Núi Két – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 8/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 8/2022)

Núi Két có tên chữ là Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là núi Ông Két; là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Núi Két nhìn từ xa

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Núi Két có hình khối tròn, cao 225 mét, dài và rộng hơn 1.100 mét. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70 km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi được bao bọc bởi những ngọn núi khác như núi Dài, núi Đất, núi Trà Sư, núi Bà Đắc.

Tảng đá lớn có hình dạng như đầu chim két

Được gọi là núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con chim két (tức chim anh vũ).

Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" cùng với nhiều truyền thuyết dân gian...[1]...

Tuy nhiên, ở gần chân núi có ba di tích rất được nhiều người đến thăm viếng và chiêm bái hơn cả, đó là Đình Thới Sơn, Chùa Thới Sơn, Chùa Phước Điền, vì các nơi thờ này đều gắn liền với thời lưu dân đi mở đất và với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.

Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái...núi Két còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như quặng kim loại molipden, đá granit sáng màu mịn hạt, đá quý (thạch anh ám khói, thạch anh tím) được tìm thấy trong các mạch pecmatic và nhiều mội nước khoáng...

Ghi nhận công lao

[sửa | sửa mã nguồn]
Tảng đá lớn có hình dạng như đầu chim két (cận cảnh)

Theo sử sách, thì Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An, Giáo chủ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương) và những đệ tử của ông đã đến chân núi Két vào năm 1851, để khai hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm trở thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ...Và hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn (sau này hợp thành phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã hình thành trên vùng đất hoang vu ấy.

Đoàn Minh Huyên và hai các đệ tử của ông là Tăng Chủ (tức Bùi Thiền Sư) và Đình Tây, đều là người có công lớn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngoài con đường này, còn có một đường lên núi khác, đối diện với Đình Thới Sơn.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đoàn Minh Huyên
  • Tăng Chủ
  • Đình Tây
  • Đình Thới Sơn

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Núi Két trên web báo Thanh Niên.
  • Anh Vũ Sơn Lưu trữ 2008-10-27 tại Wayback Machine trên web An Giang.
  • x
  • t
  • s
Loạt bài về non nước ở An Giang
  • Sông Vàm Nao
  • Rạch Ông Chưởng
  • Kênh Vĩnh Tế
  • Kênh Thoại Hà
  • Bảy Núi
  • Núi Dài
  • Núi Dài Năm Giếng
  • Núi Cấm
  • Núi Sam
  • Núi Tượng
  • Núi Két
  • Núi Nước
  • Núi Cô Tô
  • Núi Sập
  • Núi Ba Thê ...

Từ khóa » Núi Két Quay đầu