Nước Nga Ra Sao Sau Gần 5 Tháng Bị Phương Tây Trừng Phạt? - CAND
Có thể bạn quan tâm
- Tổng thống Putin: Phương Tây không muốn lắng nghe nước Nga
Sau gần 5 tháng quan sát và dữ liệu, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang đánh giá tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt, cân nhắc khả năng gia tăng sức ép đối với Moscow bằng các lệnh trừng phạt mới và xem xét cách thức các lệnh trừng phạt có thể góp phần chấm dứt xung đột hay không.
Những tác động
Theo chuyên gia Gerard DiPippo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Chương trình Kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tác động tài chính ngắn hạn của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga là rất đáng kể nhưng dường như đã suy giảm kể từ tháng 5 năm nay. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ưu tiên ổn định tỷ giá hối đoái sau làn sóng trừng phạt đầu tiên, trong đó có việc đóng băng khoảng một nửa dự trữ quốc tế của CBR. CBR đã tiến hành các biện pháp kiểm soát vốn và tăng lãi suất.
Đồng ruble đã giảm hơn 40% so với đồng USD ngay sau khi chiến dịch quân sự của Nga nhưng sau đó tăng lên trên mức trước xung đột vào cuối tháng 4. Đến giữa tháng 6, tỷ giá và thanh khoản khu vực ngân hàng đã trở lại mức trước xung đột. Hầu hết các nhà dự báo đều kỳ vọng GDP của Nga sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay và 1,5% trong năm tới. Chỉ số giá tiêu dùng chính thức của Nga đã tăng gần 11% từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 5. Kể từ đó, nó gần như đi ngang, có thể một phần là do đồng ruble mạnh lên đã giúp duy trì chi phí nhập khẩu ở mức thấp, ngay cả khi có thiếu hụt. Các chỉ số của nhà quản lý mua hàng cho thấy khu vực dịch vụ của Nga đã giảm mạnh trong tháng 3 và tiếp tục giảm nhẹ tính đến tháng 5, lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức giảm ít hơn trong tháng 3 và dường như đã tăng trở lại vào tháng 5.
Chuyên gia Gerard DiPippo cũng nhận định rằng, giảm khả năng tiếp cận với các công nghệ nhập khẩu, kết hợp với sự rút lui của các công ty nước ngoài và lao động có tay nghề cao của Nga sẽ là những tác động lâu dài đối với nền kinh tế Nga. Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố rằng, xuất khẩu chíp toàn cầu sang Nga giảm 90%, với 38 quốc gia áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Nhiều công ty nước ngoài đang cắt giảm hoạt động hoặc rời khỏi Nga, ngay cả khi không được yêu cầu về mặt pháp lý. Trường Đại học Yale, theo dõi hơn 1.350 công ty nước ngoài ở Nga, ước tính rằng tính đến giữa tháng 6, 12% trong số này đang thu hẹp hoạt động, 35% tạm ngừng hoạt động và 24% đã tuyên bố sẽ rút lui hoàn toàn. Tuy vậy, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ cộng với thu nhập, đã đạt mức kỷ lục 110 tỷ USD từ tháng 1 - 5/2022. Điều này phản ánh giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng lên kết hợp với giảm nhập khẩu. Dữ liệu từ các đối tác thương mại cho thấy nhập khẩu của Nga đã giảm mạnh trong tháng 3 và tháng 4. Điều này đang ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, bao gồm cả thiết bị quân sự, và sự gián đoạn có thể sẽ gia tăng do lượng dự trữ các bộ phận nhập khẩu cạn kiệt. Dữ liệu sản xuất chính thức của Nga cho thấy sự thu hẹp khiêm tốn trong tháng 4 nhưng với sản lượng ôtô giảm 85% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự thiếu hụt đầu vào từ nước ngoài.
Trong khi các lệnh trừng phạt đóng băng hầu hết các tài sản ở nước ngoài của Nga, Moscow vẫn tiếp tục nhận được nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của mình. Doanh thu từ dầu và khí đốt chiếm 47% doanh thu cả nước từ tháng 1 - 5 năm nay, mặc dù sản lượng dầu của Nga đã giảm trong tháng 4. Tuy nhiên, doanh thu từ dầu khí đã tăng 80%. Nga vẫn đang kiếm được khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày từ doanh thu xuất khẩu từ dầu và khí đốt, khoảng một nửa trong số đó chảy trực tiếp vào kho bạc của Nga. Trong khi đó, dữ liệu tài khóa của Nga cho thấy Moscow đã chi 325 triệu USD mỗi ngày cho chi tiêu quân sự vào tháng 4. Nguồn thu từ dầu và khí đốt làm giảm nhu cầu của Moscow trong khai thác các nguồn tài nguyên nội địa khác để tạo nguồn thu. Xuất khẩu năng lượng giảm sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài khóa của Moscow, vì bảng cân đối kế toán của Chính phủ Nga đang có khoản nợ công là 284 tỷ USD, tương đương 16% GDP năm 2021. Các biện pháp trừng phạt đã chặn Chính phủ Nga vay nợ trên thị trường quốc tế, nhưng, mặc dù có thông tin về khả năng xảy ra vỡ nợ trái phiếu có chủ quyền của Nga, Moscow đã không dựa vào vay nợ bên ngoài ngay cả trước xung đột. Chính phủ Nga đã có 62 tỷ USD nợ nước ngoài vào năm ngoái, chỉ một phần ba trong số đó là nợ bằng ngoại tệ. Trên hết, Quỹ tài sản quốc gia của Nga, nơi được đảm bảo bằng nguồn thu lớn từ dầu và khí đốt, có trị giá gần 200 tỷ USD, một nửa trong số đó là tài sản bằng đồng ruble, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hoặc vàng có thể sử dụng được.
