đem trưng bày trong một thời gian tại nhiều triển lãm hàng không, gồm cả cuộc triển lãm tại Căn cứ không quân Tinker, thành phố Midwest, OK vào tháng 6 năm 2005. Năm 2004 mẫu thử nghiệm tĩnh của chiếc B-2 đã được đưa trưng bày Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ gần Dayton, Ohio. Chiếc máy bay mẫu đã được dùng để thí nghiệm kết cấu, và thí nghiệm phá huỷ. Đội phục hồi của bảo tàng đã mất hơn một năm để tái lắp khung máy bay, và có thể thấy được rõ ràng các miếng vá bên ngoài thân máy bay nơi các bộ phận kết cấu được tái ráp lại.

Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Nam Dakota nằm bên trong Căn cứ không quân Ellsworth trưng bày một mẫu theo tỷ lệ 1/2 của chiếc B-2 được chính bảo tàng chế tạo.

Các nhà khai thác

[sửa | sửa mã nguồn]

Không lực Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi đội ném bom 509, Căn cứ Không quân Whiteman
    • Liên đội ném bom 13
    • Liên đội ném bom 393
    • Liên đội huấn luyện chiến đấu 394
  • Phi đội 53, Căn cứ Không quân Eglin
    • Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá 72, Căn cứ Không quân Whiteman
  • Phi đội 57, Căn cứ Không quân Nellis
    • Liên đội vũ khí 325, Căn cứ Không quân Whiteman
    • Phi đội vũ khí 715 không hoạt động

Các thông số kỹ thuật (B-2A block 30)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình chi tiết kỹ thuật Northrop B-2 Spirit

Tính năng chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đội bay: 2
  • Chiều dài: 20,9 m (69 ft)
  • Sải cánh: 52,12 m (172 ft)
  • Diện tích cánh: 460 m² (5.000 ft²)
  • Trọng lượng không tải: 71.700 kg (158.000 lb)
  • Trọng lượng có tải: 152.600 kg (371.000 kg (376.000 lb)
  • Động cơ: 4 x động cơ turbo cánh quạt General Electric F118-GE-100, lực đẩy 77 kN (17.300 lbf) mỗi động cơ

Tính năng bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tốc độ tối đa: 1.010 km/h (410 knots, 630 mph)
  • Tầm bay tối đa: 12.000 km (5.600 nm; 6.500 mi)
  • Trần bay: 15.000 m (50.000 ft)
  • Áp lực cánh: 329 kg/m² (67,3 lb/ft²)
  • Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: 0,205

Vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giá đặt bom 18.000 kg (40.000 lb) loại 500 lb (MK 82) (tổng số lượng chứa: 80 quả)
  • Giá đặt bom 11.000 kg (27.000 lb) loại 750 lb CBU (tổng số lượng chứa: 36 quả)
  • 16 Máy phóng quay (RLA) gắn các loại vũ khí 2000 lb (Mk84, JDAM-84, JDAM-102)
  • 16 Máy phóng quay gắn vũ khí hạt nhân B61 hay B83

Các thiết bị điện tử và phương tiện cải tiến về sau này cho phép B-2A mang JSOW và GBU-28.

  • AGM-158 JASSM (tầm bắn >1600 km).

Năm 2022 B-2 đã phóng thử tên lửa AGM-158 JASSM-ER đánh trúng mục tiêu hơn 1000km cho thấy năng lực tấn công tầm xa và kết hợp khả năng tàng hình của nó

