NPV Là Gì? Ý Nghĩa Của NPV Và Cách Tính Chỉ Số Này - MISA AMIS
Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp… thường sử dụng chỉ số NPV để đánh giá tính khả thi của dự án. Vì vậy các nhà đầu tư, kinh doanh, chủ doanh nghiệp đều nên nắm rõ NPV là gì, ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số này và việc vận dụng đánh giá NPV trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Mục lục Hiện 1. NPV là gì? 2. Cách tính chỉ số NPV 3. Ý nghĩa của NPV 4. Ưu nhược điểm của chỉ số NPV 4.1 Ưu điểm vượt trội của chỉ số NPV 4.2 Một số nhược điểm còn tồn đọng 5. Mối quan hệ giữa NPV và IRR 6. Những lưu ý khi sử dụng NPV Tạm kết1. NPV là gì?
Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền vào và giá trị hiện tại của các dòng tiền ra trong một khoảng thời gian. Hay nói theo một cách khách thì NPV là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong tương lai khi được chiết khấu về thời điểm hiện tại. NPV được sử dụng nhiều trong lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư để phân tích khả năng sinh lời của một dự án đầu tư đầu tư.
Cơ sở xuất hiện NPV và phương pháp tính, đánh giá chỉ số NPV là sự giảm đi trong giá trị của tiền vì lạm phát dẫn đến hiện tượng thu nhập từ dự án đầu tư có thể thay thế sau một thời gian. Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì người ta đánh giá chỉ số NPV để quyết định đầu tư vì một đồng thu được trong tương lai sẽ không giá trị bằng một đồng thu được tại hiện tại.
>>> Đọc thêm: Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất
2. Cách tính chỉ số NPV
Sau giải thích ở trên thì độc giả đã nắm được NPV là gì. Vậy cách tính chỉ số NPV như thế nào? Công thức tính chỉ số NPV như sau:
Trong đó:
- Bi: Các khoản thu của năm i (có thể là doanh thu thuần và giá trị thanh lý, thu hồi vốn lưu động…);
- Ci: Các khoản chi của năm i (có thể chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra, cũng như chi phí vận hành hàng năm…);
- n : Số năm hoạt động của đời dự án;
- r : Tỷ suất chiết khấu được chọn.
Ví dụ : Một dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 tỷ, thời gian hoạt động là 5 năm. Doanh thu và chi phí hàng năm như sau:
Tiêu chí | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 |
Doanh thu | 12 | 17 | 27 | 39 | 51 |
Chi phí | 5 | 9 | 11 | 14 | 17 |
Giá trị còn lại của dự án là 10 tỷ. Tỷ suất chiết khấu là 15 %/năm. Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án và nhận xét.
Hướng dẫn thực hiện:
Ta có bảng sau:
Tiêu chí | Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 |
Doanh thu | 12 | 17 | 27 | 39 | 51 | |
Chi phí | 50 | 5 | 9 | 11 | 14 | 17 |
Sửa chữa định kỳ | ||||||
Thanh lý | ||||||
Lợi nhuận ròng | -50 | 7 | 8 | 16 | 25 | 34 |
Căn cứ vào công thức ta có NPV của dự án là:
Như vậy, nếu thực hiện dự án thì chủ đầu tư thu được lợi nhuận là 3.854205719 tỷ đồng.
3. Ý nghĩa của NPV
Chỉ số NPV được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án nên chúng ta phần nào hiểu được ý nghĩa của chỉ số này. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu những ý nghĩa của chỉ số NPV:
- Trường hợp NPV > 0: Điều này thể hiện rằng thu nhập thu được trong tương lai từ dự án đầu tư lớn hơn so với chi phí dự kiến cho dự án đó. Vì vậy, những dự án có NPV > 0 là những dự án có lời và nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư.
- Trường hợp NPV < 0: Điều này thể hiện lợi nhuận kỳ vọng kiếm được thấp hơn so với chi phí dự kiến đổ vào dự án. Tuy không đồng nghĩa với việc đầu tư vào dự án là lãng phí, dự án “mất tiền” nhưng về cơ bản thì NPV < 0 tức là dự án không tạo ra lợi nhuận hoặc nếu NPV âm lớn thì dự án lỗ nặng. Lúc này, nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc từ chối đầu tư.
- Trường hợp NPV = 0: Điều này thể hiện rằng dự án đầu tư đó sẽ hòa vốn (không có lãi và cũng không có lỗ).
