NÚI CÙ HIN Ở CAM LÂM | CHẠM KHÁNH HOÀ

Khánh Hòa không chỉ có biển đẹp mà những ngọn núi cũng tự mình tạo ra những điểm nhấn riêng về cảnh quan và cả du lịch trải nghiệm. Nhất là trekking và hiking (đi bộ đường trường) và vãn cảnh (sightseeing).

Khánh Hòa có nhiều đồi núi, đa phần tập trung ở phần phía tây của tỉnh giáp Đà Lạt, Đăk Lăk. Hơn 67% diện tích của tỉnh Khánh Hòa là đồi núi, trong đó có đến 25 đỉnh núi cao trên 1.000 m tạo thành các vòng cung chắn gió từ phía Bắc đến phía Tây bao quanh các vùng đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển.

Đỉnh Hòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Bài này mình giới thiệu về một dãy núi nằm ven biển, chia cách địa giới Cam Lâm với thành phố Nha Trang theo chiều bắc – nam. Núi không phải thuộc loại cao (>1000m) nhưng có vị trí đẹp sát ven biển nhìn xung quanh vùng đồng bằng và biển rộng lớn. Đó là Núi Cù Hin.

Núi Cù Hin nhìn từ resort The Anam bên biển Bãi Dài

Cái tên Cù Hin cùng là tên con đèo và tên của 1 trong hai thôn nằm dưới chân núi gần Đầm Thủy Triều rộng lớn. Không có tư liệu cụ thể về tên gọi. Nhưng theo một số nguồn tài liệu sách vở thì ngày xưa gọi là Cầu Hùm rồi Hòn Con Hin. Nay tên gọi là Cù Hin. Một cách trùng hợp, cái tên Cù trùng với phát âm của Kaut trong chữ Chăm (KautThara – Cù Huân – Tên Chămpa). Liệu nó có thể hiện một sự gắn bó nào đó với di sản lịch sử của người Chăm hay không? Chúng ta hay nghe biển Cù Huân (cửa Tiểu Cù Huân là Cửa Bé nay; đại Cù Huân là cửa qua cầu Trần Phú), làng Cù Lao, sông Cù (Tên gọi chỉ sông Cái Nha Trang) hay xóm Cầu Đá…

Dãy Núi Đồng Bò và Núi Cù Hin nhìn từ Đại lộ Nguyễn Tất Thành
GIỚI THIỆU CAM LÂM HẠT ĐÁC RIM YẾN SÀO THUÊ XE MÁY ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BẤT ĐỘNG SẢN BÃI DÀI ĐẦM THUỶ TRIỀU KONG FOREST HÒN BÀ SÂN BAY CAM RANH RESORT BÁN ĐẢO CAM RANH XOÀI CAM LÂM THUÊ XE TỰ LÁI QUÁN XÁ ĂN UỐNG

Tuy nhiên thật thiếu sót nếu không nói đến dãy núi Đồng Bò hay văn chương hơn với tên gọi Hoàng Ngưu Sơn (Dãy núi Hoàng Ngưu). Cù Hin nằm liên hoàn cùng dãy Hoàng Ngưu chạy thẳng ra biển. Có thể xem Cù Hin là một trong số những ngọn núi gần biển nhất thuộc dãy núi Đồng Bò. Và Cù Hin cũng là ngọn núi nổi tiếng nhất trong dãy núi Đồng Bò.

Núi Cù Hin không phải là ngọn núi cao khi chỉ khoảng gần 700 mét. Phía Bắc Khánh Hòa khu vực Vạn Ninh có nhiều ngọn cao hơn. Hay cạnh bên là Hòn Bà cao hơn 1500 mét (cao hơn Đà Lạt). Tuy nhiên, Cù Hin sở hữu những lợi thế riêng có mà mình sẽ chia sẻ chi tiết phía bên dưới.

Xem thêm về núi Hòn Bà ở Khánh Hoà:

  • KHÁM PHÁ HÒN BÀ Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ
  • KONG FOREST – KHÁM PHÁ HÒN BÀ KHÁNH HOÀ

VỊ TRÍ CỦA NÚI CÙ HIN VÀ HOÀNG NGƯU SƠN

Dãy Đồng Bò và núi Cù Hin nằm sát biển giữa 3 nơi là Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Nha Trang.

