NSV – Wikipedia Tiếng Việt

NSV
Khẩu NSVT gắn trên chiếc APC của Phần Lan
LoạiSúng máy hạng nặng (đại liên)
Nơi chế tạo Liên Xô Kazakhstan (giữ bản quyền sản xuất sau năm 1991) Việt Nam
Lược sử hoạt động
Phục vụ1971 – Nay
Sử dụng bởi Liên Xô Kazakhstan Ukraina Việt Nam
Trận
  • Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh
  • Chiến tranh vùng Vịnh
  • Chiến tranh Iraq
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếGriogry NikitinYuri SokolovVladimir Volkov
    Năm thiết kế1968-1970
    Các biến thểNSVT
    Thông số
    Khối lượng
  • 25 kg (chỉ có súng)
  • 41 kg (với bệ chống ba chân)
  • 11 kg (dây đạn 50 viên)
  • Chiều dài1.560 mm
    Đạn12,7x108mm
    Cỡ đạn12.7mm
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén
    Tốc độ bắn800 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng845 m/s
    Tầm bắn hiệu quả
  • 1,5 km khi phòng không
  • 2 km khi tấn công các mục tiêu mặt đất
  • Tầm bắn xa nhất3000 mét
    Chế độ nạpDây đạn 50 viên
    Ngắm bắnĐầu ruồi hoặc kính ngắm quang học

    NSV (tiếng Nga: НСВ, viết tắt của Никитина-Соколова-Волкова) là một loại súng máy hạng nặng (đại liên) sử dụng loại đạn 12,7x108mm của Liên Xô, do Griogry Nikitin (Г. И. Никитин), Yuri. S. Sokolov (Ю. М. Соколов) và Vladimir I. Volkov (В. И. Волков) thiết kế, để thay thế cho DShK. NSV được đưa vào sử dụng trong biên chế của quân đội Liên Xô từ năm 1972, thường được gắn trên máy bay trực thăng, tàu chiến - tuần dương, xe tăng, boong ke,... hoặc mang theo tổ bộ binh.

    Lịch sử

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Quân đội Xô Viết bắt đầu tìm kiếm một loại súng máy mới nhằm thay thế cho hai khẩu SG-43 Goryunov và Degtyarov DP vào khoảng đầu những năm 1950. Quân đội Xô Viết thích một thiết kế súng máy đa chức năng giống như khẩu MG-42 của Đức. Nó phải là một loại vũ khí đa năng, có thể gắn ở bất cứ đâu và chiến đấu tốt trong nhiều tình huống. Hai nhà thiết kế vũ khí là Grigory Nikitin và Yuri Sokolov đã được Hồng Quân giao nhiệm vụ thiết kế ra một loại vũ khí có thể đáp ứng được những yêu cầu trên.

    Tuy nhiên, cũng có một mẫu súng khác cũng được quân đội Liên Xô để ý tới và nó đã được phê duyệt. Mẫu súng này do Mikhail Kalashnikov (cha đẻ của AK-47) phát triển. Nó được đánh giá là có chi phí sản xuất rẻ và đáng tin cậy hơn thiết kế của Grigory Nikitin và Yuri Sokolov. Mẫu súng máy của Kalashnikov đã trở thành loại súng máy đa chức năng tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô vào năm 1961 và nó được đặt tên là PK.

    Dù vậy, mẫu súng của Nikitin và Sokolov không hề bị quên lãng. 10 năm sau, súng được chuyển đổi cỡ đạn từ 7,62mm thành 12,7mm với sự giúp đỡ của Vladimir Volkov. Khẩu súng máy hạng nặng mới có tên là NSV, ghép từ các chữ cái đầu trong tên của ba người đã thiết kế ra súng là Nikitin, Sokolov và Volkov. NSV được quân đội Liên Xô dùng để thay thế cho khẩu súng máy hạng nặng DShK. Nó được đưa vào phục vụ kể từ năm 1972. So với tiền nhiệm là DShK thì NSV có ưu điểm là gọn nhẹ hơn hẳn: súng có trọng lượng rỗng chỉ 25 kg (DShK là 34 kg, M2HB của Mỹ nặng 38 kg), giúp việc mang vác trở nên dễ dàng hơn. Súng cũng có tốc độ bắn cao hơn (800-900 so với 600 phát/phút), độ chính xác tốt hơn.

    Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, bản quyền sản xuất NSV thuộc về Kazakhstan. Vì quân đội Nga không muốn phải mua bản quyền sản xuất từ nước khác, nên họ đã tự thiết kế và sản xuất loại súng kiểu mới là Súng máy hạng nặng Kord để thay thế cho NSV.

    NSV cũng được sản xuất tại Bulgaria, Phần Lan , Ba Lan, Nam Tư, Việt Nam, Ấn Độ... với bản quyền do Kazakhstan cung cấp.

    Các biến thể

    [sửa | sửa mã nguồn]
    • M87 NSVT: Mẫu sản xuất ở Serbian bởi Zastava Arms.
    • WKM-B: Mẫu do Ba Lan sản xuất sử dụng loại đạn 12,7x99mm tiêu chuẩn của NATO.

    Các nước sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]
    •  Liên Xô
    •  Algérie
    •  Angola
    •  Armenia
    •  Azerbaijan
    •  Ai Cập
    •  Ấn Độ
    •  Ba Lan
    •  Belarus
    •  Bosna và Hercegovina
    •  Bungary
    •  Campuchia
    •  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
    •  Cộng hòa Macedonia
    •  Cộng hòa Séc
    •  Serbia
    •  Croatia
    •  Ethiopia
    •  Gruzia
    •  Hoa Kỳ
    •  Hungary
    •  Iran
    •  Iraq
    •  Kazakhstan
    •  Kyrgyzstan
    •  Kuwait
    •  Libya
    •  Malaysia
    •  Maroc
    •  Mông Cổ
    •  Myanmar
    •  Nam Phi
    •  Nga
    •  Pakistan
    •  Phần Lan
    •  Romania
    •  Slovakia
    •  Syria
    •  Tajikistan
    •  Turkmenistan
    •  Ukraina
    •  Uzbekistan
    •  Yemen
    •  Việt Nam sản xuất nội địa bởi Nhà máy Z111 với cò bướm và tì vai kiểu DShK

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về NSV.
    • http://world.guns.ru/machine/mg02-e.htm Lưu trữ 2007-10-24 tại Wayback Machine
    • NSV trong một cuộc diễn tập

    Từ khóa » Súng Máy Nsv Việt Nam