Nữ Sinh Bàng Hoàng Khi Biết Nguyên Nhân Gây Vết đen Sau Gáy ...

Bác sĩ da liễu Hoàng Tâm Dĩnh chia sẻ với Ettoday rằng, một bà mẹ đưa cô con gái 20 tuổi vào phòng khám và cho thấy sau gáy cô gái da sần sùi, trông xám xịt như vết bẩn. Trong giờ thể dục, cô gái phải buộc tóc nên để lộ phần gáy bị các bạn trong lớp nhìn thấy thường xuyên chêu trọc, nói cô ở bẩn do không tắm rửa sạch sẽ.

Điều này khiến cô bé bị tổn thương cả thể chất và tinh thần, cô gái thiếu tự tin và luôn cúi gằm mặt trong suốt quá trình bác sĩ thăm khám. Mẹ cô gái chia sẻ: “Tôi đã thử rất nhiều phương pháp, bao gồm thay đổi sữa tắm, tẩy tế bào chết, nhưng không hiệu quả, cuối cùng phải đến bệnh viện để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ”.

Nữ sinh bàng hoàng khi biết nguyên nhân gây vết đen sau gáy, nhiều người cũng có mà chủ quan - 1

Cổ của nữ sinh trở nên sần sùi như da voi, bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh gai đen. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh cho biết, khám lâm sàng cho thấy không chỉ cổ của nữ sinh trở nên sần sùi như da voi mà còn cả nách và vùng kín. Kết quả chẩn đoán là "acanthosis nigricans". Bệnh Acanthosis nigricans là tình trạng da nhiễm sắc tố đen, dày lên, có hình dạng như một miếng vải màu đen, nên các nhà khoa học gọi chứng bệnh trên là bệnh gai đen. Đây là triệu chứng da xạm đen xuất hiện nhanh trong bệnh đái tháo đường; thường gặp và hầu hết trường hợp liên kết với béo phì và kháng insulin.

Sau khi thử máu cho cô gái và báo cáo cho thấy rằng hemoglobin glycosyl hóa quá cao và cô gái được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, điều này thật đáng ngạc nhiên. Bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh giải thích, một phần của bệnh là do tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền, ví dụ như ông, bà, bố mẹ trong gia đình đều mắc bệnh tiểu đường.

Nữ sinh bàng hoàng khi biết nguyên nhân gây vết đen sau gáy, nhiều người cũng có mà chủ quan - 2

Cô gái đặc biệt có sở thích uống trà sữa

Tiếp theo là do thói quen ăn uống, đặc biệt cô gái có tình trạng ăn không ngon miệng, ăn uống gì cũng phải có đường. Cô gái có thói quen uống 3 cốc trà sữa nhiều đường mỗi ngày mới thỏa mãn sở thích. Theo thời gian, do kháng insulin, trên bề mặt da dày lên và có màu đen xám. Đây được gọi là acanthosis nigricans. Ngay cả sau khi điều trị, nó cũng khó để hoàn toàn trở lại tình trạng da bình thường.

Gai đen là bệnh gì?

Chứng gai đen là một rối loạn gây những thay đổi bất thường về sắc tố da, tạo nên những vệt màu nâu nhạt đến đen xuất hiện trên cơ thể ở những vị trí nếp gấp điển hình như cổ, nách, háng và chân ngực.

Bệnh gai đen thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Trường hợp những trẻ em bị bệnh gai đen sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những trẻ bình thường không mắc bệnh.

Bệnh gai đen có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở một số cơ quan nội tạng như dạ dày, đại tràng và gan (trường hợp hiếm gặp)

Bệnh gai đen xảy ra do những nguyên nhân sau:

Nữ sinh bàng hoàng khi biết nguyên nhân gây vết đen sau gáy, nhiều người cũng có mà chủ quan - 3

Bệnh nhân mắc bệnh gai đen, phần lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Tình trạng đề kháng insulin: Phần lớn các trường hợp mắc bệnh gai đen cũng sẽ dẫn đến hậu quả là tình trạng đề kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Rối loạn nội tiết: Bệnh thường xảy ra ở những người có tình trạng rối loạn nội tiết do các nguyên nhân như u nang buồng trứng, suy chức năng tuyến giáp hoặc các rối loạn của tuyến thượng thận

Thuốc: Bệnh gai đen có thể là hậu quả của việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc ngừa thai, prednisone, thuốc chứa corticosteroid hoặc một số chất bổ sung như niacin liều cao (vitamin B3)

Ung thư: trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh gai đen có thể xuất hiện do khối u hạch lympho hoặc khi khối u bắt đầu phát triển trong cơ quan ví dụ như dạ dày, đại tràng hoặc gan.

Làm sao để phòng ngừa bệnh gai đen?

Để phòng ngừa bệnh gai đen, chúng ta có thể điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Béo phì: kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin, từ đó sẽ góp phần phòng ngừa bệnh gai đen

Điều trị các tình trạng sức khoẻ liên quan đến bệnh gai đen, ví dụ như điều trị suy giáp

Tránh và hạn chế sử dụng các loại thuốc, chất bổ sung có thể làm nặng tình trạng bệnh hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh như thuốc ngừa thai, prednisone, corticosteroid, chất bổ sung (niacin liều cao...)

Cậu bé 13 tuổi thiệt mạng vì tiểu đường, thủ phạm thực sự là thực phẩm mà trẻ thích Cậu bé 13 tuổi thiệt mạng vì tiểu đường, thủ phạm thực sự là thực phẩm mà trẻ thích Gần đây, có thông tin "cậu bé 13 tuổi chết sau khi tham gia trại hè", sự việc gây sự chú ý lớn trong xã hội. Nguyên nhân gây nên cái chết của cậu bé... Bấm xem >>

Từ khóa » Gáy đen