Nữ Giới Bị Cắt Tử Cung Có Kinh Nguyệt Không? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Cắt tử cung là như thế nào, cơ thể thay đổi ra sao sau khi cắt tử cung
1.1. Như thế nào là cắt tử cung
Để điều trị một số bệnh lý ở tử cung nhiều phụ nữ bắt buộc phải phẫu thuật cắt tử cung
Cắt tử cung là thủ thuật loại bỏ tử cung để điều trị một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung,... Đây không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị những bệnh này, chỉ khi đã áp dụng các biện pháp điều trị khác trước đó mà không có tác dụng thì mới phải cắt bỏ tử cung.
Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể là:
- Cắt bỏ toàn phần: điều này có nghĩa là cả phần cổ tử cung và tử cung đều bị cắt bỏ. Mặt khác, tùy từng trường hợp mà có thể cắt hoặc không cắt thêm phần phụ như buồng trứng, vòi tử cung,...
- Cắt bỏ bán phần: người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ từ thân đến eo của tử cung, riêng phần cổ tử cung sẽ để lại.
1.2. Sự thay đổi của cơ thể sau khi đã cắt tử cung
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung liên quan trực tiếp đến hệ thống sinh sản nữ, vì thế, sau khi thủ thuật diễn ra, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi:
- Trường hợp chỉ cắt bỏ tử cung mà không cắt buồng trứng thì cơ thể sẽ không xuất hiện tình trạng suy giảm nội tiết đột ngột.
- Trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung có nghĩa là toàn bộ các phần sau sẽ bị cắt bỏ: tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng. Lúc ấy, nữ giới sẽ gặp tình trạng mất cân bằng nội tiết và bị mãn kinh vì cơ thể không còn khả năng sản xuất hormon sinh dục nữ nữa. Hệ quả của điều này là nữ giới xuất hiện hiện tượng: cơ thể mệt mỏi, giấc ngủ bị rối loạn, bốc hỏa, rối loạn cảm xúc, nguy cơ mắc bệnh loãng xương, béo phì, tim mạch tăng lên.
Sau khi cắt tử cung, phụ nữ có dấu hiệu bốc hỏa, mệt mỏi của giai đoạn mãn kinh
- Đối với đời sống tình dục, việc cắt bỏ tử cung không hề gây ra bất cứ ảnh hưởng nào và cũng không làm suy giảm ham muốn tình dục.
- Cân nặng tăng lên một cách đột ngột vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Mất khả năng mang thai và sinh con vì tử cung chính là nơi thai làm tổ để em bé ở đây trong suốt thai kỳ. Kể từ khi còn là một phôi thai cho đến khi trở thành một cơ thể người hoàn chỉnh trước khi ra môi trường bên ngoài cơ thể mẹ, tử cung là môi trường đầu tiên để em bé phát triển. Khi tử cung bị cắt đi tức là môi trường ấy không còn nữa. Như vậy tức là khả năng mang thai và sinh con của người phụ nữ cũng đã bị mất đi.
2. Phụ nữ cắt tử cung có kinh nguyệt không
2.1. Sau khi cắt tử cung có còn kinh nguyệt không
Muốn biết cắt tử cung có kinh nguyệt không, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được vai trò của tử cung và buồng trứng đối với chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Cụ thể là:
- Tử cung: giữ vai trò nuôi dưỡng và nâng đỡ thai nhi từ khi thụ thai cho đến khi xảy ra quá trình sinh nở; niêm mạc trong tử cung dưới tác động của hormone nội tiết, sẽ bong tróc ra và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt.
- Buồng trứng: có chức năng nội tiết (sản sinh ra hormone sinh dục điều hòa kinh nguyệt, ham muốn tình dục và sức khỏe của người phụ nữ) và ngoại tiết (rụng trứng hoặc thụ thai).
Nếu vào chu kỳ hàng tháng, trứng được giải phóng không được thụ thai thì niêm mạc tử cung sẽ chuẩn bị sẵn sàng để trứng làm tổ gây bong tróc, chảy máu rồi chảy ra bên ngoài (hành kinh).
