Nước Vối Giải Nhiệt, Chữa Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cây vối thuộc họ sim có thể dùng tươi hay khô. Nếu dùng lá khô, hái lá tươi bánh tẻ, rửa sạch, cho vào thùng, vò hay thúng, gài các thanh tre để ép chặt lá và không cho rơi vãi, úp thùng, vò hay thúng tạo độ nghiêng trên mặt đất giữ độ ẩm, ủ đến khi lá có màu đen đều thì lấy ra, rửa nhanh và phơi khô. Thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nước nụ vối). Vối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt. Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.Lá và nụ vối không chỉ làm nước uống thanh nhiệt trong mùa hè mà còn tốt cho người đái tháo đường và tiêu chảy.
Một số bài thuốc chữa bệnh có vối:
Chữa viêm gan, vàng da: dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.
Giải độc lá ngón: lá vối tươi 1 nắm giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước rồi tiếp tục ép lấy nước 2, hợp 2 nước cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.
Chữa tiêu chảy:
Bài 1: lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400ml, gạn cô lại còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài 2: vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn, bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
Chữa đái tháo đường: lá vối 20 - 30g. Hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây roi sắc uống thường xuyên để chữa đái tháo đường.
Lương y Thảo Nguyên
Lá chè xanh chữa bệnh | Cây vối thanh nhiệt, giải độc | Thuốc từ cây vối |
Từ khóa » Cây Lá Vối Trị Bệnh
-
Các Tác Dụng Của Lá Vối - Vinmec
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Vối - Sở Y Tế Nam Định
-
Uống Lá Vối Có Hại Thận, Yếu Sinh Lý Như Nhiều Người Lo?
-
Lá Vối Chữa được Bệnh Gì? 13 Công Dụng "tuyệt Vời" Bạn Cần Biết!
-
7 Bí Mật Về Tác Dụng Của Nước Lá Vối Tới Sức Khỏe Con Người
-
Lá Vối - Công Dụng & Cách Dùng Cây Thuốc Quý Trị Bệnh
-
Tác Dụng Của Cây Vối Và Cách Sử Dụng Cây Vối Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Tác Dụng Uống Nước Lá Vối đối Với Sức Khỏe - Đài PTTH Tuyên Quang
-
Lá Vối Uống Lợi Hay Hại? Điều Cần Tránh Khi Sử Dụng Lá Vối
-
Cây Lá Vối - Loại “kháng Sinh” Tự Nhiên Tốt Hơn Thuốc Tây
-
Lá Vối | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Vối Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Lá Vối Và 19 Công Dụng Trị Bệnh Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
Uống Nước Lá Vối Có Tác Dụng Gì? Uống Nước Vối Có Hại Thận Không?