Nữ Sinh Tốt Nghiệp Hai Tấm Bằng Với điểm GPA Ngưỡng Mộ
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, lễ tốt nghiệp sinh viên khóa QH201818 đã diễn ra trong không khí vừa hân hoan vừa bồi hồi cảm xúc với những kỉ niệm khó phai. Bốn năm đại học gắn bó tại ULIS là khoảng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn để đào tạo nên những sinh viên xuất sắc với thành tích học tập đầu ra đáng tự hào.
Vậy thì chúng ta hãy ngồi lại lắng nghe những chia sẻ đến từ cô gái 𝐓𝐡𝐮̉ 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐍𝐠𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐀𝐧𝐡 – 𝐋𝐚𝐧 𝐀𝐧𝐡 – 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐥𝐨̛́𝐩 𝟏𝟖𝐄𝟏𝟏 để cùng bỏ túi một số bí kíp thật xịn sò nhé. Lan Anh đã thành công cầm trong tay 2 tấm bằng với GPA đáng ngưỡng mộ: 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐒𝐮̛ 𝐩𝐡𝐚̣𝐦 𝐓𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐀𝐧𝐡 – 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐁𝐢𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡: 𝟑.𝟖𝟏/𝟒.𝟎 và 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐍𝐠𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐯𝐚̀ 𝐕𝐚̆𝐧 𝐡𝐨́𝐚 𝐇𝐚̀𝐧 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 – 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐁𝐢𝐞̂𝐧 𝐩𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 (𝐁𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐤𝐞́𝐩): 𝟑.𝟖𝟎/𝟒.𝟎.
Khi được hỏi về bí quyết học tập riêng của một thủ khoa, Lan Anh thoải mái chia sẻ: “Mình không nghĩ đây là bí quyết, nhưng có một nguyên tắc mà bản thân mình luôn cố gắng tuân theo – đó là 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐡𝐨𝐚̃𝐧. Thay vì để bản thân rơi vào cảnh “nước đến chân mới nhảy”, mình có thói quen chuẩn bị mọi thứ từ sớm. Chẳng hạn, vào đầu học kỳ, mình thường xem rất kỹ course guide của từng môn để nắm được mình cần phải hoàn thành bao nhiêu bài kiểm tra, thuyết trình về chủ đề gì, cuối kỳ có phải viết bài luận nào không. Và mình bắt tay vào chuẩn bị từ nhiều tuần trước deadline, nghiên cứu tài liệu, lên ý tưởng, xây dựng dàn bài, trình bày slide; mỗi ngày một chút, chậm rãi thôi, nhưng mình cảm thấy mình sẽ có nhiều thời gian chăm chút hơn cho bài làm của mình, chất lượng cũng có thể vì thế mà được nâng cao. Mình nghĩ việc này phụ thuộc vào phong cách của từng người, nhưng mình tự thấy mình không phải là đứa có thể làm việc hiệu quả nếu phải chạy đua với thời gian, áp lực thời gian chỉ khiến mình lúng túng và lo lắng hơn thôi, nên mình chọn cách bắt đầu mọi thứ từ sớm, “thong thả” mà chạy deadline.”
Lan Anh cũng tâm sự về những áp lực trong khoảng thời gian học bằng kép của mình: “Khi quyết định học bằng kép vào năm thứ 2 Đại học, mình đã xác định sẵn là sẽ phải chịu áp lực gấp đôi, khối lượng công việc và khó khăn cũng nhân đôi, nên mình đón nhận một cách khá bình thản (nói vậy thôi chứ mình cũng có nhiều lúc mệt quá đầu óc trống rỗng chả làm được gì). Thời điểm áp lực nhất trong quãng thời gian học song song 2 bằng chính là đợt thi cuối kỳ năm 3. Kỳ học ấy, mình học tổng cộng 16 môn cho cả 2 ngành học, hầu hết các môn đều phải làm bài thi cuối kỳ chứ không viết bài tiểu luận hoặc làm dự án, lịch thi giữa 2 bằng lại xếp khá dày đặc. Thế là trong suốt khoảng thời gian ôn thi, mỗi ngày mình đều trắng đêm. Mình nhớ mình đã mệt đến mức, sau khi thi xong, mình ngủ li bì từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ tối hôm sau. Đến bây giờ nhớ lại mình vẫn không hiểu nổi tại sao mình lại có thể vượt qua được kỳ thi ấy. Nhưng cuối cùng thì kỳ thi cũng kết thúc, mình cũng đã trải qua thêm một vài kỳ thi nữa, và hoàn thành xong chương trình của cả 2 ngành học rồi; vì vậy cho nên, mình nghĩ là, chúng mình không cần thiết phải sợ hãi quá, khó khăn nào thì cũng sẽ qua hết thôi.”
