Nước Vạn Xuân - Người Kể Sử

Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–258 TCN Văn Lang
257–207 TCN Âu Lạc
207–111 TCN Nam Việt
111 TCN–39 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1887 Đại Nam
1887–1945 Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, & Nam Kỳ)
Từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Bản mẫu:Lịch sử Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Bản đồ lãnh thổ nước Vạn Xuân thời Tiền Lý

Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa.

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế. Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng ông thoái thác không đi. Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Uyên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội). Năm 602, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

Lý Bí (Lý Nam Đế) đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân.

Tham khảo

Khi vua Lương vội điều quân sang tiếp viện. Quân tiếp viện chưa tới nơi thì đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đón đánh. Quân tiếp viện tan vỡ. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận

(Nguồn: Wikipedia)

Từ khóa » Khai Sinh Nước Vạn Xuân