Nước Quá Trong Thì Không Có Cá, Người Tốt Quá Thì Không Ai Chơi

Trung Quốc thời cổ đại có một câu chuyện lưu danh thiên cổ, được hậu nhân ca tụng như sau. Xưa kia, thời Bắc Triều, có một người tên là Thôi La, giữ chức tả Thừa tướng, rất được Hoàng đế trọng dụng. Ngày nọ, Thôi La bèn đề cử Hình Thiệu – một nhân tài hiếm có với vua Thế Tông. Thế Tông chấp thuận. Quả nhiên sau đó, Hình Thiệu rất được việc, xử lý chính triều đâu ra đấy, khiến muôn dân an cư lạc nghiệp. 

Tuy nhiên, mỗi lúc nói chuyện với Thế Tông, Hình Thiệu thường hay rèm pha nói xấu Thôi La, khiến ngài không hài lòng. Thế Tông bèn nói chuyện với Thôi La: “Khanh luôn kể những điểm tốt của Hình Thiệu, mà Hình Thiệu lại chuyên gièm pha khanh. Khanh quả thực ngốc hết thuốc chữa.”

Nghe xong, Thôi La không những không tức giận, mà còn mỉm cười: “Hình Thiệu kể ra những nhược điểm của thần, thần nói đến những chỗ tốt của Hình Thiệu, hai người đều nói sự thật, không có gì sai cả.” Vua nghe xong, hết sức cảm động. Quả là một bậc trượng phụ hiếm có, nghiêm khắc với chính mình, độ lượng với thiên hạ, không vì thù riêng mà khiến vận nước đi xuống.

Sống ở đời ai mà không có lỗi lầm, ai mà không từng phạm phải sai sót? Nếu có thể lấy khoan dung độ lượng mà đối đãi với mọi người thì chúng ta sẽ biết ứng xử như thế nào khi người khác có khuyết điểm hoặc phạm phải sai lầm.

Làm người sống quá xét nét sẽ bị tiểu nhân ám hại

Người xưa có câu: “Nước quá trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi". Đây là câu thành ngữ được bắt nguồn từ “Hán thư – Đông Phương Sóc truyện”. Làm người nếu quá để bụng, xét nét, chỉ nhìn vào sai lầm của đối phương, không những chẳng thể kết giao tri kỷ, mà còn gây thù chuốc oán, bị tiểu nhân ám hại. Con người đừng vì oán hận mà vô tình biến mình thành kẻ thấp kém, luôn soi mói nhược điểm của người khác.

co-nhan-day-nuoc-trong-qua-thi-khong-co-ca-va-bai-hoc-dang-sau-cau-noi-ay
Nước quá trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi

Nếu mở lòng bao dung sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp, công đức vô lượng, hậu vận viên mãn.Trong gia đình, hay ngoài xã hội nếu một người mà luôn yêu cầu tất cả mọi người phải làm đúng tiêu chuẩn mình đưa ra thì cuối cùng chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Mỗi người đều có một tính cách khác nhau, không có lòng khoan dung, luôn dùng sức mạnh của mình để áp chế người khác thì nhất định sẽ khiến người ta không phục, thậm chí còn sinh ra thù hận.

Lịch sử từng có rất nhiều câu chuyện của các bậc cao nhân khoan dung độ lượng cho lỗi lầm của người khác. “Sở Trang tuyệt anh” là một trong số đó, đây cũng là một trong những ví dụ điển hình nổi tiếng về sự khoan dung cho người khác.

Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc linh đình, thết đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy, một quan viên lợi dụng đêm tối, kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung nữ ấy nhanh tay giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, sau đó muốn thắp đèn nến lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội.Đùa giỡn ái cơ của vua có nghĩa là làm nhục đến nhà vua. Đó là hành vi đại nghịch và coi thường đạo lý vua tôi.

Nhưng, Trang Vương nghĩ một lát rồi cao giọng nói to lên: “Khoan hãy châm nến! Hôm nay trẫm muốn cho các khanh được vui vẻ sảng khoái. Không cần phải mũ áo thật chỉnh tề, mọi người hãy giật đứt hết các giải mũ thì mới vui!”. Văn võ bá quan ngơ ngác, nhưng lệnh vua nào ai dám trái, thế là các đại thần văn võ đều giật đứt giải mũ của mình! Nhân thế, người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.

Hai năm sau, nước Sở đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy thường thắng luôn. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành.

Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc rượu”.

Sở Trang Vương quả thực có lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu không tha thứ cho Tưởng Hùng lỗi lầm trên bàn rượu đêm hôm ấy thử hỏi lấy ai là kẻ tiên phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho ông đây?

Sống "quá tốt" sẽ trở thành bại tướng của tiểu nhân

Trong cuộc sống, nên quá xét nét, khắt khe, tốt quá mức sẽ rất dễ trở thành bại tướng dưới tay tiểu nhân.

co-nhan-day-nuoc-trong-qua-thi-khong-co-ca-va-bai-hoc-dang-sau-cau-noi-ay
Sống "quá tốt" sẽ trở thành bại tướng của tiểu nhân

Khi tranh luận dù lý lẽ của bạn đúng, nhưng ngôn từ không phù hợp, tạo sự khó chịu với đối phương sẽ vô tình biến mình thành kẻ thấp kém.Không chỉ vậy nếu bạn sống quá tốt, cho đi lòng tốt của mình một cách mù quáng cũng sẽ tự rước họa vào thân. Vậy nên, thay vì cho người một con cá, hãy cho họ cái cần và phương pháp thả câu. Như vậy họ sẽ biết ơn bạn vô cùng.Sống trên đời, hành thiện tích đức là vô cùng cần thiết, nhưng đừng phung phí lòng tốt, hãy dùng tấm lòng chân thành cuả mình đúng chỗ.

Tôn trọng người khác là thể hiện trí tuệ và mỹ đức của một người

Từ khóa » Xét Nét Có Tốt Không