Núi Cô Tô – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với đơn vị hành chính cấp xã cùng tên, xem Núi Tô (xã). Đối với các định nghĩa khác, xem Cô Tô (định hướng).
Một cánh đồng lúa chín bên núi Cô Tô
Hồ Soài So thuộc khu vực núi Cô Tô
Đá khai thác ở núi Cô Tô đang được bày bán

Núi Cô Tô (gọi tắt: núi Tô), tên chữ: Phụng Hoàng sơn[1], tên Khmer: Phnom-Ktô; là một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vì ở một vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt, nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc. Vì vậy, khu vực núi Tô có nhiều điểm đáng tham quan. Nổi bật có:

Đồi Tức Dụp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồi Tức Dụp hay Tức Chóp (tiếng Khmer) có nghĩa nước quanh năm. Đồi nằm ở sườn phía Tây núi Cô Tô, cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18 km. Trước năm 1975, ngọn đồi được nhiều báo chí gọi là ngọn đồi "Hai triệu đô la" do số bom đạn của Mỹ dội xuống đây được tính ra đồng đô la Mỹ.

Đây là căn cứ địa dùng để chống Mỹ của một số quân và dân tỉnh An Giang. Nhờ nơi này, trập trùng đá với những lối đi quanh co lúc rộng, lúc hẹp, lúc cheo leo và bên trong là những hang động rộng lớn mà khi xưa được dùng làm hang Tuyên huấn của Tỉnh ủy An Giang, kho vũ khí, nơi ăn ở, trạm xá và hội trường có sức chứa lên đến khoảng 150 người.

Hồ Soài So

[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở sườn phía Đông núi Cô Tô là một hồ nước có vẻ đẹp hoang sơ, nước hồ luôn xanh biếc và phẳng lặng. Hồ rộng chừng 5 hecta, có dung tích khoảng 400.000 m³, được đào trong vào những năm 1986 đến năm 1994, để sử dụng tưới tiêu cho hàng trăm hecta ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Tính đến năm 2009, thì đây là hồ nhân tạo lớn nhất của tỉnh An Giang[2].

Một số điểm trên núi đáng tham quan khác là Mũi Tàu, Mũi Hải, Vồ Hội lớn, Vồ Hội nhỏ, suối Cây giông, Pháo đài và Bàn chân tiên.

Tài nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương và cây trái núi Cô Tô còn có nhiều nguồn lợi khác từ tài nguyên như than bùn dạng vỉa, đá xây dựng (thuộc đá sậm màu hạt thô) đất sét cao-lanh và nhiều mội nước khoáng thiên nhiên.

Hiện nay, nơi Núi Tô có nhiều công trường khai thác đá với số lượng khai thác được liệt vào hạng nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long[3].

Một vài hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trên đỉnh núi Tô nhìn xuống cảnh ở chân núi. Trên đỉnh núi Tô nhìn xuống cảnh ở chân núi.
  • Đi tham quan và hành hương trên núi Tô. Đi tham quan và hành hương trên núi Tô.
  • Trên Vồ Hội nhỏ Trên Vồ Hội nhỏ
  • Trên Bàn chân tiên. Trên Bàn chân tiên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Núi có tên Phụng Hoàng Sơn, bởi nhìn xa ngọn núi giống như con chim phượng hoàng khổng lồ, đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Cũng có người cho rằng, vì thuở xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim này.
  2. ^ Nguồn: Nhiều người soạn, Kỷ lục An Giang 2009, Nhà xuất bản Thông Tấn, 2010, tr. 25.
  3. ^ Nguồn: Theo website Lưu trữ 2009-10-19 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Núi Tô trên Wikimapia.org
  • Núi Tô[liên kết hỏng] trên báo Tuổi trẻ.
  • Núi Tô Lưu trữ 2008-05-22 tại Wayback Machine trên website NLD.
  • Núi Tô Lưu trữ 2009-10-19 tại Wayback Machine trên website Văn nghệ sông Cửu Long
  • Soài So quyến rũ Lưu trữ 2007-12-02 tại Wayback Machine trên website Tuổi trẻ An Giang.
  • x
  • t
  • s
Loạt bài về non nước ở An Giang
  • Sông Vàm Nao
  • Rạch Ông Chưởng
  • Kênh Vĩnh Tế
  • Kênh Thoại Hà
  • Bảy Núi
  • Núi Dài
  • Núi Dài Năm Giếng
  • Núi Cấm
  • Núi Sam
  • Núi Tượng
  • Núi Két
  • Núi Nước
  • Núi Cô Tô
  • Núi Sập
  • Núi Ba Thê ...

Từ khóa » Vồ Hội Núi Tô