Lan Anh tự tin chia sẻ khi được hỏi về cách cân bằng giữa việc học và những công việc riêng khác: “Mình có cân bằng được đâu. Thật đấy (cười), thay vì cố gắng cân bằng tất cả mọi thứ, 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐬𝐚̆́𝐩 𝐱𝐞̂́𝐩 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐭𝐮̛̣ 𝐮̛𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧. Sẽ có lúc mình cần ưu tiên ngành học chính, có những lúc bài vở của bằng kép lại gấp gáp và quan trọng hơn, nhưng cũng sẽ có những khi mình dồn phần nhiều tâm trí vào công việc và chuyện gia đình. Mình không thể làm nhiều việc cùng một lúc, nên mình cố gắng sắp xếp chúng nó theo thứ tự rồi xử lý từng “cháu” một. Nói nghe oai vậy thôi chứ thực ra mình chỉ sắp xếp trong đầu, khi nào nhiều việc quá và não đột nhiên lại “cá vàng” thì có thêm sự trợ giúp của quyển sổ và bút để ghi ra những đầu việc cần làm, theo thứ tự ưu tiên. Khi đã sắp xếp xong rồi, mình cứ vậy mà làm thôi, hoàn thiện xong việc quan trọng mới chuyển tới những đầu mục ít quan trọng hơn, không phải nghĩ ngợi quá nhiều, cũng không cần vừa làm vừa hoang mang mình sẽ phải làm gì tiếp theo.”
Cuối cùng, đối với các bạn tân sinh viên sẽ nhập học sắp tới, Lan Anh cũng có lời nhắn nhủ: “Thực ra mình nghĩ năm nhất là khoảng thời gian quan trọng nhất với mình, là lúc mình xác định được mục tiêu và hình thành thái độ học tập cho suốt 4 năm Đại học. Từ kỳ học đầu tiên năm nhất, cô giáo dạy môn Tiếng Anh 1A đã nhắc đi nhắc lại với mình rằng: “𝐇𝐚𝐫𝐝 𝐰𝐨𝐫𝐤 𝐩𝐚𝐲𝐬 𝐨𝐟𝐟”, và từ lúc ấy tới tận bây giờ, lúc nào mình cũng tin như thế. Nghe hơi sách vở, nhưng mỗi lần gặp khó khăn, nản quá sắp bỏ cuộc tới nơi, mình lại tự nhắc bản thân cố gắng hơn một chút nữa, vì sớm hay muộn thì nỗ lực cũng sẽ được đền đáp. Bởi thế cho nên, mình nghĩ là nếu mà bỏ cả năm đầu tiên chỉ để nghỉ xả hơi sau khi thi đại học thì sẽ phí hoài lắm, đạt được một cái gì đó ngay từ năm nhất, dù là mục tiêu nhỏ nhỏ xinh xinh thôi, cũng là động lực siêu to để mình đi được xa thật là xa.”
Cảm ơn những chia sẻ vô cùng tâm huyết và tình cảm của Lan Anh. Chúng mình mong rằng những chia sẻ này sẽ truyền cảm hứng tới các bạn sinh viên khoá sau để tiếp nối những thành công đáng nể trong tương lai. Chúc Lan Anh mọi điều tốt đẹp và may mắn nhất trên con đường mình đã lựa chọn nhé!
Theo 𝐅𝐄𝐋𝐓𝐄 – 𝐇𝐎𝐅
Từ khóa » Cách Tính Gpa Ulis
-
FEL... - Faculty Of English Language Teacher Education - ULIS
-
ULIS - [FELTE - Cẩm Nang Sinh Tồn] Điểm Tích Lũy Và Những Môn Học ...
-
Quy Chế đào Tạo - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TRANG CHỦ
-
Th10 29, 2020 - Trường Đại Học Ngoại Ngữ - VNU
-
[PDF] Download - Đào Tạo – Đại Học Ngoại Ngữ - VNU
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Điểm Rèn Luyện - Đại Học Ngoại Ngữ
-
[PDF] HƯỚNG DẪN HỌC NGOẠI NGỮ 2 Ở ULIS
-
[PDF] QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Ban Hành Kèm Theo Quyết định Số ...
-
GPA Là Gì? Ý Nghĩa Của GPA?
-
Nữ Sinh THỦ KHOA KÉP Giành 7 Kỳ Học Bổng Loại A Của ĐH Top đầu
-
6 Cách đạt Học Bổng Loại A Của Cử Nhân Tốt Nghiệp Xuất Sắc
-
Thủ Khoa Xuất Sắc: Lo Học Sư Phạm Khó Xin Việc Chỉ đúng Với Người ...
-
Nữ Thủ Khoa ĐH Ngoại Ngữ Tốt Nghiệp Với điểm Tuyệt đối - Zing