Nước Ion Kiềm – Nước Tốt "nâng Niu" Người đau Dạ Dày
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng bệnh dạ dày ở Việt Nam
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP HCM chia sẻ tại cuộc tọa đàm “Nước ion kiềm có tốt cho người đau dạ dày?”, ở Việt Nam 7% người dân mắc bệnh liên quan đến dạ dày và 50% người trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày. Trong độ tuổi lao động có khoảng 25% người mắc bệnh. Hầu hết bệnh lý ở dạ dày là viêm loét dạ dày, chiếm tới 50%. Bên cạnh đó, bệnh ung thư dạ dày ngày một trẻ hóa với 25-30% ca bệnh ở lứa tuổi dưới 40.
Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người làm việc văn phòng, căng thẳng, học sinh, sinh viên, tài xế, người làm việc theo ca, lao động về khuya, người lạm dụng bia rượu, người mắc bệnh mạn tính vì phải thường xuyên uống thuốc...
Bệnh lý dạ dày dễ gây viêm loét dạ dày (tức dạ dày yếu đi), nếu không điều trị tốt thì viêm loét sâu hơn, xuất huyết tiêu hóa. Không can thiệp ngay hoặc để bị xuất huyết tiêu hóa nặng sẽ nguy hiểm tính mạng. Bệnh cũng gây những tổn thương trong niêm mạc dạ dày, biến đổi tế bào và sinh ra ung thư.
Người mắc viêm loét dạ dày thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn. Những triệu chứng này lặp đi lặp lại thường xuyên, khiến người bệnh càng thêm căng thẳng. Hậu quả là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Do đó, hầu hết người đau dạ dày thường gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng mà nặng hơn là suy kiệt. Điều này gây ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, căng thẳng thường xuyên. Một số bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm HP (Helicobacter pylori) - chiếm phổ biến trong nhóm nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, những người có thói quen tự uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, lạm dụng bia rượu cũng dẫn đến viêm loét dạ dày.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho người mắc bệnh dạ dày
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn các món có tính axit, làm pH dạ dày thấp hơn, dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, làm tổn thương niêm mạc nhiều hơn, gồm các thực phẩm: Có vị chua nhiều (cam, chanh, quýt, dưa muối chua, nem chua); Chứa chất xơ không hòa tan khiến dạ dày chuyển hóa khó khăn (măng, rau cần, rau muống); thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, sinh hơi (nước ngọt, thức uống có gas, củ cải, bắp cải); Gia vị làm tăng tiết dịch vị (tiêu, ớt); Thực phẩm nhiều muối (cá khô, tôm khô, cá kho mặn, thịt kho mặn).
Nên ăn những thực phẩm: Có tính thấm hút (bánh mì, cơm nấu mềm, ngũ cốc (yến mạch), bánh bích quy); Có nhiều chất xơ hòa tan hỗ trợ trung hòa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng (ngũ cốc nguyên cám, chuối, táo); Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit (đạm trắng (thịt gà nạc), heo nạc, các loại đậu (trong đó có đậu hũ); nấm mềm mịn, tươi như nấm rơm, không nên chọn nấm nhiều chất xơ như nấm mèo...).
Ngoài những lưu ý về đồ ăn, nước uống cũng là vấn đề cần chú trọng. Theo bác sĩ Ngọc Diệp, người đau dạ dày nếu không uống nước thì pH sẽ xuống thấp hơn nữa, do đó phải uống nhiều nước và chia nhỏ các lần uống. Tránh các loại nước làm tăng dịch vị dạ dày như nước có gas, nước ngọt. Bia, rượu là axit chứ không phải là nước nên khiến pH xuống thấp, tổn thương dạ dày nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, trong quá trình điều trị, nên ưu tiên chọn các loại nước pH có tính kiềm. Một số loại nước phổ biến trong tự nhiên như nước máy thường không có tính kiềm, một số nước khoáng là nước suối thiên nhiên sẽ có tính kiềm.