Danh sách các máy bay ném bom B-2

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên hiệu Tail # Tên chính thức Tên không chính thức Ghi chú
AV-1 82-1066 Spirit of America Fatal Beauty
AV-2 82-1067 Spirit of Arizona Ship From Hell, Murphy's Law
AV-3 82-1068 Spirit of New York Navigator, Ghost, Afternoon Delight
AV-4 82-1069 Spirit of Indiana Christine, Armageddon Express
AV-5 82-1070 Spirit of Ohio Fire and Ice, Toad
AV-6 82-1071 Spirit of Mississippi Black Widow, Penguin, Arnold the Pig
AV-7 88-0328 Spirit of Texas Pirate Ship
AV-8 88-0329 Spirit of Missouri
AV-9 88-0330 Spirit of California
AV-10 88-0331 Spirit of South Carolina
AV-11 88-0332 Spirit of Washington Đang được sửa chữa vì cháy động cơ
AV-12 89-0127 Spirit of Kansas Bị rơi ngày 23-2-2008
AV-13 89-0128 Spirit of Nebraska
AV-14 89-0129 Spirit of Georgia The Dark Angel
AV-15 90-0040 Spirit of Alaska
AV-16 90-0041 Spirit of Hawaii
AV-17 92-0700 Spirit of West Virginia
AV-18 93-1085 Spirit of Oklahoma Spirit of San Francisco
AV-19 93-1086 Spirit of Kitty Hawk
AV-20 93-1087 Spirit of Pennsylvania Penny the Pig
AV-21 93-1088 Spirit of Louisiana
AV-22 – AV-165 đã hủy bỏ

Sự cố và tai nạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, 1 chiếc B-2 đã bị rơi sáng ngày 23 tháng 2 tại Căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, Thái Bình Dương khi đang cất cánh, hai phi công kịp nhảy ra ngoài[13][14].

Ngày 26 tháng 2 năm 2010, một chiếc B-2 đã bị cháy khi một ngọn lửa bùng lên từ động cơ khi đang định cất cánh. Hậu quả là máy bay phải mất 18 tháng sửa sơ để có thể bay đến nơi sửa chữa chính.[11].

