Nước Cứng Tạm Thời: Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Xử Lý ...

Nước cứng tạm thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe cũng như gây nhiều tác động xấu đến một số ngành sản xuất công nghiệp. Bởi thế, tìm hiểu cách xử lý loại nước này an toàn, hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cách thức thực hiện chi tiết để dễ dàng áp dụng khi cần thiết.

Nước cứng tạm thời là gì?

Trong nước bình thường có chứa nhiều các khoáng chất cần thiết để cung cấp bổ sung năng lượng cho toàn cơ thể như ion canxi, magie, kẽm, sắt,… Tuy nhiên, đôi khi một trong số những nguyên tố vi lượng này vượt quá hàm lượng cho phép sẽ dẫn tới nước không đạt tiêu chuẩn để sử dụng. Ví dụ, đối với nước có độ pH vượt quá mức cho phép thì nước đó sẽ bị phèn, nước có vị chua, từ đây khi uống vào sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng.

Vậy còn đối với nước cứng thì sao? Loại nước này được chia thành hai loại gồm nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Trong đó, với nước cứng tạm thời chứa ion nào? Đây là loại nước có chứa hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ cao vượt mức cho phép.

Một số dấu hiệu nhận biết nước cứng tạm thời

Trước khi tìm hiểu các phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời, các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức để có thể nhận biết loại nước này chính xác hơn cả.

  • Nước đun sôi xuất hiện vẩn đục trắng, điều này chứng tỏ nước có độ cứng khoảng 70mg/l dẫn đến hiện tượng kết tủa CaCO3 và MgCO3. Với mức độ này, nước thường không có hại cho cơ thể nhưng gây mất cảm quan khi sử dụng.
  • Nếu bạn nhận thấy trên vòi inox sáng, gương, cốc thủy tinh,… xuất hiện những đốm nhỏ xuất hiện gây mất vệ sinh và mất thẩm mỹ đây. Điều này chứng tỏ nguồn nước bạn đang sử dụng là nước cứng tạm thời khiến thiết bị bị gỉ sét, hư hỏng bề mặt.
  • Nếu bạn nhận thấy bình nóng lạnh hoạt động kém hiệu quả, mất nhiều thời gian cho ra nước nóng để sử dụng. Đây chính là dấu hiệu của nước cứng bởi do canxi và magie kết tủa tạo thành các mảng bám xung quanh các thanh nhiệt gây cản trở khả năng dẫn nhiệt và truyền nhiệt đến nước trong bình.
  • Những thiết bị sử dụng nước xuất hiện mảng bám có màu đục hoặc ngả vàng, đặc biệt là những khu vực như sàn nhà tắm, sàn nhà vệ sinh, chậu rửa, bên trong bồn cầu,…
  • Có cảm giác ngứa ngáy, da khô, da bong tróc và gây cảm giác ngứa khó chịu khi dùng nước tắm hoặc giặt đồ.
  • Tóc khô, cứng, dễ gãy rụng khi thường xuyên gội đầu bằng nước cứng.
  • Đối với các ngành công nghiệp nói chung, nếu thường xuyên sử dụng nước chưa được xử lý hoặc lọc bởi công nghệ sẽ dễ gặp phải nước cứng. Dấu hiệu nhận biết rõ nét nhất là gây hao mòn thiết bị sau một thời gian sử dụng.
  • Đối với ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, nếu sử dụng nước cứng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khiến đồ uống có mùi vị bất thường.
  • Khi giặt quần áo, việc hòa xà phòng vào nước cứng cũng sẽ khiến bột giặt có ít bọt do canxi và magie hấp thu nhiều chất tẩy rửa.
Một trong những dấu hiệu nhận biết nước mang tính cứng
Một trong những dấu hiệu nhận biết nước mang tính cứng

Giải pháp làm mềm nước cứng hiệu quả

Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu khái niệm cũng như dấu hiệu nhận biết nước mang tính cứng tạm thời hiệu quả. Vậy để làm mềm nước cứng tạm thời dùng cách nào tốt nhất? Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Đun sôi làm mềm nước cứng tạm thời nhanh nhất

Đun sôi là cách thức có thể làm mềm nước cứng và đây cũng là giải pháp được thực hiện đơn giản và tiện dụng hơn cả. Khi được đun sôi, dưới tác động nhiệt độ sẽ làm giảm độ cứng cho nước bằng cách biến đổi thành phần khoáng chất và giúp nước mềm hơn.

Làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun sôi
Làm mềm nước cứng tạm thời bằng cách đun sôi

Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây cũng chỉ là một phương pháp tạm thời vì khi đun sôi các khoáng chất sẽ phân tách và lắng xuống đáy nồi. Sau một thời gian, dưới đáy sẽ xuất hiện lớp muối làm hư hại đồ vật cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người uống.

Sử dụng dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu. Đây thường là các loại hóa chất khi hòa tan vào nước sẽ kết hợp với các ion Ca2+ và mg2+ để tạo thành hợp chất không tan trong nước.

Nhiều người thường thắc mắc K3PO4 có làm mềm nước cứng tạm thời không? Thực tế, đây chính là dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu rất dễ mua. Khi hòa vào nước, K3PO4 có thể phản ứng với các khoáng chất trong nước để tạo thành muối kết tủa Mg3(PO4)2 và Ca3(PO4)2. Sau đó, bạn cần lọc để loại bỏ muối kết tủa để có được nguồn nước đảm bảo chất lượng.

Bạn có thể sử dụng một số hóa chất để làm mềm nước cứng
Bạn có thể sử dụng một số hóa chất để làm mềm nước cứng

Làm mềm nước cứng hiệu quả với phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion là cách làm mềm nước được nhiều gia đình sử dụng. Cách thức này thường sử dụng các hạt nhựa không hòa tan và chứa ion an toàn với sức khỏe tiêu biểu như natri và kali. Trong đó, hạt nhựa thường được sử dụng phổ biến nhất để làm mềm nước là hạt Resin. Khi quá trình trao đổi ion diễn ra, ion canxi và magie là 2 loại ion làm nên tính cứng của nước có thể được thay thế bằng 2 ion khác là natri, kali.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cách làm mềm nước này có thể làm tăng hàm lượng natri hoặc kali trong nước uống. Về lâu dài điều này có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe đặc biệt là với những đối tượng mắc bệnh cần hạn chế kali và natri. Để có thể loại bỏ 2 khoáng chất này ra khỏi nước, bạn cần phải lắp thêm một bộ lọc thẩm thấu ngược và điều này thường gây tốn kém cho người sử dụng.

Lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược Reverse Osmosis (RO)

Thẩm thấu ngược là quá trình hoạt động theo nguyên lý là nước sẽ từ nơi có nồng độ cao chảy đến nơi có nồng độ thấp. Để điều này diễn ra thường cần phải sử dụng thêm một áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất thẩm thấu của màng ngăn. Từ đây nước có thể đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và cho ra nguồn nước thu được đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Có thể thấy rằng, với những phương pháp làm mềm nước cứng tạm thời nói trên. Cách thức an toàn và hiệu quả nhất chính là sử dụng phương pháp trao đổi ion kết hợp lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược RO. Để có thể tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo được nguồn nước sạch cho những người thường xuyên phải dùng nguồn nước ô nhiễm hàng ngày. Máy lọc nước sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO chính là sản phẩm bạn nên lựa chọn.

Phương pháp lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược Reverse Osmosis (RO)
Phương pháp lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược Reverse Osmosis (RO)

Việc sử dụng máy lọc nước không chỉ giúp khắc phục tình trạng nguồn nước bị nhiễm độ cứng mà còn có khả năng lọc sạch nguồn nước, lọc sạch tới 99.9% các chất bẩn, vi khuẩn gây hại. Đồng thời, vẫn đảm bảo giữ lại được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mang lại nguồn nước tinh khiết hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nước cứng tạm thời, đặc biệt là hướng dẫn xử lý nước đơn giản, hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng tại nhà. Bởi nước cứng có chứa nhiều ion canxi và magie, do vậy các bạn tuyệt đối không nên sử dụng nguồn nước trực tiếp khi chưa được làm mềm để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.

>> Xem thêm: Nước cứng là gì? Tác hại và phương pháp xử lý nước hiệu quả

Từ khóa » Cách Nhận Biết Nước Cứng