Nụ Cười Duyên - Nha Khoa AVA

Nụ cười duyên

dang-rang-ky-qua-hoa-haiTừ cổ chí kim, tiêu chuẩn về người phụ nữ đẹp đã gắn liền với "môi hồng răng trắng", thân hình mảnh mai. Sẽ thật ngại ngùng mỗi khi nở nụ cười mà hàm răng của chúng ta không được như ý. Làm trắng hàm răng là mối quan tâm hàng đầu trong thời đại hiện nay.

9 nguyên nhân khiến nụ cười của bạn không tự tin đã được tổng kết qua điều tra với tất cả những người có độ tuổi 35 trở lên cho cả nam và nữ: đó là một số người không đến nha khoa bao giờ, không sử dụng bàn chải một cách thường xuyên, hút thuốc, cao huyết áp,...

 

Nguyên nhân khiến cho răng chuyển màu

Fluor:

  • Có quá nhiều chất này trong nguồn nước sinh hoạt của bạn. Nếu như men răng của bạn mỏng hay răng không khỏe thì khi sử dụng loại nước chứa nhiều fluor đánh răng chắc chắn sẽ khiến cho răng nhanh chóng bị vàng.

Sắc tố trầm tích:

  • Có một vài thực phẩm như trà, cà phê, thuốc lá, xì dầu,... thời gian lâu ngày, do không có thói quen bảo vệ răng trắng sạch nên những màu sắc của các loại thực phẩm này lắng đọng lâu ngày dưới chân răng, dần tích tụ lại sâu dưới lợi, hình thành nên mảng bám. Thời gian sau răng bắt đầu ngả vàng, đen đi. Điều này thật giống với chiếc áo thời gian lâu ngày bị đổi màu. Dù cố gắng giặt thì cũng không thể khiến nó trắng lại như cũ nữa. Các phương pháp thông thường là loại bỏ mảng bám, giúp trả lại màu trắng nguyên vẹn cho răng.

Quá trình hình thành răng không đồng đều:

  • Trong quá trình phát triển, lớp men răng do thiếu Canxi, vitamin A hay D, uống thuốc kháng sinh nhiều,... gặp phải một số trở ngại không thuận lợi trong quá trình hình thành gây tác dụng không tốt đối với răng. Nếu như để ý kĩ một số hàm răng, men răng bị vàng úa, mọc thô, lệch có thể là do một trong số các nguyên nhân trên. Lâu ngày bệnh lại càng trầm trọng hơn nên gây hư tổn cho răng càng lớn, men răng dần mất đi chức năng bảo vệ.

Sâu răng:

  • Thông thường hay gọi là vi trùng răng hay răng bị ô nhiễm. Do thói quen ăn nhiều đồ ngọt, ít chua nên vi trùng tạo thành ổ trong răng càng về lâu dài thì răng càng bị ăn mòn, hình thành những vết sâu đen.

Răng mục:

  • Vì sâu răng quá lâu ngày mà không điều trị nên vi trùng đó ngày càng "công kích" sâu và rộng hơn khiến cho răng bị mòn dần đi, yếu đi, biến sắc mà chết.

Hàm răng khỏe đẹp

Đặc điểm:

  • Đây là kĩ thuật làm trắng răng nhanh chóng mà an toàn. Dùng tia sáng lạnh có thể tránh những va chạm ảnh hưởng tới thần kinh trong quá trình điều trị. Phương pháp an toàn nhất điều trị cho răng trắng trở lại phải mất 10 năm với cách làm thủ công.

Giờ đây, khi chúng ta quá bận rộn với công việc thì làm trắng bằng tia sáng lạnh ưu việt hơn so với các cách khác. Sự tiến bộ của cách làm trắng này là có thể thấy ngay hiệu quả, không có tác dụng phụ nào cả. Với những loại răng bị viêm tương đối nặng thì lại càng lí tưởng khi áp dụng cách làm này.

Quy trình làm trắng

1. Biên răng bôi một ít thuốc tê.

2. Bề mặt răng bôi lớp thuốc tê có thêm tác dụng làm trắng.

3. Chiếu tia lạnh làm trắng (tuỳ vào mức độ của răng mà chiếu từ 8 – 10 phút).

4. Lau sạch hết lớp thuốc tê, bôi thêm một lớp thuốc mới.

5. Quá trình đó kéo dài lặp lại khoảng 3 lần. Thời gian làm trắng: cả quy trình kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Chỉ một lần là thấy ngay tác dụng, có thể duy trì độ trắng trong 2 năm.