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Northrop YB-49
  • Northrop Grumman B-21 Raider
Danh sách liên quan
  • Danh sách máy bay ném bom
  • Danh sách máy bay quân sự của Hoa Kỳ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Northrop B-2A Spirit fact sheet." Lưu trữ 2008-02-28 tại Wayback Machine National Museum of the United States Air Force. Truy cập: ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Mehuron, Tamar A., Assoc. Editor. "2009 USAF Almanac, Fact and Figures." Air Force Magazine, May 2009. Truy cập: ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ a b c d "B-2 Bomber: Cost and Operational Issues Letter Report, GAO/NSIAD-97-181." United States General Accounting Office (GAO), ngày 14 tháng 8 năm 1997. Truy cập: ngày 13 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ a b Văn Khoa (9 tháng 10 năm 2019). “Mỹ dự tính dùng oanh tạc cơ B-52, B-2, B-1B đến năm 2040”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ a b Tirpak, John (9 tháng 2 năm 2018). “USAF to Retire B-1, B-2 in Early 2030s as B-21 Comes On-Line”. Air Force Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “The $2 Billion Stealth Bomber Can't Go Out in the Rain”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Air Force Magazine”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ “B”. NTI: Nuclear Threat Initiative. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ “About the Flightglobal Group Blogs Announcement flightglobal.com”. Flightglobal.com. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ a b “Pacific News Center”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “B-2 stealth bombers require $60 million maintenance jobs to stay undetectable”. cleveland.com. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ “Máy bay ném bom tàng hình B”. Quân đội Nhân dân. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  14. ^ “B”.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Air Force, Options to Retire or Restructure the Force Would Reduce Planned Spending, NSIAD-96-192." US General Accounting Office, September 1996.
  • Boyne, Walter J. (2002), Air Warfare: an International Encyclopedia: A-L, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, ISBN 978-1-57607-345-2
  • Chudoba, Bernd (2001), Stability and Control of Conventional and Unconventional Aircraft Configurations: A Generic Approach, Stoughton, Wisconsin: Books on Demand, ISBN 978-3-83112-982-9
  • Crickmore, Paul and Alison J. Crickmore, "Nighthawk F-117 Stealth Fighter". North Branch, Minnesota: Zenith Imprint, 2003. ISBN 0-76031-512-4.
  • Croddy, Eric and James J. Wirtz. Weapons of Mass Destruction: An Encyclopedia of Worldwide Policy, Technology, and History, Volume 2. Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 2005. ISBN 1-85109-490-3.
  • Dawson, T.W.G., G.F. Kitchen and G.B. Glider. Measurements of the Radar Echoing Area of the Vulcan by the Optical Simulation Method. Farnborough, Hants, UK: Royal Aircraft Establishment, September 1957 National Archive Catalogue file, AVIA 6/20895
  • Donald, David biên tập (2003), Black Jets: The Development and Operation of America's Most Secret Warplanes, Norwalk, Connecticut: AIRtime, ISBN 978-1-880588-67-3
  • Donald, David (2004), The Pocket Guide to Military Aircraft: And the World's Airforces, London: Octopus Publishing Group, ISBN 978-0-681-03185-2
  • Eden, Paul. "Northrop Grumman B-2 Spirit". Encyclopedia of Modern Military Aircraft. New York: Amber Books, 2004. ISBN 1-904687-84-9.
  • Evans, Nicholas D. (2004), Military Gadgets: How Advanced Technology is Transforming Today's Battlefield – and Tomorrow's, Upper Saddle River, New Jersey: FT Press, ISBN 978-0-1314-4021-0
  • Fitzsimons, Bernard biên tập (1978), Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare, 21, London: Phoebus, ISBN 978-0-8393-6175-6
  • Goodall, James C. "The Northrop B-2A Stealth Bomber." America's Stealth Fighters and Bombers: B-2, F-117, YF-22, and YF-23. St. Paul, Minnesota: MBI Publishing Company, 1992. ISBN 0-87938-609-6.
  • Griffin, John; Kinnu, James (2007), B-2 Systems Engineering Case Study (PDF), Dayton, Ohio: Air Force Center for Systems Engineering, Air Force Institute of Technology, Wright Patterson Air Force Base, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2009
  • Moir, Ian; Seabridge, Allan G. (2008), Aircraft Systems: Mechanical, Electrical and Avionics Subsystems Integration, Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, ISBN 978-0-4700-5996-8
  • Pace, Steve (1999), B-2 Spirit: The Most Capable War Machine on the Planet, New York: McGraw-Hill, ISBN 978-0-07-134433-3
  • Pelletier, Alain J. "Towards the Ideal Aircraft: The Life and Times of the Flying Wing, Part Two". Air Enthusiast, No. 65, September–October 1996, pp. 8–19. ISSN 0143-5450.
  • Richardson, Doug (2001), Stealth Warplanes, London: Salamander Books Ltd, ISBN 978-0-7603-1051-9
