TPO - Vị trí vùng đệm cùng chính sách "ngoại giao cây sậy" - mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp nước nỳ là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu.
1. Nước Đông Nam Á nào chưa từng là thuộc địa của châu Âu?
icon
Philippines
icon
Thái Lan
icon
Myanmar
Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong lịch sử lập quốc, Thái Lan từng là nước lớn lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể. Tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa hai thế lực là Anh (đã chiếm Miến Điện - Myanmar ngày nay) và Pháp (đã chiếm ba nước Đông Dương). Sách Lịch sử thế giới cận đại viết: "Năm 1885-1886 trong chiến tranh Anh - Miến lần thứ 3, Anh đã chiếm toàn bộ Miến Điện. Còn Pháp, sau khi đánh chiếm Việt Nam và Campuchia (năm 1884) cũng muốn nuốt ngay mảnh đất Xiêm (tức Thái Lan) màu mỡ và một số đất Lào khi đó phụ thuộc vào Xiêm. Xiêm đứng trước nguy cơ mất nước. Nhưng Anh và Pháp không dễ gì có thể một mình nuốt trôi được nước Xiêm. Chính mâu thuẫn đó đã buộc chính phủ Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi thực dân của cả Anh và Pháp: trung lập hóa Xiêm để tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa hai bên, biến Xiêm thành một khu đệm nằm giữa các thuộc địa của Anh và Pháp trên bán đảo Trung - Ấn". Vị trí vùng đệm cùng chính sách "ngoại giao cây sậy" - mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu. Tuy giữ được vị thế độc lập, Thái Lan vẫn phải nhượng nhiều quyền lợi và cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Trong ba năm 1893, 1904 và 1907, Thái Lan phải nhường hơn 20.000 km2 cho Pháp; hay năm 1909 phải cắt hơn 40.000 km2 trên bán đảo Malacca cho Anh. Tuy nhiên, những vùng đất này hầu hết là đất của Lào và Campuchia khi đó lệ thuộc vào Xiêm.
2. Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là gì?
icon
Xứ sở của tự do
icon
Xứ sở hạnh phúc
icon
Xứ sở diệu kỳ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là “xứ sở của tự do. Vương quốc Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Phía Tây và phía Bắc giáp với Myanmar. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Lào. Phía Đông Nam giáo với Campuchia và phía Nam giáp với Malaysia. Diện tích: 513.115 km2, dân số hơn 65 triệu người, trong đó người Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số (Môn, Khmer, các dân tộc người vùng cao). Băng Cốc, là thủ đô nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan.
3. Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan có gì đặc biệt?
icon
Gồm 5 sọc ngang, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác
icon
Gồm 3 sọc ngang, sọc chính giữa rộng gấp ba các sọc khác
icon
Gồm 6 sọc ngang, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác
Câu trả lời đúng là đáp án A: Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan gồm 5 sọc ngang đỏ, trắng, xanh da trời, trắng và đỏ, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác. Ba màu đỏ - trắng - xanh da trời đại diện cho dân tộc - tôn giáo - nhà vua, một khẩu hiệu không chính thức của Thái Lan.
4. Lễ hội té nước Songkran là lễ hội cổ truyền nào của Thái Lan?
icon
Chào đón năm mới
icon
Vào mùa mới
icon
Sau thu hoạch mùa màng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ hội té nước Songkran là lễ hội cổ truyền chào đón năm mới có ý nghĩa rất đặc biệt với đất nước Thái Lan. Không chỉ người dân bản địa mà cả những tín đồ yêu thích các Tour Thái Lan đều háo hức mong chờ lễ hội này. Cùng bỏ túi kinh nghiệm tham gia lễ hội té nước để ‘thanh tẩy’ điều không may mắn trong năm cũ. Lễ hội té nước Songkran được tổ chức lần đầu vào năm 1941 với ý nghĩa trút bỏ phiền muộn, xui xẻo, mệt mỏi trong năm cũ và chào đón niềm hạnh phúc sẽ đến trong năm mới. Người Thái ăn mừng lễ hội Songkran giống như người Việt Nam ăn tết Nguyên Đán vậy, tuy nhiên nếu người Việt tết đoàn viên, sum vầy thì ở Thái Lan người dân sẽ cùng nhau ra đường té nước vào nhau để chào đón năm mới. Lễ hội Songkran mang tính cộng đồng, càng đông người càng vui, vì vậy đây vừa là dịp để người bản địa sum họp gia đình vừa là thời điểm kết bạn, giao lưu với khách du lịch Thái Lan. Thời gian diễn ra lễ hội là từ ngày 13 - 15/4 hàng năm, đây cũng là thời điểm lý tưởng để săn tour Thái Lan giá rẻ tham gia lễ hội ‘có một không hai’ tại xứ Chùa Vàng.
5. Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ mấy tại Đông Nam Á ?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Câu trả lời đúng là đáp án B: Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, đứng thứ 8 châu Á và xếp hạng 22 trên thế giới theo danh nghĩa hoặc thứ 7 châu Á và 20 toàn cầu nếu xét theo sức mua - đây là vị trí mà quốc gia này đã nắm giữ và duy trì trong nhiều năm qua.
6. Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1914, hầu hết lãnh thổ châu Phi rơi vào tay các quốc gia châu Âu. Quốc gia nào dưới đây không nằm trong số đó?
icon
Algeria
icon
Niger
icon
Ethiopia
Câu trả lời đúng là đáp án C: Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1914, hầu hết lãnh thổ châu Phi rơi vào tay các quốc gia châu Âu trong quá trình tranh chấp được gọi là "Scramble for Africa" (Tranh giành châu Phi). Tuy nhiên, theo SCMP, Ethiopia được xếp vào nhóm "chưa bao giờ là thuộc địa" mặc dù có thời gian ngắn bị Italy chiếm đóng (từ năm 1936 đến 1941) bởi ngay cả khi bị chiếm đóng, không cơ sở hạ tầng thuộc địa nào được phát triển lâu dài ở quốc gia này. Người Ethiopia bị lực lượng phát xít Italy của Benito Mussolini tấn công liên tục nhưng không bao giờ đầu hàng. Tuy chưa phải là thuộc địa của Italy, Ethiopia có sự ảnh hưởng về ẩm thực với mỳ Ý, Pizza hay Lasagne từ quốc gia châu Âu này do một số lính trong quân đội Italy quyết định ở lại châu Phi khi chiến tranh kết thúc. Nhà hàng Italy ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vẫn phát triển mạnh mẽ và chào đón nhiều người nổi tiếng khi tới châu Phi.
7. Trong lịch sử, Nepal không trở thành thuộc địa của Anh một phần lớn nhờ địa hình vùng núi phức tạp. Điều này đúng hay không?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vào thời kỳ cực thịnh, đế quốc Anh cai trị 1/5 dân số thế giới nhưng vẫn có một số quốc gia khó khuất phục, trong đó có Nepal. Theo SCMP, sau chiến tranh Anh - Nepal (từ năm 1814 đến 1816), công ty Đông Ấn đại diện cho đế quốc Anh, kiểm soát khoảng 30% lãnh thổ Nepal nhưng đất nước này chưa bao giờ chịu sự kiểm soát hoàn toàn. Chính địa hình vùng núi phức tạp với những ngọn núi cao gần như bất khả xâm phạm đã cản trở Anh, giúp Nepal giữ được chủ quyền lãnh thổ. Một bài viết hồi tháng 8 trên India Times cũng có đoạn nói về việc quân Anh đã để phần còn lại của Nepal thành quốc gia độc lập do bất đắc dĩ phải đối mặt với địa hình hiểm trở. Ngoài ra, những chiến binh Gurkha của Nepal - nổi tiếng với khả năng chiến đấu và sự dũng cảm cũng góp phần giúp Nepal chống lại quân Anh, bảo vệ độc lập.
8. Quốc gia châu Á nào dưới đây cũng chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây?
icon
Nhật Bản
icon
Ấn Độ
icon
Sri Lanka
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách, theo SCMP. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Theo India Times, Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Phong tục đón năm mới độc, lạ của các nước dịp Tết Dương lịch 31/12/2021 Cặp đôi nào được yêu thích nhất 'Thương ngày nắng về'? 31/12/2021 Tỉnh thành nào ở Việt Nam có ba mặt giáp biển? 28/12/2021 Đỗ Hợp (t/h) Xem nhiều
Giáo dục
Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm
Giáo dục
IELTS chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính
Giáo dục
Mang Tết ấm, Xuân vui đến với học sinh nghèo vượt khó tại Hà Giang
Giáo dục
Bộ GD&ĐT sắp tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy
Giáo dục
Cách chức hiệu trưởng thời gian dài không đi làm, nghi bị đòi nợ
Tin liên quan
Quốc gia nào trẻ nhất Đông Nam Á?
Quốc gia nào không có thủ đô chính thức?
Vì sao tu sĩ thực hiện ướp xác lại đeo mặt nạ?
MỚI - NÓNG
Ông Bùi Đức Hinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
Xã hội TPO - Ông Bùi Đức Hinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, được HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình với số phiếu đạt 100%.
Một phó giám đốc sở ở Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi
Xã hội TPO - Nhằm tạo điều kiện cho việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương, ông Nguyễn Văn Nghiêm – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.
Kết luận của Chủ tịch TPHCM về sắp xếp bộ máy
Xã hội TPO - TPHCM phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, ổn định tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc thành phố, chính thức hoạt động từ ngày 1/4/2025. Nước Đông Nam Á Thái Lan thuộc địa Châu Âu