>>> Đọc thêm một số chỉ số tài chính doanh nghiệp:
- Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính và cách phân tích điểm hòa vốn
- ROA là gì ? Hướng dẫn cách tính và vận dụng ROA tại doanh nghiệp
- ROE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROE
4. Ưu nhược điểm của chỉ số NPV
4.1 Ưu điểm vượt trội của chỉ số NPV
Thông thường, nhà đầu tư, kinh doanh hay các chủ doanh nghiệp thường đánh giá chỉ số NPV để đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư. Vì về cơ bản, chỉ số này cho phép đánh giá đúng lãi mà dự án có thể tạo ra khi đã bỏ qua chi phí vốn đầu tư ban đầu và các khoản chi phí khác, bao gồm cả việc tiền bị mất giá theo thời gian (lạm phát).
Ngoài ra NPV còn có 1 số ưu điểm cụ thể như sau:
- Tính toán giá trị dòng tiền dựa trên yếu tố thời gian: Giá trị hiện tại ròng (NPV) cho phép nhà đầu tư đo lường giá trị dòng tiền tương lai theo thời gian, quy đổi các dòng tiền tương lai về hiện tại thông qua chiết khấu. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về chênh lệch giữa thu và chi ở thời điểm hiện tại, hỗ trợ việc đánh giá tính khả thi của dự án một cách thực tế hơn.
- Xem xét chi phí đầu tư ban đầu: NPV hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đánh giá mức chi phí đầu tư cơ bản, bao gồm khoản chi lớn ban đầu hoặc chi phí đạt ngưỡng hoàn vốn. Việc cân nhắc những chi phí này giúp nhà đầu tư dự đoán chính xác hơn về lợi nhuận tiềm năng và thời gian thu hồi vốn, từ đó xác định được tính hấp dẫn của dự án.
- Hỗ trợ so sánh các lựa chọn đầu tư khác nhau: Với chỉ số NPV, nhà đầu tư dễ dàng so sánh nhiều dự án khác nhau để đánh giá lợi nhuận tiềm năng, chọn ra dự án có khả năng sinh lời cao nhất. Qua đó, NPV giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư tối ưu, dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức độ rủi ro của từng dự án.
- Giảm thiểu rủi ro nhờ chiết khấu dòng tiền: NPV phản ánh cả yếu tố rủi ro bằng cách chiết khấu dòng tiền theo tỷ lệ phù hợp, giúp nhà đầu tư nhận diện và phòng ngừa rủi ro khi ra quyết định.
Nhờ những ưu điểm này, NPV không chỉ là công cụ đo lường lợi nhuận mà còn hỗ trợ nhà đầu tư tối ưu hóa quyết định tài chính, đảm bảo lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
4.2 Một số nhược điểm còn tồn đọng
Một trong những nhược điểm lớn nhất của chỉ số NPV là khả năng ước tính. Các chuyên gia chỉ ra rằng việc tính toán một cách chính xác chi phí cho dự án, nhất là đối với các dự án kéo dài nhiều năm, là điều gần như bất khả thi.
Bên cạnh đó, chỉ số này cũng không thể hiện khả năng sinh lời theo tỷ lệ % nên đôi khi sẽ dẫn đến hiện tượng khó đánh giá. Ngoài ra, chỉ số NPV cũng không xem xét đến chi phí cơ hội hay quy mô của dự án khi đánh giá.
Nhìn chung, chỉ số NPV cũng tương tự như các chỉ số tài chính khác đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy, khi xem xét đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư thì nhà đầu tư, kinh doanh hay chủ doanh nghiệp cần xem xét trên nhiều khía cạnh và kết hợp đánh giá cùng nhiều chỉ số khác để có quyết định phù hợp nhất.
5. Mối quan hệ giữa NPV và IRR
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất chiết khấu (Internal Rate of Return – IRR) là tỷ lệ lợi nhuận thường được sử dụng trong hoạt động lập ngân sách vốn. Thông thường, người ta sử dụng IRR để đánh giá mức độ cần thiết của một dự án đầu tư.
Mối quan hệ giữa NPV và IRR rất đơn giản khi IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV= 0, cũng có nghĩa là khi một dự án không lãi cũng không lỗ. Điều này cũng thể hiện rằng khi dự án đạt điểm hòa vốn (NPV = 0) ta sẽ tính được IRR và sử dụng nó như một thước đo rủi ro của dự án đầu tư đó.
Cách xác định hai chỉ số IRR và NPV cũng có điểm khác biệt:
- IRR xác định theo tỷ lệ %
- NPV xác định theo số tiền.