  • Rich, Ben R.; Janos, Leo (1996), Skunk Works: A Personal Memoir of My Years of Lockheed, Boston: Little, Brown & Company, ISBN 978-0-3167-4300-6
  • Rich, Ben (1994), Skunk Works, New York: Back Bay Books, ISBN 978-0-316-74330-3
  • Rip, Michael Russell; Hasik, James M. (2002), The Precision Revolution: Gps and the Future of Aerial Warfare, Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, ISBN 978-1-5575-0973-4
  • Siuru, William D. (1993), Future Flight: The Next Generation of Aircraft Technology, New York: McGraw-Hill Professional, ISBN 978-0-8306-4376-9
  • Sorenson, David, S. (1995), The Politics of Strategic Aircraft Modernization, New York: Greenwood, ISBN 978-0-275-95258-7
  • Spick, Mike (2000), B-2 Spirit, The Great Book of Modern Warplanes, St. Paul, Minnesota: MBI, ISBN 978-0-7603-0893-6
  • Sweetman, Bill (2005), Lockheed Stealth, North Branch, Minnesota: Zenith Imprint, ISBN 978-0-7603-1940-6
  • Sweetman, Bill. "Inside the stealth bomber". Zenith Imprint, 1999. ISBN 1610606892.
  • Tucker, Spencer C (2010), The Encyclopedia of Middle East Wars: The United States in the Persian Gulf, Afghanistan, and Iraq Conflicts, Volume 1, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, ISBN 978-1-8510-9947-4
  • Withington, Thomas (2006), B-1B Lancer Units in Combat, Botley Oxford, UK: Osprey, ISBN 978-1-8417-6992-9
  • Richardson, Doug. Northrop B-2 Spirit (Classic Warplanes). New York: Smithmark Publishers Inc., 1991. ISBN 0-8317-1404-2.
  • Bill Sweetman. Inside the Stealth Bomber. St. Paul, Minnesota: MBI Publishing, 1999. ISBN 0-7603-0627-3.
  • Winchester, Jim, ed. "Northrop B-2 Spirit". Modern Military Aircraft (Aviation Factfile). Rochester, Kent, UK: Grange Books plc, 2004. ISBN 1-84013-640-5.
  • The World's Great Stealth and Reconnaissance Aircraft. New York: Smithmark, 1991. ISBN 0-8317-9558-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Northrop Grumman B-2 Spirit.
  • B-2 Spirit fact sheet and gallery on U.S. Air Force site
  • B-2 Spirit page on Northrop Grumman site Lưu trữ 2012-11-03 tại Wayback Machine
  • B-2 Spirit Stealth bomber on airforce-technology.com
  • B-2 Stealth Bomber article on How It Works Daily
  • B-2 Spirit page at GlobalSecurity.org
  • B-2 Spirit News Articles
  • x
  • t
  • s
Máy bay và động cơ máy bay do Northrop chế tạo
Tên định danh của nhà sản xuất
Serie 'Greek'
  • Alpha
  • Beta
  • Gamma
  • Delta
Serie 'N'Ghi chú: Tên định danh cho sản phẩm của công ty Northrop bao gồm nhiều sản phẩm công nghệ rất đa dạng. Chỉ có máy bay, động cơ máy bay, và tên lửa được liên kết tại đây.
  • N-1/M
  • N-2
  • N-3
  • N-4
  • N-5
  • N-6
  • N-7
  • N-8
  • N-9/M
  • N-10
  • N-12
  • N-14
  • N-15
  • N-16
  • N-18
  • N-19
  • N-20
  • N-21
  • N-23
  • N-24
  • N-25A/B
  • N-26
  • N-29
  • N-31
  • N-32
  • N-34
  • N-35
  • N-36
  • N-37
  • N-38
  • N-39
  • N-40
  • N-41
  • N-45
  • N-46
  • N-47
  • N-48
  • N-49
  • N-50
  • N-51
  • N-52
  • N-54
  • N-55
  • N-59
  • N-60
  • N-63
  • N-65
  • N-67
  • N-68
  • N-69
  • N-71
  • N-72
  • N-73
  • N-74
  • N-81
  • N-82
  • N-84
  • N-86
  • N-87
  • N-94
  • N-96
  • N-102
  • N-103
  • N-105
  • N-110
  • N-111
  • N-112
  • N-117
  • N-124
  • N-132
  • N-133
  • N-134
  • N-135
  • N-138
  • N-141
  • N-144
  • N-149
  • N-150
  • N-151
  • N-155
  • N-156
  • N-165
  • N-204
  • N-205
  • N-250
  • N-251
  • N-267
  • N-285
  • N-300
  • N-301
  • N-302
  • N-303
  • N-304
  • N-305
  • N-306
  • N-307
  • N-311
  • N-320
  • N-321
  • N-322
  • N-330
  • N-353
  • N-370
  • N-381
Serie 'P'
  • P530
  • P600
  • P610
  • P630
  • Theo nhiệm vụ
    Cường kích
    • YA-13
    • XA-16
    • A-17/Nomad
    • N-3PB
    • YA-9
    Ném bom
    • YB-35
    • YB-49
    • B-62
    • BT
    • B2T
    • B-2
    Không người lái
    • Q-4
    Tiêm kích
    • 3A
    • XP-56
    • P-61
    • XP-79
    • F-89
    • XFT
    • F2T
    • F-5/CF-5/CF-116
    • YF-17
    • F-18L
    • F-20
    • YF-23
    Trinh sát
    • F-15
    • RF-61
    • RF-5
    • N-165
    • N-204
    Huấn luyện
    • T-38
    Vận tải
    • Alpha
    • Beta
    • Gamma
    • Delta
    • C-19
    • C-100
    • YC-125
    • RT
    Thử nghiệm
    • N-1M
    • N-9M
    • JB-1
    • MX-324
    • MX-334
    • M2-F2
    • M2-F3
    • HL-10
    • Tacit Blue
    • X-4
    • X-21
    Động cơmáy bay
    • XT37
    Theo tên gọi
    • Alpha
    • Bantam
    • Beta
    • Black Bullet
    • Black Widow
    • Boojum
    • Chukar
    • Delta
    • Dervish
    • Fang
    • Freedom Fighter
    • Gamma
    • Hornet
    • Nomad
    • Pioneer
    • Raider
    • Reporter
    • Scorpion
    • Snark
    • Spirit
    • Talon
    • Tigershark
    Xem thêm: TR-3
    • x
    • t
    • s
    United States Air Force Roundrel Bộ tư lệnh đột kích toàn cầu trực thuộc không quân (AFGSC)
    Căn cứ