Như Ông Quách Tấn (1910 – 1992) có mô tả trong cuốn XỨ TRẦM HƯƠNG mà Chạm giới thiệu nhiều lần:

XỨ TRẦM HƯƠNG

Do tiếng Ðồng Bò là tên một cánh đồng dưới chân núi mà ra.

Ðây là một vùng núi rộng hàng trăm dặm vuông, nằm trùm trên địa phận ba quận Vĩnh Xương, Diên Khánh, Cam Lâm và chạy ra sát biển. Núi không cao, đỉnh cao nhất là 978 thước nằm ở giữa núi nhưng thế hiểm. Nếu dùng làm mật khu quân sự thì địch khó mà tìm ra cơ sở, mà có tìm ra đi nữa cũng không dám tấn công.

Ði trên tầu bay nhìn xuống thì thấy núi non điệp điệp trùng trùng. Nhưng chỉ có một ngọn nổi danh là hòn Cầu Hùm thường kêu là Hòn Con Hin.

Núi nằm sát biển cao 643 thước, cây cối rậm rạp, đá mọc gồ ghề, lại có nhiều thú dữ. Song núi nổi danh không phải vì cảnh vật, mà nhờ câu chuyện bắt hùm của người xưa.

Đỉnh Cù Hin nhìn xuống phía Đầm Thủy Triều phía xa

Đó là những ghi chép của ông Quách Tấn (1910 – 1992) trong cuốn sách hoàn thành năm 1968. Vì nhiều địa điểm di tích, tên gọi cũng như câu chuyện phản ánh trong sách bây giờ đã không còn, nên tác phẩm này là nguồn tư liệu quý giá khi muốn tìm hiểu, khám phá về vùng đất Khánh Hòa.

Còn Ông Nguyễn Đình Tư tác giả cuốn NON NƯỚC KHÁNH HÒA (2003) xuất bản muộn hơn Xứ Trầm Hương thì có đoạn ngắn đề cập đến Núi Hoàng Ngưu như sau:

Dãy nũi này có tên là Hòn Chu tục gọi danh là Đồng Bò, giáp với địa phận hai quận là Vĩnh Xương và Cam Lâm. Dãy nũi này gồm ba đỉnh cao nhất, cách nhau bởi những thung lũng nhỏ và hẹp, nên mới có tên là Đồng bò thượng, Đồng bò trung và Đồng bò hạ. Du khách ở Nha Trang nhìn về phía tây Nam thấy dãy núi cao ngất, cây cối um tùm ấy là núi Đồng bò vậy.

Về phía Nam núi Đồng Bò hạ, nằm sát biển có một dãy núi, đỉnh cao nhất là núi Cầu Hin (807m), cây cối rậm rạp, cây gai chằng chịt, án ngự vùng Suối Dầu, khiến cho gió biển không thổi vào được.

Núi Cù Hin. Dưới chân úi là khu đô thị Hưng Thịnh. Bên phải là biển Bãi Dài.

Tất nhiên, nhận định về núi của hai tác giả viết ra từ khá lâu đặc biệt là cuốn Xứ Trầm Hương khi mà công cụ đo đạc và kỹ thuật bản đồ còn chưa phát triển như bây giờ nên có thể có những sai số trong chiều cao và mô tả. Qua đó chỉ để thấy phần nào những nhận xét của người xưa về dãy núi này.

Hoàng Ngưu Sơn là một hệ thống những dãy núi cao tự nhiên nằm ở hướng Đông Nam TP. Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 5 – 7km đường chim bay. Nhìn tổng thể, dãy núi là một hình vòng cung kéo dài theo hướng Tây Đông, có diện tích toàn vùng gần 200km2, trải rộng trên các địa bàn TP. Nha Trang cùng với một phần của các huyện Diên Khánh và huyện Cam Lâm – Cam Ranh. Cù Hin là ngon núi cao gần biển nhất hệ thống núi Hoàng Ngưu. Là mốc đánh dấu bắt đầu bán đảo Cam Ranh với bãi cát Thủy Triều trải dài đến tận Núi Phượng Hoàng (Núi Ao Hồ)

Núi Cù Hin nhìn từ trên cao phía biển. Chạy giữa biển và núi là Đèo Cù Hin nối Cam Lâm với thành phố Nha Trang.

