Nước ép Xương Rồng Tốt Cho Sức Khoẻ – Bạn đã Thử Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung tóm tắt
- 1. Giá trị dinh dưỡng của nước ép xương rồng
- 2. Những lợi ích bất ngờ của nước ép xương rồng
- 2.1. Giảm lượng cholesterol máu
- 2.2. Giúp giảm cân
- 2.3. Trợ tiêu hóa tốt
- 2.4. Ngừa ung thư
- 2.5. Các lợi ích khác
- 3. Lưu ý khi uống nước xương rồng
- 4. Cách làm nước ép xương rồng
Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến xương rồng thì đa số chúng ta thường mường tượng ra hình ảnh một loại cây đầy gai góc, chỉ mọc ở những nơi cằn cỗi và chẳng mang lại giá trị dinh dưỡng gì. Thực tế, nước ép xương rồng lại giàu dưỡng chất và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe một cách kỳ lạ.
1. Giá trị dinh dưỡng của nước ép xương rồng
Hầu hết các loại nước ép xương rồng được chế biến bằng cách ép lấy nước từ quả lê gai. Do đó, nước ép xương rồng có màu hồng và chứa một lượng nhỏ đường và một số chất dinh dưỡng. Một cốc (240ml) nước xương rồng chứa những thứ sau đây:
- Calo: 19.
- Protein: 0 gram.
- Chất béo: 0 gram.
- Carbs: 4 gram.
- Chất xơ: 0 gram.
- Magiê: 4% giá trị hàng ngày (DV).
- Kali: 3% DV.
Tất cả các carbs có trong nước ép xương rồng không đường đều ở dạng đường tự nhiên được tìm thấy trong quả lê gai. Tuy nhiên, một số nhãn hiệu đồ uống có chứa đường nên nó nhiều calo hơn.
Nước ép xương rồng chứa một số dưỡng chất tốt cho sức khoẻ
Nước ép xương rồng cũng chứa magie và kali. Đây là hai khoáng chất giúp kiểm soát cân bằng chất lỏng, kiểm soát cơ bắp và hỗ trợ chức năng tim. Ngoài ra, magie còn có vô số vai trò khác trong cơ thể bao gồm hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Cùng với các chất dinh dưỡng này, nước xương rồng chứa một số chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức khỏe được tìm thấy trong quả lê gai.
2. Những lợi ích bất ngờ của nước ép xương rồng
Nước xương rồng có lượng calo, lượng đường tự nhiên thấp, giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, nó có chứa chất điện giải có thể hỗ trợ hydrat hóa. Nước xương rồng cũng có thể được sử dụng để chăm sóc da và nó có mặt trong nhiều sản phẩm làm đẹp.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã chỉ ra rằng nước xương rồng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về việc nó ảnh hưởng đến con người như thế nào.
2.1. Giảm lượng cholesterol máu
Nước ép xương rồng có tác dụng làm giảm mức LDL trong máu
Các nghiên cứu đã chứng minh, việc tiêu thụ loại nước ép này có tác dụng làm giảm mức LDL (cholesterol xấu) trong máu. Đồng thời, nó cũng ức chế sự tích tụ chất béo ở thành mạch máu hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch.
2.2. Giúp giảm cân
Chính vì chứa rất ít calo, chỉ khoảng 15 calo cho mỗi cốc, nên nước ép xương rồng khá phù hợp cho chế độ ăn giảm cân của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng loại nước ép này mà không phải quá lo đến cân nặng. Bên cạnh đó, trong xương rồng cũng có một số dưỡng chất cần thiết có thể ngăn chặn chứng thèm ăn vặt của bạn.
2.3. Trợ tiêu hóa tốt
Không riêng gì hiện tại mà hàng thế kỷ trước, người ta đã tận dụng loại nước ép này trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa, bao gồm: đầy hơi, táo bón, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, … Nó hoạt động bằng cách giải phóng tất cả các độc tố từ đó giúp làm sạch đường tiêu hóa.
Uống nước ép xương rồng giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Tuy nhiên, ở một vài đối tượng khi sử dụng lại báo cáo có tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy… Điều này cho thấy xương rồng không phải là thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người. Do vậy, bạn cần có sự cẩn trọng hơn khi sử dụng.
2.4. Ngừa ung thư
Nước ép từ loài cây gai góc này cũng được biết là hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư. Bởi lẽ, thành phần xương rồng có nhiều chất chống oxy hóa là tác nhân ức chế sự phát triể của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
2.5. Các lợi ích khác
Giảm chuột rút trong kỳ kinh nguyệt:Một số hoạt chất trong nước ép xương rồng có tác dụng chống co thắt, do vậy nó hỗ trợ rất tốt để làm dịu các cơn đau bụng kinh.
Giảm căng thẳng: Loại nước ép này còn đem lại tác dụng giảm hormone căng thẳng và xoa dịu tâm trí. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn trong công việc cũng như có một đêm ngon giấc.
Chữa chứng mệt mỏi sau khi say:Nhiều người cho rằng, nước ép xương rồng là phương thuốc tự nhiên để giải tỏa sự mệt mỏi. Nhất là trong trường hợp mệt mỏi khi say rượu hay từ cơn đau đầu.