Công việc chuẩn bị trước khi điều trị

Đầu tiên nên cập nhật đẩy đủ thông tin về liệu trình điều trị, sau đó nên kiểm tra lại toàn bộ vòm họng.

Trước khi bắt đầu nên làm sạch răng trước, như vậy mới giúp cho thuốc ngấm vào sâu trong hệ thống chân răng.

Với răng sâu hay bị tổn thương thì phải làm sạch kĩ càng hơn đề phòng răng bị thuốc kích thích, trong vòm họng cần phải lựa chọn các loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Những việc cần chú ý sau khi làm trắng răng

Có một số người sau khi làm trắng răng xong do không giữ gìn cẩn thận nên thời gian ngắn sau lại mất tác dụng.

1. Sau 24 giờ làm trắng không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh.

2. Sau khi làm trắng trong vòng 24 giờ, răng rất dễ bị nhiễm các loại màu sắc nên tránh uống các đồ có hàm lượng sắc tố cao như: trà, coca, cafe, rượu nho, nước dâu... đồng thời cũng hạn chế hút thuốc.

3. Để giảm nguy cơ răng bị nhiễm các sắc tố ngoài đồ uống đã kể trên, trong vòng một tuần tốt nhất là không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều sắc tố như: lẩu, đồ nướng, quay...

4. Định kì kiểm tra răng và duy trì đánh răng thường xuyên.

Một số khúc mắc về cách điều trị

Ánh sáng lạnh làm trắng có gì khác so với các loại tia làm trắng thông dụng?

Quá trình dùng ánh sáng lạnh và tia Laser cơ bản đều giống nhau về chức năng làm trắng, nhưng nguồn sáng sử dụng làm trắng răng lại là tia Laser. Thực tế thì giá thiết bị thành phẩm tia Laser cao, phí dịch vụ cũng phải đắt, hiệu quả lại không hơn gì ánh sáng lạnh nên nó đang dần lu mờ trên thị trường. Kem đánh răng làm trắng được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi gia đình nhưng hiệu quả lại có hạn.

Trong quá trình áp dụng điều trị với ánh sáng lạnh có xuất hiện cảm giác đau?

Thông thường, quá trình làm trắng bằng ánh sáng lạnh đều không có cảm giác đau mà chỉ có một số ít cảm thấy không quen. Tuy nhiên trong thời gian ngắn lại mất đi ngay. Ngoài ra, trước khi đi bệnh viện, phòng nha tiến hành làm trắng răng, cần phải nắm rõ kinh nghiệm điều trị của bác sĩ, máy móc điều trị. Đặc biệt là máy móc vì đây là mấu chốt vấn đề.

Tất cả mọi người đều thích hợp với việc sử dụng ánh sáng lạnh ư?

Răng của những người bị viêm lợi đều rất dễ chảy máu, do đó khi sử dụng thuốc làm trắng lập tức gây dị ứng cho răng. Khuyến cáo các vị nha sĩ nên trị bệnh viêm lợi trước khi làm trắng răng. Răng của thiếu niên dưới 15 tuổi lại càng dễ dị ứng với thuốc và khó làm trắng, tốt nhất là để đến tuổi trưởng thành hãy làm. Trẻ em còn nhỏ thì tổ chức lợi, xương răng đều chưa hoàn chỉnh, nếu đưa máy móc vào làm trắng ngay sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của răng.

Dùng ánh sáng lạnh tuy rằng không có hại gì với cơ thể người nhưng không động viên phụ nữ mang bầu cũng áp dụng. Răng người già do đã hết tuổi phát triển nên chân răng cũng dần lộ ra, dùng tia sáng lạnh cũng sẽ gây dị ứng cho răng.

Nụ cười thực sự là "thang thuốc bổ" cho mỗi người và hàm răng là yếu tố quyết định cho điều đó. Bạn đừng ngần ngại bày tỏ khiếm quyết của mình với các nha sĩ nhé.

Lai Tuệ

Từ khóa » Nụ Cười Duyên Nha Khoa