Những phản ứng trái chiều
Trong khi các nền kinh tế tiên tiến ở phương Tây phần lớn ủng hộ các lệnh trừng phạt, các nền kinh tế thị trường đang phát triển hoặc mới nổi nhìn chung phản đối chúng, ngay cả khi họ phản ứng về mặt ngoại giao đối với với chiến dịch quân sự của Nga. Một số quốc gia có thể đang giao dịch với Nga bằng đồng tiền riêng của họ để tránh đồng USD, nhưng những thỏa thuận như vậy rất khó quản lý vì thanh khoản hạn chế, biến động tỷ giá hối đoái và lo ngại về các lệnh trừng phạt thứ cấp. Ngân hàng Sberbank hồi đầu tháng này đã đình chỉ thanh toán bằng đồng NDT và đang gặp khó khăn trong việc xử lý các giao dịch bằng đồng rupee của Ấn Độ. Ấn Độ được cho là đã gia hạn đề xuất giao dịch thương mại với Nga bằng đồng rupee để tránh các lệnh trừng phạt bằng đồng USD khi nước này tiếp tục mua dầu và vũ khí của Nga.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai khách hàng chính mua dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga mà lẽ ra chúng được xuất khẩu đến châu Âu. Gần một nửa lượng dầu của Nga trên các tàu chở dầu hiện nay được chuyển đến châu Á, và tổng lượng dầu xuất khẩu đường biển của Nga vẫn ổn định. Các nhà nhập khẩu đang tận dụng mức chiết khấu 35 USD/thùng đối với dầu thô của Nga, bù đắp cho sự gia tăng giá dầu toàn cầu kể từ khi xung đột bắt đầu.
Các nước phương Tây đang tranh luận về các biện pháp trừng phạt mới nhằm giảm nguồn thu năng lượng của Nga trong khi giảm thiểu sự gián đoạn đối với các dòng năng lượng toàn cầu, điều này sẽ đẩy giá lên cao hơn. Các biện pháp trừng phạt tài chính tăng cường đối với các ngân hàng Nga, chẳng hạn như với Gazprombank, về mặt kỹ thuật là có thể xảy ra, nhưng điều này có thể làm gián đoạn hoạt động thương mại năng lượng.
Việc cân bằng hai mục tiêu này là rất khó khăn nếu không có nguồn cung cấp năng lượng mới ở những nơi khác, vì việc duy trì hoặc hạ giá thông qua việc phá hủy nhu cầu sẽ gây khó khăn về mặt chính trị và kinh tế. Một ý tưởng có thể được phương Tây đưa ra là cấm các công ty bảo hiểm của họ bảo đảm cho các tàu chở dầu của Nga. Tàu thương mại bắt buộc phải có bảo hiểm.
Gói trừng phạt thứ 6 của EU bao gồm lệnh cấm bảo hiểm như vậy sẽ có hiệu lực sau 6 tháng. Anh đã đồng ý với một lệnh cấm tương tự. Tuy nhiên, hiệu lực của lệnh cấm bảo hiểm vận chuyển là không rõ ràng. Một số, kể cả các quan chức ở Washington, lo ngại rằng lệnh cấm bảo hiểm về cơ bản sẽ làm giảm xuất khẩu dầu của Nga nhưng đẩy giá lên. Những người khác cho rằng các nước nhập khẩu có thể cung cấp bảo hiểm của riêng họ.
- Nước Nga trước sức ép tứ bề
Từ khóa » Các Biện Pháp Trừng Phạt Kinh Tế Nga
-
Hệ Quả Của Các Biện Pháp Trừng Phạt đối Với Nga
-
Tác động Của Lệnh Trừng Phạt Với Nền Kinh Tế Nga Và Kịch Bản Tiếp ...
-
Trừng Phạt Kinh Tế Nga Và Những Hệ Luỵ đối ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Nga: Nhiều Biện Pháp Giúp Nền Kinh Tế ứng Phó Với Lệnh Trừng Phạt
-
Biện Pháp Trừng Phạt Nga Của EU Gây Tổn Hại An Ninh, Kinh Tế Toàn Cầu
-
Đánh Giá Nhanh Tác động Của Các Biện Pháp Trừng Phạt Nga Của ...
-
Mỹ Và đồng Minh "được ít, Mất Nhiều" Vì Lệnh Trừng Phạt Nga
-
Trừng Phạt Kinh Tế Nga Và Những Hệ Luỵ đối Với Kinh ... - Tỉnh Bắc Kạn
-
Áp Lực Trừng Phạt Ngày Càng Khủng, Liệu Kinh Tế Nga Còn Có Thể Trụ ...
-
Kinh Tế Nga Trụ Vững Trước Trừng Phạt Tốt Hơn Dự đoán - Báo Lao động
-
Phương Tây Vỡ Mộng Sau Hơn 100 Ngày Trừng Phạt Nhằm Cắt đứt ...
-
2 Tháng Trừng Phạt Chưa Từng Có, Phương Tây Vẫn Không Thể Nhấn ...
-
Bị Trừng Phạt, Kinh Tế Nga Bên Bờ Vực Thẳm ? - Tạp Chí Kinh Tế - RFI
-
Ba Mũi Trừng Phạt Phương Tây Nhắm Vào Nga - VnExpress