ĐÈO CÙ HIN

Đèo Cù Hin là một đoạn đèo nằm trên con đường nối sân bay Cam Ranh đến thành phố Nha Trang xây dựng năm 2004. Tên của con đèo lấy theo tên núi Cù Hin bên cạnh.

Núi Cù Hin nhìn từ Bán Đảo Cam Ranh

Tổng chiều dài của con đèo Cù Hin khoảng 8km uốn lượn nhấp nhô ra biển tạo nên những vị trí ngắm cảnh rất đẹp. Hiện trên con đèo có một trạm dừng chân để nghỉ ngơi ngắm cảnh giữa đèo. Từ đây mọi người có thể vung tầm mắt nhìn về phía vịnh Nha Trang thấy được Vinpearl một phần thành phố.

Trước đây, đường đèo này rất vắng người đi, tuy nhiên từ khi sân bay Cam Ranh cũng như hệ thống resort Bãi Dài hoạt động đã trở nên nhộn nhịp hơn. Một số mùa mưa bão cuối năm đường đèo hay bị sạt lỡ đất đá từ trên cao xuống nên mọi người cần chú ý.

Nằm giữa đèo có một resort tên MIA resort khá nổi tiếng cho phép người ngoài vô uống cà phê thưởng cảnh biển mênh mông.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đèo Cù Hin một bên là núi một biên biển

TREKKING hay đi bộ ngắm cảnh trên NÚI CÙ HIN, HÒN DỒ VÀ NÚI HOÀNG NGƯU

Anh Thiều Văn Sang – Admin của diễn đàn Nha Trang phượt chia sẻ: “Tôi muốn giới thiệu vẻ đẹp của xứ Trầm Hương với khách du lịch, nhất là những bạn trẻ. Khánh Hòa không chỉ có biển mà còn có núi rất đẹp. Tiềm năng để phát triển du lịch hiking – trekking (đi bộ đường dài) của Nha Trang rất lớn nhưng ít được các công ty du lịch khai thác”.

Trekking có nghĩa là đi bộ dài ngày là một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã. Người trekking chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình.

Bên trên là một số hình ảnh anh Sang trekking Hòn Dồ trên Dãy Hoàng Ngưu. Vị trí thung lũng bên cạnh núi Cù Hin.

Anh Sang là người tổ chức khá nhiều tour trekking hiking núi non ở Khánh Hòa. Đặc biệt là nếu có nhu cầu đi qua đêm có cắm trại. Trekking là một hoạt động du lịch khá thu hút, đặc biệt là những người trẻ có sức khỏe. Leo núi Cù Hin cũng là một hoạt động đáng để trải nghiệm ở Cam Lâm.

SƠ LƯỢC VỀ HÒN DỒ : Đây là một thung lũng nằm trên dãy Hoàng Ngưu Sơn. Có khí hậu cực kì trong lành với những cánh đồng cỏ. Những vườn trái cây ăn quả. Nếu di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang thì bạn theo hướng đèo Cù Hin đến Bãi Dài, gặp vòng xoay, rẽ phải, chạy theo hướng Cam Lâm khoảng 500m thì đến đường lên Hòn Dồ. Vì độ dốc khá cao và đường không bằng phẳng nên không thể di chuyển bằng xe ô tô. Đối với xe máy thì nên đi bằng xe số để việc di chuyển dễ dàng và ít hư xe.

Hòn Dồ là nơi có thể ngắm được Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh từ trên cao. Và là nơi ngắm trăng cũng như sao cực kỳ lý tưởng. Nó là điểm đến cực kỳ thú vị dành cho những khách ưa thích thiên nhiên và khám phá ngoại cảnh.

