Nước Nhiễm Chì ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Sức Khoẻ?

Chì có tác dụng rất độc hại cho cơ thể con người và có thể gây ra một số bệnh kinh niên, mãn tính. Ví dụ như bệnh thận hay bệnh thần kinh. Đặc biệt, nếu nó có mặt trong nước có thể mang lại những nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khoẻ con người. Nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Vậy cụ thể thì nước nhiễm chì có tác hại gì? Cách phòng ngừa và xử nước như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để có lời giải đáp một cách chi tiết nhất.

Chì là gì? Nước nhiễm chì là gì?

Chì là gì?

Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học viết tắt là Pb. Đây là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Nó có màu trắng xanh khi mới cắt. Nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì là một trong những kim loại được dùng phổ biến. Chúng được dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim,…

Đây là một kim loại nặng có trữ lượng lớn trong vỏ trái đất, thường được sử dụng trong các hệ thống lọc nước, ống nước hộ gia đình và hệ thống dẫn nước khác.

Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là nguồn nước chứa hàm lượng Pb vượt mức cho phép. Tức là vượt quá mức 0.015mg/lít theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.

Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ những thời cổ đại. Nó được xem như là chất độc đối với động vật cũng như con người. Giống với thủy ngân, nó là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật.

Đặc biệt. bạn không thể dùng mắt thường nhìn thấy, nếm hoặc ngửi để phát hiện Pb trong nước. Do đó, không ngoại trừ khả năng bạn và gia đình đang uống nước nhiễm chì mà không hề hay biết.

Chì là một trong những kim loại nằng thường có mặt trong nước ngầm
Chì là một trong những kim loại nằng thường có mặt trong nước ngầm

Nguyên nhân nước nhiễm chì

  • Đường ống nước: Có nhiều nguyên nhân làm nước nhiễm Pb. Trong đó, nước nhiễm chì từ các đường ống rỉ sét là trường hợp phổ biến nhất. Một đường ống được làm từ chì hoặc kim loại chứa chì có thể bị ăn mòn. Theo đó, chúng phát tán chì hoặc các ion chì vào nước theo nhiều cách khác nhau. Nước có khả năng hòa tan cao nên có thể hòa tan một lượng chì nhỏ khi nó chảy trong đường ống.
  • Nước đóng chai: những loại nước uống đóng chai có thể nhiễm chì từ dây chuyền sản xuất cũ. Mặt khác, nó cũng có thể phát tán trong nước từ các loại chai nhựa rẻ tiền.
  • Nước ngầm: Nguồn nước ngầm cũng có thể bị nhiễm chì do chất thải công nghiệp chứa Pb. Sau đó nó ngấm xuống lòng đất, thấm vào nước.
  • Các yếu tố khác: Các yếu tố như oxy hòa tan, độ pH và hàm lượng khoáng chất trong nước cũng ảnh hưởng đến quá trình phát tán  vào nước. Ví dụ, oxy trong nước kết hợp với Pb, tạo thành chì hydroxit Pb(OH)2. Đây là một hợp chất kết tủa, có tác dụng ngăn chặn sự phát tán vào nước. Thế nhưng nó chỉ hiệu quả trong khoảng pH từ 7 đến 10.
Đường ống nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nước nhiễm chì
Đường ống nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nước nhiễm chì

Nước nhiễm chì có ảnh hưởng như thế nào?

Đối với trẻ em

Bạn có biết rằng, trong khi mức độ hấp thụ chì ở người lớn là 3-10% thì ở trẻ em là 40-50%? Đó là lý do vì sao trẻ em có nguy cơ nhiễm độc Pb rất cao. Đặc biệt là khi sử dụng nước nhiễm Pb trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. Nó có thể xâm nhập qua da. Đồng thời nó cũng có thể thông qua đường tiêu hóa vào cơ thể con người. Gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nếu uống nước nhiễm chì, nó sẽ lưu trữ ở trong máu, mô mềm và xương. Nó tồn tại trong máu qua một vài tuần, một vài tháng ở các mô mềm và hàng năm ở xương. Gây ra những ảnh hưởng về lâu dài.

Đặc biệt nguy hiểm, nếu trẻ em uống phải nước nhiễm Pb có thể gây ra các thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn,… Làm suy giảm thính giác và suy giảm chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động,… Thậm chí, ngộ độc nước nhiễm chì mức độc nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Đối với người trưởng thành

Người trưởng thành tiếp xúc với nước nhiễm chì có thể tác động lên hệ tim mạch như tăng huyết áp. Gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến sinh sản. Tuy nhiên, nếu được phát hiện nhiễm độc sớm và  điều trị thì có thể không để lại di chứng ở người trưởng thành.