    Barksdale • F. E. Warren • Malmstrom • Minot • Whiteman

    Emblem of Global Strike Command
    Đơn vị trực thuộc
    Không lực

    Không lực 8 • Không lực 20

    Không đoàn
    Bom

    Ném bom số 2 • Ném bom số 5 • Ném bom số 509

    Tên lửa

    Tên lửa số 90 • Tên lửa số 91 • Tên lửa số 341

    Phi đoàn
    Bom

    Ném bom số 11 • Ném bom số 13 • Ném bom số 20 • Ném bom số 23 • Ném bom số 69 • Ném bom số 93 • Ném bom số 96 • Ném bom số 343 • Ném bom số 393

    Bay thử nghiệm

    Phi đoàn bay thử nghiệm số 576

    Tên lửa

    Tên lửa số 10 • Tên lửa số 12 • Tên lửa số 319 • Tên lửa số 320 • Tên lửa số 321 • Tên lửa số 490 • Tên lửa số 740 • Tên lửa số 741 • Tên lửa số 742

    Chiến dịch chiến lược

    Phi đoàn chiến dịch chiến lược số 625

    Tổ hợpvũ khí
    Máy bay ném bom

    B-2 Spirit • B-52 Stratofortress

    Máy bay chỉ huy

    E-6B Mercury

    Trực thăng

    UH-1N Iroquois

    Tên lửa

    LGM-30G Minuteman III

    Tư lệnh

    Kowalski • Klotz

    • x
    • t
    • s
    Định danh máy bay ném bom thuộc USAAS/USAAC/USAAF/USAF, Lục quân/Không quân và hệ thống ba quân chủng
    Giai đoạn 1924–1930
    Máy bay ném bom hạng nhẹ
    • LB-1
    • LB-2
    • LB-3
    • LB-4
    • LB-5
    • LB-6
    • LB-7
    • LB-8
    • LB-9
    • LB-10
    • LB-11
    • LB-12
    • LB-13
    • LB-14
    Máy bay ném bom hạng trung
    • B-1
    • B-2
    Máy bay ném bom hạng nặng
    • HB-1
    • HB-2
    • HB-3
    Giai đoạn 1930–1962
    • B-1
    • B-2
    • B-3
    • B-4
    • B-5
    • B-6
    • B-7
    • B-8
    • B-9
    • B-10
    • B-11
    • B-12
    • B-13
    • B-14
    • B-15
    • B-16
    • B-17
    • B-18
    • B-19
    • B-20
    • B-21
    • B-22
    • B-23
    • B-24
    • B-25
    • B-26
    • B-27
    • B-28
    • B-29
      • D
    • B-30
    • B-31
    • B-32
    • B-33
    • B-34
    • B-35
    • B-36
      • G
    • B-37
    • B-38
    • B-39
    • B-40
    • B-41
    • B-42
    • B-43
    • B-44
    • B-45
    • B-46
    • B-47
      • C
    • B-48
    • B-49
    • B-50
      • C
    • B-51
    • B-52
    • B-53
    • B-54
    • B-55
    • B-56
    • B-57
      • D
      • F
    • B-58
    • B-59
    • B-60
    • B-61
    • B-62
    • B-63
    • B-64
    • B-65
    • B-66
    • B-67
    • B-68
    • B-69
    • B-70
    • B-71
    Máy bay ném bom chiến lược(1935–1936)
    • BLR-1
    • BLR-2
    • BLR-3
    Giai đoạn 1962–nay
    • B-1
    • B-2
    Không tuần tự
    • B-20
    • B-26
    • FB-22
    • FB-111
    • B-21
    • x
    • t
    • s
    Trang bị hiện có của Không quân Hoa Kỳ
    Đang hoạt động &Định danh máy bay
    A - Cường kích

    Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II • Lockheed AC-130

    B - Máy bay ném bom chiến lược

    Rockwell B-1 Lancer • Northrop Grumman B-2 Spirit • Boeing B-52 Stratofortress

    C - Vận tải quân sự

    Lockheed C-5 Galaxy • Lockheed C-5 Galaxy • Beechcraft C-12 Huron • Boeing C-17 Globemaster III • Gulfstream III • Gulfstream IV • Learjet 35 • Alenia C-27J Spartan • C-37A Gulfstream V • Boeing 737 • Lockheed C-130 Hercules • CV-22B Osprey

    E - Tác chiến điện tử

    Boeing E-3 Sentry • Boeing E-4 • Northrop Grumman E-8 Joint STARS • Bombardier Dash 8 • Bombardier Global Express • EC-130H Compass Call • EC-130J Commando Solo

    F - Ưu thế đường không & Máy bay tiêm kích đa năng

    F-15C/D Eagle • F-15E Strike Eagle • F-16C/D Fighting Falcon • F-22A Raptor F-35A Lightning II

    H - Tìm kiếm và cứu hộ chiến đấu

    Lockheed HC-130 • HC-130J Combat King II • Sikorsky HH-60 Pave Hawk

    K - Chở nhiên liệu

    KC-10A Extender • Boeing KC-135 Stratotanker

    L - Thời tiết lạnh

    Lockheed LC-130

    M - Đa nhiệm

    Lockheed MC-130 • Beechcraft C-12 Huron

    O - Thám sát

    Boeing OC-135B Open Skies

    Q - Máy bay không người lái

    MQ-1 Predator • MQ-9 Reaper • RQ-4A Global Hawk • RQ-11B Raven • RQ-170 Sentinel

    R - Trinh sát

    RC-26B Condor • Boeing RC-135 • Scan Eagle • Lockheed U-2 • Wasp III

    T - Máy bay huấn luyện

    T-1A Jayhawk • T-6A Texan II • (A)T-38A/B/C Talon II • LET TG-10 • TG-15A/B • Diamond DA40

    U - Máy bay thông dụng

    UH-1N Iroquois • UH-1H/N/V Huey • UV-18A/B Twin Otter • U-28A

    V – Chở VIP/chỉ huy

    VC-9C • Boeing VC-25 (Không lực Một) • Boeing C-32 (Không lực Hai) • Boeing C-40 Clipper

    W – Trinh sát thời tiết

    Lockheed WC-130 • Boeing WC-135 Constant Phoenix

    Khác/không chỉ định

    Antonov An-26 (SOS số 6) • CASA/IPTN CN-235 (SOS số 427) • Mil Mi-8 (SOS số 6)