Khi chọn các loại nước kiềm, cần chú ý thêm các yếu tố: có điện giải và các ion. Nước có điện giải và tồn tại dạng ion giúp hỗ trợ các tế bào niêm mạc dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào; các tế bào đang yếu, tổn thương hoạt động tốt hơn; màng tế bào được bao bọc, bảo vệ, từ đó vết thương lành nhanh hơn, không tổn thương thêm tế bào. Lúc này, axit trong dạ dày cũng được trung hòa, giúp việc sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Về tác động của nước điện giải ion kiềm với người đau dạ dày, bác sĩ Diệp cho biết loại nước này có độ pH ở mức kiềm, giúp trung hòa bớt axit, hỗ trợ đưa pH trong dạ dày trở về mức sinh lý bình thường. Ngoài ra, trong nước có H (ion hydro) có tính chống oxy hóa, giúp màng dạ dày được bảo vệ tốt hơn. Các phân tử nước nhỏ hơn nên hỗ trợ như một dung môi để chuyển hóa chất dinh dưỡng trong dạ dày, hỗ trợ các tế bào dạ dày bớt yếu đi.
Thông thường trong nước có một số chất điện giải. Tuy nhiên vì thói quen sử dụng nước lọc, nước tinh khiết, các chất này bị loại bỏ đi, ảnh hưởng chất lượng cột sống, xương và các tế bào. Vì vậy khi sử dụng nước điện giải ion kiềm, người dùng sẽ được cung cấp một số chất điện giải quan trọng như natri, kali, canxi...
Bác sĩ Diệp cũng lưu ý đây không phải là thuốc mà là nước thêm chức năng, tốt hơn nước bình thường, nên không có chống chỉ định hay chỉ được dùng cho người đau dạ dày. Tùy theo độ pH của nước kiềm, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và dùng pha sữa cho em bé - những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng, khoáng chất tăng lên rất nhiều.
Điều cần lưu ý là thiết bị tạo ra nước này sẽ có mức pH khác nhau. Độ pH 7,5 phù hợp với mọi người; pH 8,5 mọi người cũng có thể sử dụng nhưng ưu tiên người có bệnh lý dạ dày, phải uống nhiều thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý cơ xương khớp; 9,5 sẽ có hướng dẫn cụ thể như người bị bệnh lý dạ dày, đang viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai, trẻ em có thể sử dụng nước pH 7,5.
Máy lọc và tạo nước ion kiềm Panasonic, sản xuất tại Osaka, Nhật Bản. Máy sử dụng công nghệ điện giải nước đỉnh cao Nhật Bản giúp tạo từ 5 đến 7 loại nước để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, nấu ăn ngon, pha sữa cho trẻ sơ sinh, vệ sinh, rửa rau, chăm sóc da mặt và tóc... Sản phẩm máy tạo nước ion kiềm Panasonic đang được phân phối chính thức tại hệ thống các đại lý chuyên biệt. Thông tin sản phẩm xem tại: https://www.panasonic.com/vn/consumer/beauty/aqua-health.html hoặc liên hệ hotline 18001593. |
Từ khóa » Ph Dạ Dầy
-
PH Dạ Dày Là Gì? | Vinmec
-
Độ PH Dạ Dày Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Chuyên Gia Giải đáp: Chỉ Số PH Dạ Dày Là Gì?
-
Độ PH Dạ Dày Bao Nhiêu được Coi Là Mức An Toàn?
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Acid Dạ Dày Và Quá Trình Hình Thành Dịch Vị - YouMed
-
Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Phác đồ ...
-
Tổng Quan Về Bài Tiết Axit - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Nhiễm Helicobater Pylori (HP) Dạ Dày: Làm Cách Nào để Nhận Biết ...
-
[PDF] Khoá Học Cơ Bản Về Kỹ Thuật Thú Y - JICA
-
Khi Nào Vi Khuẩn HP Gây Ung Thư Dạ Dày? - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Các Phương Pháp Test Hp Dạ Dày, Nên Lựa Chọn Phương Pháp Nào?
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Làm Sao Biết Mình Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Gây Viêm Loét Dạ Dày?