Vì là một thung lũng bao quanh đồi núi. Nên khí hậu ở đây cực kỳ mát mẻ như Tây Nguyên. Ngoài ra nơi đây là một nơi hứa hẹn bạn được trải nghiệm nhiều thứ như: Tắm Thác, Được ăn những món ăn đậm chất dân dã vùng quê. Tất cả thực phẩm của chuyển đi đều là cây nhà lá vườn các bạn tự hái tự bắt hoặc mua từ ng dân địa phương nơi đây.

Một lợi thế để trekking Hòn Dồ hấp dẫn là từ độ cao này và xung quanh là Đồng Bằng nếu nhìn về phía Nha Trang và Đầm Thủy Triều rộng lớn nếu nhìn về phía Cam Lâm, Cam Ranh. Ngoài ra thì trên núi Cù Hin đang có dự án du lịch nên người ta cũng đang làm một con đường nho nhỏ đi lên thuận tiện hơn cho việc leo lên Hòn Dồ ngắm cảnh.

Mức độ khó trekking hòn Dồ nằm ở mức trung bình nên người bình thường hoàn toàn có thể trải nghiệm được. Thời gian trung bình đi mất tầm 2h30 – 3h00 đồng hồ.

Cảnh nhìn từ trên núi Cù Hin – Ảnh: Lê Thu Hường
  • Xoài trồng trên Núi Cùn Hin

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TREKKING HÒN DỒ (CÙ HIN) DO NHA TRANG PHƯỢT CHIA SẺ

  • 1) Chuyến đi mang tính chất đi bụi và nghĩ dưỡng nên sẽ ko hạn chế sức khỏe thành viên tham gia
  • 2) Trong quá trình leo núi không được phá hoại cây trái hoa màu dân địa phương khi chưa được sự cho phép của họ.
  • 3) Tuyệt đối tôn trọng người dân bản địa ở đây. Đặc biệt những người đồng bào Raglai tại đây.
  • 4) Tuyệt đối không xả rác trong hành trình cũng như khi về phải thu gom rác.
  • 5) Để chuyến đi ý nghĩa thì các thành viên sẽ phải hỗ trợ BTC đoàn trong các quá trình nấu nướng, dựng lều trại.
TÌM HIỂU THÊM VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRÊN NÚI HÒN BÀ

Xem bảng giá tổ Yến Sào Khánh Hoà do Chạm Khánh Hoà cung cấp tại đây:

NhaNest - Cung cấp yến sào Khánh Hoà
BẢNG GIÁ YẾN SÀO KHÁNH HÒA NƯỚC YẾN SÀO SANEST YẾN SÀO SANVINEST KHÁNH HÒA NƯỚC YẾN HM NHA TRANG

SẢN PHẨM ĐƯỢC LỰA CHỌN NHIỀU NHẤT

Mã 1. Chân yến thô

Xếp hạng: 3.5 trên 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Tổ đã làm sạch tạp chất bên ngoài còn lại ít lông phía trong. Cần phải làm sạch thêm trước khi sử dụng.

Mã 2. Chân yến rút lông

Xếp hạng: 4.5 trên 5.

Phần tổ yến được tạo đầu tiên giúp tổ bám chắc vào vách đá. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 3. Yến vụn tinh chế

Xếp hạng: 4 trên 5.

Phần tổ yến bị vỡ khi khai thác hoặc do tự nhiên và sơ chế. Đã được làm sạch sẽ có thể dùng ngay không cần làm sạch thêm.

Mã 4. Yến rút lông nguyên tổ

Xếp hạng: 5 trên 5.

Phần tổ yến còn nguyên vẹn đã được làm sạch sẽ có thể sử dụng ngay không cần làm sạch thêm.

Xem thêm:

THÁP BÀ PO-NAGAR NHA TRANG

VINWONDERS NHA TRANG

TOP 8 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH Ở CAM LÂM

KONG FOREST – KHÁM PHÁ HÒN BÀ KHÁNH HOÀ

BÁN ĐẢO CAM RANH

BÃI DÀI Ở CAM LÂM KHÁNH HOÀ

Khám phá thêm từ CHẠM KHÁNH HOÀ

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Nhập email của bạn…

Theo dõi

Chia sẻ:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Thêm
  • Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên Telegram (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Thuyết Minh đèo Cù Hin