Bác sĩ giải đáp cắt tử cung có kinh nguyệt không và những thay đổi của cơ thể để chị em được biết trước khi phẫu thuật
Như vậy, cắt tử cung có kinh nguyệt không điều này đã quá rõ ràng. Khi tử cung bị cắt bỏ tức là phụ nữ sẽ không thể có kinh và cũng không còn khả năng mang thai nữa. Hiểu một cách đơn giản tức là, phẫu thuật cắt bỏ tử cung dù có cắt buồng trứng hay không thì lượng hormone vẫn sản xuất đầy đủ nhưng vì tử cung đã bị cắt bỏ nên hiện tượng bong niêm mạc tử cung hàng tháng sẽ không còn hay nói cách khác tức là phụ nữ bị cắt tử cung sẽ không có kinh nguyệt nữa.
Chính vì thủ thuật cắt tử cung khiến nữ giới không còn kinh nguyệt và không thể mang thai được nữa nên với những trường hợp phải thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra đề nghị phẫu thuật khi người phụ nữ không còn kế hoạch sinh con nữa.
2.2. Nếu vẫn còn kinh nguyệt sau khi cắt tử cung thì có bị làm sao không
Như vậy, cắt tử cung có kinh nguyệt không câu trả lời rất rõ ràng là không thể có kinh nguyệt nữa. Điều đáng nói là, sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung diễn ra, một số người vẫn bị xuất huyết âm đạo. Vậy hiện tượng này là như thế nào và liệu có gây ra nguy hiểm nào không.
Sau khi tử cung bị cắt bỏ, hầu hết nữ giới sẽ bị xuất huyết âm đạo tối đa 6 tuần. Khi cơ thể hồi phục, vết thương do mổ lành lại thì hiện tượng này sẽ chấm dứt. Riêng trường hợp chỉ phẫu thuật cắt bỏ bán phần tử cung thì dễ xảy ra tình trạng sót niêm mạc tử cung nên trong một năm tiếp theo, nữ giới vẫn sẽ có kinh rồi thời gian sau mới ngừng hẳn.
Những trường hợp đã cắt bỏ hoàn toàn tử cung mà vẫn có kinh nguyệt thì đó được xem là hiện tượng bất thường. Chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Mong rằng chia sẻ trên đây đã làm sáng tỏ băn khoăn cắt tử cung có kinh nguyệt không của các bạn đọc nữ. Nếu cần tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến Tổng đài 1900 56 56 56 để các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp tường tận.
Từ khóa » Cắt Bỏ Tử Cung Có Kinh Nguyệt Không
-
Cắt Tử Cung Có Còn Kinh Nguyệt Và Có Thể Mang Thai Không? | Vinmec
-
Đã Cắt Bỏ Tử Cung Nhưng Vẫn Thấy Kinh Nguyệt Là Vì Bị Làm Sao?
-
Cắt Tử Cung Có Còn Kinh Nguyệt Không Và Có Thể Mang Thai Không?
-
Cắt Tử Cung Có Còn Kinh Nguyệt Không? Phụ Nữ Sẽ Thay đổi Thế Nào ...
-
Giải đáp Thắc Mắc: Cắt Buồng Trứng Có Còn Kinh Nguyệt Không?
-
9 Lý Do Cần Phẫu Thuật Cắt Tử Cung - Suckhoe123
-
Cắt Tử Cung ảnh Hưởng đến Phụ Nữ Thế Nào?
-
NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ HỒI PHỤC SAU CẮT TỬ CUNG | BvNTP
-
Phẫu Thuật Lạc Nội Mạc Tử Cung: Khi Nào Nên Mổ?
-
Cắt Tử Cung Có ảnh Hưởng đến Quan Hệ Vợ Chồng Không?
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Vô Sinh Do Không Tử Cung
-
Phụ Nữ Cắt Tử Cung Có ảnh Hưởng Gì Không? 5 điều Cần Biết
-
Phẫu Thuật Cắt Tử Cung Và Những điều Cần Biết