Như vậy, trong một số trường hợp cùng dữ liệu thì chỉ số NPV được ưu tiên hơn. Hoặc nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian thì IRR lại là ưu tiên lựa chọn.
6. Những lưu ý khi sử dụng NPV
Khi sử dụng NPV trong đánh giá dự án đầu tư hoặc quyết định tài chính, cần lưu ý các điểm sau:
- Lựa chọn lãi suất chiết khấu phù hợp: Lãi suất chiết khấu đóng vai trò quyết định trong tính toán NPV, nên cần chọn lãi suất phản ánh đúng chi phí vốn hoặc mức độ rủi ro của dự án.
- Dự đoán dòng tiền chính xác: Dòng tiền tương lai là yếu tố quan trọng, vì vậy phải dự đoán chính xác các khoản thu và chi trong suốt thời gian dự án. Dự báo không chính xác sẽ dẫn đến NPV không đáng tin cậy.
- Xem xét độ nhạy của NPV: Phân tích độ nhạy giúp đánh giá NPV khi có sự thay đổi trong các giả định như lãi suất chiết khấu, dòng tiền, hoặc thời gian dự án. Điều này giúp nhận diện mức độ rủi ro của dự án.
- Thời gian dự án: Các dự án có thời gian dài hơn thường gặp rủi ro cao hơn do biến động kinh tế và thị trường. Cần xem xét kỹ lưỡng thời gian để xác định tác động lên giá trị NPV.
- Không chỉ dựa vào NPV: NPV chỉ là một chỉ số trong quyết định đầu tư. Nên kết hợp với các phương pháp khác như Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) hoặc Thời gian thu hồi vốn (Payback Period) để có cái nhìn toàn diện hơn.
- Thay đổi môi trường kinh tế: Biến động về lạm phát, tỷ giá hối đoái hoặc thay đổi chính sách tài chính có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và lãi suất chiết khấu, từ đó tác động đến NPV.
Những lưu ý này giúp đảm bảo việc tính toán NPV chính xác và phản ánh đúng giá trị thực tế của dự án, giúp ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Tạm kết
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính, giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng và tính khả thi của các dự án đầu tư. NPV không chỉ cung cấp cái nhìn rõ ràng về lợi nhuận ròng sau khi trừ đi chi phí vốn mà còn giúp so sánh, lựa chọn các dự án một cách hiệu quả thông qua việc chiết khấu dòng tiền theo thời gian. Việc hiểu ý nghĩa và biết cách tính NPV sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa quyết định, giảm thiểu rủi ro, và gia tăng giá trị lâu dài. Qua đó, NPV trở thành một công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ ai mong muốn đầu tư hiệu quả và bền vững.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi hoạt động đầu tư vào công ty con với phần mềm MISA AMIS. Ngoài ra, phần mềm cho phép kế toán viên:
- Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- ….
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS |
Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.
Tác giả tổng hợp: Phương Thanh
Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Từ khóa » Npv = 0 Thì Sao
-
NPV Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa, Ưu Nhược điểm Khi Nhà đầu Tư áp ...
-
Dự án Có NPV=0,NPV<0 Có Hiệu Quả Tài Chính Không? - Xaydung360
-
NPV=0 Dự án Có Hiệu Quả Về Mặt Tài Chính Hay Không? - U&Bank
-
NPV Là Gì? NPV Viết Tắt Từ Từ Nào? - Luật Hoàng Phi
-
NPV Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về NPV - Taxplus
-
NPV Là Gì? Cách Tính Và ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV - TheBank
-
Chỉ Số NPV Là Gì? Công Thức Và Ưu Nhược Điểm Của NPV
-
NPV Là Gì? Khái Niệm, ý Nghĩa, Cách Tính Giá Trị NPV | Lafactoria Web
-
Các Chỉ Số Phân Tích Tài Chính IRR, NPV Và ý Nghĩa Trong Việc đánh ...
-
NPV Là Gì? Ý Nghĩa, Ưu Nhược điểm & Công Thức Tính NPV
-
Chỉ Số Tài Chính NPV Là Gì & Ý Nghĩa Của NPV Trong Tài Chính - Citinews
-
NPV Là Gì? Tại Sao được Các Nhà đầu Tư ưu Tiên Sử Dụng?
-
NPV Là Gì - ưu điểm Và Nhược điểm Của Chỉ Số NPV
-
NPV Là Gì? Giá Trị Hiện Tại Thuần - Net Present Value - Blog Tôi Đầu Tư