Đối với phụ nữ mang thai, có thể khiến thai nhi tăng trưởng chậm và có nguy cơ sinh non cao. Đặc biệt, khi tiếp xúc với Pb ở mức cao có thể bị sẩy thai. Ngoài ra, tiếp xúc lâu dài và liên tục cũng làm giảm khả năng sinh sản và sinh dục, thậm chí là liệt dương ở nam giới.

Nước nhiễm chì ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người
Nước nhiễm chì ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người

Ngăn ngừa và xử lý nước nhiễm chì

Ngăn ngừa và phòng tránh

Đầu tiên, bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước đang sử dụng, nếu nguồn nước có chỉ số nhiễm Pb vượt mức cho phép thì có thể thay đổi nguồn nước. Hoặc thông báo với nơi xử lý và cấp nước để họ có biện pháp xử lý kịp thời.

Thực phẩm

Có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần có khả năng phòng chống và ngăn ngừa nhiễm độc chì. Như thịt bò, tôm khô, gan động vật, cà rốt, mộc nhĩ,… Đồng thời các thực phẩm này cũng giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra trà xanh cũng là một trong những thức uống có thể phòng chống những tác hại từ Pb. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên uống trà xanh sẽ giúp cơ thể thải độc Pb nhanh chóng và làm giảm 18% nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Sinh hoạt

  • Trước khi hứng nước dùng để nấu để uống hoặc nấu nướng thì hãy xả nước ra từ 10 – 15 giây. Thông thường nguy cơ cao để nước nhiễm chì là do nước đọng trong đường ống. Vì thế chúng ta cần xả sạch lượng nước này rồi mới sử dụng.
  • Không để trẻ nhỏ chơi ở những nơi tường bị bong tróc sơn. Không nên quét nhà khi có trẻ nhỏ vì chì có khả năng phân tán rộng.
  • Đặc biệt, hạn chế sử dụng các loại chai nhựa rẻ tiền để đựng nước. Bởi nguyên liệu chính để làm nên những chai nhựa đó là dầu hỏa, mà trong dầu hỏa lại chứa rất nhiều Pb. Nếu nhà sản xuất không có các loại máy tách Pb công nghệ cao, thì chắc chắn những chai nhựa được sản xuất sẽ có độ nhiễm Pb rất cao. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, sự va chạm khi vẫn chuyển. Chì sẽ phơi nhiễm vào nước làm nước nhiễm chì.
Hạn chế sử dụng nước đóng chai để bảo vệ sức khoẻ
Hạn chế sử dụng nước đóng chai để bảo vệ sức khoẻ

Xử lý nước nhiễm chì như thế nào?

Với mức độ ảnh hưởng của nước nhiễm độc chì, người tiêu dùng cần có biện pháp xử lý nước để đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Biện pháp an toàn mà lại có tác dụng hiệu quả cao thì đó chính là sử dụng máy lọc nước.

Máy lọc nước Nano xử lý kim loại nặng như chì bằng than hoạt tính và màn lọc diệt khuẩn. Nguồn nước sẽ được đi qua lõi lọc than hoạt tính nhờ cơ chế hấp thụ để loại bỏ kim loại nặng như asen, thủy ngân, chì… Sau đó, nước đi qua lõi lọc với công nghệ diệt khuẩn, giúp tiêu diệt 100% vi khuẩn gây hại trong nước. Loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng mà lõi than hoạt tính chưa xử lý được.

Tóm lại, để hạn chế việc nhiễm độc do chì gây ra và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì chúng ta nên lựa chọn các thực phẩm các tác dụng giải độc chì. Cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời sử dụng hệ thống máy lọc nước để giúp cho tất cả thành viên trong gia đình đều có thể phòng tránh được các bệnh do nước nhiễm chì gây ra. 

Có thể bạn chưa biết?

Hiện tại, Aqualife đang cung cấp rất nhiều máy lọc nước Nano với những tính năng và dung tích đa dạng. Có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về nước khi sử dụng. Đặc biệt, với hệ thống xử lý nước hiện đại, máy lọc nước Nano có thể giải quyết mọi vấn đề khi nước nhiễm chì. Theo đó, đảm bảo chất lượng của nguồn nước. Cũng như chính sức khoẻ của bạn và cả gia đình của bạn.

banner tính năng

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Từ khóa » Nguồn Nước Nhiễm độc Chì