Uống nước ép xương rồng giúp giảm mệt mỏi sau khi say
Giúp hạ huyết áp:Ngoài những thành phần dinh dưỡng kể trên, xương rồng còn có khoáng chất kali. Chính nhờ vậy mà nó là loại thực phẩm hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp, phòng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
3. Lưu ý khi uống nước xương rồng
Bên cạnh những lợi ích kể trên, cũng có một số hạn chế tiềm ẩn trong trường hợp bạn lạm dụng loại nước ép này. Một trong số đó có thể kể đến như:
- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết máu là một trong những tác dụng của nước ép xương rồng. Tuy nhiên, trường hợp nếu người có đường huyết thấp sử dụng có thể sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết đột ngột vô cùng nguy hiểm.
- Tương tác với một số thuốc: Khi đang phải dùng thuốc hàng ngày, bạn không nên sử dụng loại nước ép này. Điều này cũng áp dụng với các loại nước trái cây khác. Bởi lẽ một số loại nước ép gây tương tác thuốc, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau như gan, thận.
Khi đang phải uống thuốc hàng ngày thì không nên uống loại nước ép này
- Với những người lần đầu sử dụng, có thể gặp tình trạng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi hoặc một số các rối loạn tiêu hóa khác.
Nhìn chung, nước ép xương rồng là thức uống còn khá lạ lẫm với nhiều người. Dù rằng nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn cũng cần nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng nhé!
4. Cách làm nước ép xương rồng
Làm nước ép xương rồng tại nhà khá đơn giản. Bạn cần có các thành phần và dụng cụ bao gồm một cái chảo, một miếng vải, một con dao, nước 1 quả lê gai, đường hoặc chất ngọt (tùy chọn). Nếu có quả lê gai tươi, bạn cần đeo găng tay để tránh bị gai đâm.
Cách làm nước ép xương rồng khá đơn giản
Thực hiện theo các bước dưới đây để làm nước xương rồng tại nhà:
- Cắt đầu và rửa kỹ những quả lê gai. Sau đó cắt một nửa đường kính của quả mà không cắt hoàn toàn làm đôi.
- Đun nước sôi trong nồi, sau đó cho trái cây vào nước sôi. Đậy nắp và giảm lửa nhỏ. Để trái cây sôi trong 45 phút đến 1 giờ hoặc cho đến khi mềm. Lấy chúng ra khỏi nước và để nguội. Đặt miếng vải mỏng trên một cái bát hoặc cốc. Múc phần thịt quả lê ra khỏi vỏ và cho vào miếng vải mỏng để nước từ trái cây lọc qua lớp vải mỏng vào bát hoặc cốc.
- Bạn có thể thêm đường hoặc chất làm ngọt vào nước xương rồng theo sở thích. Nếu nước xương rồng đậm đặc quá so với khẩu vị, bạn chỉ cần thêm tưới nước vào.
- Nước xương rồng nên được lưu trữ trong tủ lạnh và có thể được giữ trong tối đa 3 ngày. Lượng nước bạn có thể chiết xuất từ quả lê gai phụ thuộc vào kích thước và độ mềm của chúng trong khi nấu.
Nước ép xương rồng được làm từ quả của cây lê gai. Nó có hàm lượng calo và đường thấp trong khi cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao, có tác dụng giúp giảm viêm, loét dạ dày và nhiều vấn đề khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại đồ uống tự nhiên độc đáo với một số lợi ích tốt cho sức khỏe, bạn có thể mua nước ép xương rồng không đường để thưởng thức.
Xem thêm: Uống bia tốt hay không? Thế nào là uống bia đúng liều lượng?
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » ép Rồng
-
Tất Tần Tật Về Ice Dragon – Rồng Băng Trong MU Online Season 16
-
2 Cách Làm Nước ép Xương Rồng Chua Ngọt Lạ Miệng Uống Thử Là Thích
-
Rồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước ép Xương Rồng: Lạ Những Bổ Dưỡng Không Ngờ! - MarryBaby
-
Công Thức Lai Tạo Rồng Trong Dragon City - .vn
-
TẤM LỢP ĐÁ ÉP – KIỂU VẢY RỒNG
-
Gạo Lứt Đỏ Huyết Rồng - Túi ép Chân Ko 1kg - Giàu Chất Dinh Dưỡng
-
Thử Ép Ngọc Rồng 1s Vào Đồ | Tác Dụng Của Né Đòn Bá Đạo Như ...
-
Dragon City : Hướng Dẫn Lai Rồng Trong Phiên Bản Mới - YouTube
-
TÚI XÁCH ĐẦU RỒNG ÉP ĐÁ CỰC XINH BAO XINH SIÊU HOT ...
-
DẦU XƯƠNG RỒNG PRICKLY PEAR OIL HỮU CƠ ÉP LẠNH 100%
-
Nước Ép Út Rồng - Take Away | ShopeeFood | Order & Get It Delivered
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Tính Lãi Ròng Thế Nào?