    Tổ hợp hàng không
    Phương tiện phóng

    Atlas V • Delta II • Delta IV

    Vệ tinh

    Defense Meteorological Satellite Program (DMSP) • Defense Satellite Communications System (DSCS) • Defense Support Program (DSP) • Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) • Milstar Satellite Communications System • Mobile User Objective System (MUOS) • Space-Based Infrared System (SBIRS) • Wideband Global SATCOM

    Hệ thống mặt đất
    C2

    AN/USQ-163 Falconer • AN/GSQ-272 Sentinel

    Radar mặt đất

    AN/FPQ-16 Perimeter Acquisition Attack Characterization System (PARCS) • AN/FPS-123 Early Warning Radar (EWR) • AN/FPS-132 Upgraded Early Warning Radar (UEWR) • AN/FPS-85 • AN/FPS-133 Air Force Space Surveillance System (AFSSS) • AN/FSQ-114 Ground-Based Electro-Optical Deep Space Surveillance (GEODSS) • AN/FSQ-224 Morón Optical Space Surveillance (MOSS) • Rapid Attack, Identification, Detection, and Reporting System (RAIDRS)

    Xe mặt đất

    Humvee • Xe tiếp nhiên liệu R-5 • Xe tiếp nhiên liệu R-9 • Xe tiếp nhiên liệu R-11 C300

    Vũ khí
    Bom

    CBU-87 Combined Effects Munition • CBU-89 Gator • CBU-97 Sensor Fuzed Weapon • GBU-10 Paveway II • GBU-12 Paveway II • GBU-15 • GBU-24 Paveway III • GBU-27 Paveway III • GBU-28 • GBU-44/B Viper Strike • GBU-53/B Small Diameter Bomb II • GBU-31 JDAM • GBU-32 JDAM • GBU-38 JDAM • GBU-39 Small Diameter Bomb • GBU-54 Laser JDAM • Mk-82 • Mk-84

    Súng/pháo

    GAU-8 Avenger • M61 Vulcan • GAU-16 • GAU-17 • M240 • L/60 Bofors • M102 • ATK • GAU-23/A

    Tên lửa

    AGM-65 Maverick • AGM-86 ALCM • AGM-88 HARM • AGM-114 Hellfire • AGM-130 • AGM-154 JSOW • AGM-158 JASSM • AGM-176 Griffin Joint Air-to-Surface Stand-off Missile (JASSM) • AIM-7 Sparrow • AIM-9 Sidewinder • AIM-120 AMRAAM • LGM-30G Minuteman III

    Bia bay

    Ryan Firebee • Bia bay cỡ nhỏ BQM-167 • MQM-107 Streaker • F-4 Phantom II

    Vũ khí cá nhân
    Súng ngắn/vũ khí phòng vệ

    M11 Pistol • M9 Pistol • Súng máy MP5 • Dao sinh tồn cho phi công

    Súng trường/Carbine

    GAU-5A/GUU-5P Carbine • M4 Carbine • M14 Stand-off Munitions Disruptor (SMUD) • M16A2 Rifle • Súng bắn tỉa M24 • Barrett M82 • Mk 14 Enhanced Battle Rifle

    Vũ khí trợ chiến/tầm gần

    Súng máy M60 • Súng máy M2HB Browning • Súng máy hạng trung M240B • Súng máy hạng nhẹ M249 • Súng shotgun M1014 • Súng shotgun Remington Model 870

    Khác

    Vũ khí chống tăng hạng nhẹ M136 AT4 • Mìn M18A1 Claymore • Lựu đạn mảnh M67 • Vũ khí chống tăng hạng nhẹ M72 (LAW) • Súng phóng lựu M79 • Súng phóng lựu tự động MK 19

    Đồng phục & trang bị khác

    Đồng phục chiến đấu không quân (ABU) • Đồng phục chiến đấu (BDU) • Bộ đồ bay • Đồng phục huấn luyện • Đồng phục quân chủng • Đồng phục dạ hội • CMU – 33A/P22P-18

    Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
    • GND: 4460387-3
    • LCCN: sh88007805
    • NARA: 10666000
    • NKC: ph401819

    Từ khóa » Hình ảnh Máy Bay B2