Nữ Du Khách Việt "sốc, Lạnh Sống Lưng" Xem Cảnh Hỏa Táng Trên ...

Sông Hằng bắt nguồn từ dãy Hymalaya ở phía bắc Ấn Độ, chảy theo hướng đông và nam qua Bangladesh. Dòng sông này vốn được coi là dòng chảy thiêng liêng, rửa sạch tội lỗi loài người theo quan niệm Ấn Độ giáo.

Tại bờ sông Hằng, người ta xây dựng các bậc thang lớn, lắp lưới cố định hoặc lan can để bà con địa phương có thể cúi xuống uống nước một cách an toàn. Các quầy lưu niệm ven sông cũng bày bán bình nhựa dành cho những ai có nhu cầu mang nước về nhà. Dòng sông này hiện cung cấp nước cho khoảng 400 triệu người dân Ấn Độ.

Varanasi là một trong 7 thành phố linh thiêng của Ấn Độ giáo, nằm bên bờ sông Hằng (Ấn Độ). Người ta tin rằng, nếu một người được hỏa táng ở Varanasi rồi thả tro cốt xuống dòng nước thiêng và tinh khiết của sông Hằng thì vòng luân hồi sẽ kết thúc và đến được Niết Bàn.

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 1
Sông Hằng được xem là dòng sông linh thiêng nhất và cũng là nơi lưu giữ trái tim của Ấn Độ (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).
Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 2
Thành phố Varanasi nằm ven bờ sông Hằng là khu vực thường xuyên diễn ra tục hỏa táng của những người dân theo đạo Hindu ở Ấn Độ (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Tục hỏa táng (hỏa thiêu) ở Varanasi diễn ra hàng ngày, hàng giờ và đông đúc nhất vào tầm chiều tối (từ 16h trở đi). Dọc theo sông Hằng, người Ấn Độ dựng 87 ghat (những bậc thang dẫn xuống bờ sông) làm nơi cúng dường và tiến hành nghi lễ.

Phần lớn các ghat phục vụ nhu cầu tắm rửa của dân chúng, một số khác là nơi cử hành nghi lễ hỏa táng người đã qua đời nhưng chỉ 2 ghat được phép tiến hành hỏa thiêu. Manikarnika Ghat ở thành phố Varanasi cũng là nơi duy nhất có thể hỏa táng cả ngày.

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 3
Trong chuyến du lịch một tháng tại Ấn Độ, blogger Thùy Trang thấy may mắn khi được chứng kiến tục hỏa táng lâu đời bên sông thiêng (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Trước khi sang Ấn Độ, blogger Thùy Trang đã theo dõi, tìm hiểu và xem tục hỏa táng trên Youtube nhiều lần. Tuy nhiên, hầu hết người chia sẻ thông tin, hình ảnh về tục lệ đều là nam vì đối tượng này dễ dàng tiếp cận được các khu vực hỏa thiêu - còn phụ nữ hiếm được tới gần do khó chi phối được cảm xúc.

Điều này khiến 9X càng tò mò muốn một lần trực tiếp tới khu vực hỏa thiêu để tận mắt chứng kiến và cảm nhận về tục lệ này dưới góc nhìn của một nữ travel blogger.

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 4
Khu vực hỏa táng bên sông Hằng (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).
Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 5
Hàng ngày, dù sáng hay chiều, nơi đây cũng nghi ngút khói với nhiều người mất được đưa đến hỏa táng (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Trong văn hóa Hindu, lễ cưới và lễ tang đều là các sự kiện quan trọng, đặc biệt trong cuộc đời của mỗi người dân Ấn Độ. Họ tin rằng, sau khi mất, việc tắm rửa, hỏa thiêu thi thể và rắc tro xuống sông Hằng giúp thần sông là nữ thần Ganga có thể đến, đưa người đã khuất về miền cực lạc.

Thùy Trang chia sẻ, trước khi tục hỏa táng diễn ra, xác người chết được bọc xác trong một "quan tài" đặc biệt bằng vải màu vàng (hoặc bạc) cùng với các vật dụng đặc trưng của tín đồ Hindu giáo. Gia đình người đã khuất sẽ chọn gỗ trầm hoặc đàn hương để sử dụng cho việc hỏa thiêu, tùy vào hoàn cảnh và xuất thân của người mất.

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 6

Một số nghi lễ thờ thần sông Hằng của người Ấn (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 7

Với người dân Ấn Độ, sông Hằng có vị trí rất linh thiêng (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Sau đó, người ta khiêng xác ra sông, gột rửa bằng nước sông Hằng và bôi một loại dầu để giảm bớt mùi khi đốt. Tiếp đến, nghi thức hỏa táng được tiến hành ngay tại Manikarnika Ghat. Trong nghi lễ này, đặc biệt, phụ nữ không được xuất hiện.

Sau khi thi thể được bọc vải trắng và phủ đầy hoa được đặt lên giàn thiêu chất đầy củi, các Dom (những người trông coi và giữ lửa cho các giàn thiêu) sẽ có mặt, trao ngọn đuốc cho con trai của người chết. Khi người này đi quanh giàn thiêu và châm lửa, họ hàng đứng dõi theo trong im lặng.

Sau khoảng 3-5 tiếng, nghi lễ kết thúc và phần tro thu được từ quá trình hỏa táng sẽ được đem rải xuống sông Hằng. Người ta tin rằng, việc làm này giúp giải phóng hoàn toàn linh hồn khỏi các ràng buộc phàm trần.

Khi thấy các xác chết được khiêng vào khu vực thiêu, những người chứng kiến không nên bày tỏ nỗi sợ hãi mà thành tâm cầu nguyện cho người đã mất được ra đi thanh thản. Vì theo quan niệm của người Ấn Độ, cái chết là một dịp mừng vì người quá cố rồi sẽ được tái sinh nhờ nước của sông Hằng. Chính bởi vậy, hàng ngày đều có rất nhiều người đưa người thân đã mất từ khắp nơi đến đây để được thực hiện nghi lễ hỏa táng.

"Có lẽ một phần quan niệm của người Ấn cũng giống người Việt, rằng cái chết chưa bao giờ là sự kết thúc mà nó tiếp tục mở ra những cuộc đời mới trong một vòng luân hồi", Thùy Trang chia sẻ.

Nữ du khách Việt sốc, lạnh sống lưng xem cảnh hỏa táng trên sông Hằng - 8

Ngoài chứng kiến tục hỏa táng, cũng ở ngay bên dòng sông Hằng, nữ blogger sinh năm 1995 còn được nghe kể nhiều về người Aghori Babas - ăn thịt xác chết (Ảnh: Nguyễn Thùy Trang).

Người Aghori thờ thần Shiva như đấng tối cao, nổi tiếng với những hủ tục như: Lấy tro của người chết để bôi khắp người, lấy xương và đầu lâu làm bát ăn hoặc đồ trang sức, vớt các xác chết từ sông Hằng lên để ăn,...

Những người Aghori Babas tin rằng, xác chết đem lại nguồn sức mạnh. Nhiều người sẵn sàng đến Varanasi để "săn lùng" xác tử thi.

Trong lúc theo dõi tục hỏa táng, Thùy Trang cũng được bạn chỉ cho các Babas ngồi ngay gần lửa. "Đó là lần đầu tiên mình được gặp Babas trực tiếp, sau rất nhiều lần xem tư liệu trên mạng", 9X nhớ lại.

Từ khóa » Thuỷ Táng ấn độ