Nước Muối Sinh Lý Dùng Trong (dịch Tuyền) Là Gì?

Việc truyền dịch cho người bệnh trước đây chỉ có thể thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng, ngày nay việc truyền dịch trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều,… hoàn toàn có thể truyền dịch tại nhà nếu có nhu cầu. Vậy hãy cùng Y Tế Toàn Phúc chúng tôi tham khảo về dịch truyền qua bài viết sau đây nhé!

Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%). Gọi là nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước tinh khiết chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường.

Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương khi dùng làm thuốc cho người, nó là thuốc dùng trong hay thuốc dùng ngoài. Lưu ý dù là thuốc dùng ngoài, nước muối sinh lý được bào chế tại các công ty dược phẩm bảo đảm điều kiện sản xuất thuốc, trong đó có vô trùng.Nếu sản xuất trong nước và lưu hành trên thị trường, nó phải được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký (số này được in trên nhãn, bao bì).

Nước muối sinh lý tức dung dịch NaCl 0,9% được bào chế làm thuốc dùng ngoài có các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi. Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mũi có thể dùng nhỏ tai. Dùng ngoài, nước muối sinh lý còn dùng rửa vết thương và dùng súc miệng.

Còn nước muối sinh lý tức dung dịch NaCl 0,9% dùng làm thuốc dùng trong chính là thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (gọi là vô nước biển).

1. Dịch truyền là gì?

Dịch truyền chính là một loại dung dịch hòa tan có chứa nhiều các loại chất khác nhau, có thể được tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh.

Phần lớn thì dung môi sử dụng để truyền dịch chính là nước cất, ngoài ra thì còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

2. Có thể truyền dịch ở đâu?

– Các bệnh viện.

– Cơ sở y tế.

– Tại nhà.

3. Những yêu cầu cần lưu ý khi truyền dịch tại nhà

– Người truyền dịch phải là những cán bộ y tế có nghiệp vụ, chuyên môn trong việc truyền dịch.

– Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

– Tuân thủ các quy định trong truyền dịch như: tốc độ truyền, thời gian, số lượng..

– Người bệnh phải được theo dõi trong suốt quá trình truyền dịch…

– Phải có đầy đủ những dụng cụ, thiết bị xử lý khi xảy ra tai biến.

4. Gồm có những loại dịch truyền nào?

Hiện nay có khoảng trên 20 các loại truyền dịch được chia thành ba nhóm cơ bản bao gồm:

– Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm có: glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch có chứa chất đạm, chất béo và vitamin.

– Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, nhóm này được dùng trong trường hợp mất nước, mất máu gồm các dung dịch: dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…

– Nhóm đặc biệt: Bao gồm huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch haes-steril, dextran, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… sử dụng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

5. Khi nào thì cơ thể cần phải truyền dịch

– Khi mà một trong số các chỉ số trung bình ở trong máu, về các chất đạm, muối, đường, các chất điện giải… thấp hơn so với mức độ chỉ số bình thường cho phép.

– Các bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả của xét nghiệm của người bệnh để quyết định xem trường hợp nào là cần thiết để tiến hành truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.

– Trong một số các trường hợp đặc biệt, khi mà các bác sĩ chưa có kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân bị: mất máu, mất nước, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật.

Y Tế Toàn Phúc được biết đến là một địa chỉ truyền dịch tại nhà đảm bảo kỹ thuật và tận tình chu đáo. Chỉ cần nhấc máy lên theo số Hotline 094 345 0115, bạn sẽ được chăm sóc, truyền nước biển tại nhà bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Y Tế Toàn Phúc - Nơi gửi trọn niềm tin.

Từ khóa » Dung Dịch Nước Muối Truyền