Nước – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Cấu tạo và tính chất của phân tử nước Hiện/ẩn mục Cấu tạo và tính chất của phân tử nước
    • 1.1 Hương vị và mùi
    • 1.2 cấu tạo
    • 1.3 Màu sắc và hình dáng
    • 1.4 Hình học của phân tử nước
    • 1.5 Tính lưỡng cực
    • 1.6 Liên kết hiđrô
  • 2 Các tính chất hóa lý của nước
  • 3 Điều chế Hiện/ẩn mục Điều chế
    • 3.1 Trong công nghiệp
    • 3.2 Trong phòng thí nghiệm
    • 3.3 Trong sinh hoạt
  • 4 Nước trong đời sống
  • 5 Trong văn hóa Hiện/ẩn mục Trong văn hóa
    • 5.1 Triết học
  • 6 Xem thêm
  • 7 Đọc thêm Hiện/ẩn mục Đọc thêm
    • 7.1 Nước như một nguồn tài nguyên tự nhiên
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đối với các định nghĩa khác, xem Nước (định hướng).
Nước (H2O)
Cấu trúc phân tử cơ bản của nước
Nước và giọt nước
Danh pháp IUPACwater, oxidane
Tên khácHydrogen oxide, Dihydrogen monoxide (DHMO), Hydrogen monoxide, Dihydrogen oxide, Hydrogen hydroxide (HH hoặc HOH), Hydric acid, Hydrohydroxic acid, Hydroxic acid, Hydrol,[1] μ-Oxido dihydrogen
Nhận dạng
Số CAS7732-18-5
PubChem962
ChEBI15377
ChEMBL1098659
Số RTECSZC0110000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • O

UNII059QF0KO0R
Thuộc tính
Công thức phân tửH2O
Khối lượng mol18.01528(33) g/mol
Bề ngoàithể lỏng trắng, hầu như không màu, độ trong suốt cao, phần lớn màu sắc ngả về màu lam khi kết tinh hoặc dưới trạng thái lỏng.
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng999.9720 kg/m³ ≈ 1 t/m³ = 1 kg/l = 1 g/cm³ ≈ 62.4 lb/ft3 (liquid, maximum, at ~4 °C) 917 kg/m³ (solid) see text
Điểm nóng chảy 0 °C (273 K; 32 °F) [2]
Điểm sôi 100 °C (373 K; 212 °F) [2]
Độ hòa tanÍt hòa tan được haloalkanes, aliphatic và aromatic hydrocarbons, ethers.[3] Hòa tan được một phần carboxylates, Alcohol, Keton, Amin. Hòa tan hoàn toàn methanol, ethanol, isopropanol, acetone, glycerol.
Áp suất hơi3.1690 kilopascals hoặc 0.031276 atm tại 25 °C
Độ axit (pKa)15.74 ~35-36
Độ bazơ (pKb)15.74
MagSus−1.298·10−5 cm³/mol (20 °C, 1 atm)
Độ dẫn nhiệt0.58 W/m·K[4]
Chiết suất (nD)1.3325
Độ nhớt1 cP (20 °C)
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểHexagonal
Hình dạng phân tửBent
Mômen lưỡng cực1.85 D
Nhiệt hóa học
Enthalpyhình thành ΔfHo298-285.83 kJ/mol[3]
Entropy mol tiêu chuẩn So29869.95 J/mol·K
Nhiệt dung75.375 ±0.05 J/mol·K
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChết đuối (xem thêm Trò lừa dihydro monoxide) Ngộ độc nước Tuyết lở (dưới dạng tuyết)
NFPA 704

0 0 0  
Điểm bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Cation khácHydro sulfide Hydrogen selenide Hydrogen telluride Hydrogen polonide Hydro peroxid
Nhóm chức liên quanAcetone Methanol
Hợp chất liên quanNước nặng Băng Nước siêu nặng
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). ☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?) Tham khảo hộp thông tin
Một phần của
Độ mặn của nước
Salinity levels
Nước ngọt (< 0.05%)Nước lợ (0.05–3%)Nước mặn (3–5%)Nước muối cô đặc (> 5%)
Nơi chứa nước
Nước biển • Hồ nước mặn • Hồ siêu mặn • Ruộng muối • Bể nước muối cô đặc • Danh sách hồ nước muối
  • x
  • t
  • s

Nước (Hán Việt: thủy) là một hợp chất vô cơ, không màu, không mùi, không vị, là thành phần chính của thủy quyển Trái đất và chất lỏng trong tất cả các sinh vật sống đã biết (trong đó nó hoạt động như một dung môi[5]).

Nước rất quan trọng đối với tất cả các dạng sống đã biết, mặc dù nó không cung cấp calo hoặc chất dinh dưỡng hữu cơ. Công thức hóa học của nó là H2O, có nghĩa là mỗi phân tử của nó chứa một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro, được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Hai nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử oxy một góc 104,45°.[6]

"Nước" là tên trạng thái lỏng của H2O ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất. Nó tạo thành kết tủa dưới dạng mưa và sol khí dưới dạng sương mù. Mây bao gồm những giọt nước và băng lơ lửng, ở trạng thái rắn. Khi được phân chia dạng mịn, nước đá kết tinh có thể kết tủa dưới dạng tuyết. Trạng thái khí của nước là hơi nước.

Nước bao phủ 71% bề mặt Trái đất, chủ yếu ở các biển và đại dương.[7] Một phần nhỏ nước xuất hiện dưới dạng nước ngầm (1,7%), trong các sông băng và chỏm băng ở Nam Cực và Greenland (1,7%), và trong không khí dưới dạng hơi, mây (bao gồm băng và nước lỏng lơ lửng trong không khí) và giáng thủy (0,001%).[8][9] Nước di chuyển liên tục theo chu trình nước bốc hơi, thoát hơi nước, ngưng tụ, kết tủa và dòng chảy, thường là đi ra biển.

Nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Khoảng 70% lượng nước ngọt mà con người sử dụng được dùng cho nông nghiệp.[10] Đánh bắt cá ở các vùng nước mặn và nước ngọt là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho nhiều nơi trên thế giới. Phần lớn thương mại đường dài của các hàng hóa (như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm chế tạo) được vận chuyển bằng thuyền qua các biển, sông, hồ và kênh đào. Một lượng lớn nước, đá và hơi nước được sử dụng để làm mát và sưởi ấm, trong công nghiệp và gia đình. Nước là một dung môi tuyệt vời cho nhiều loại chất cả vô cơ và hữu cơ; vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong các quy trình công nghiệp, nấu ăn và giặt giũ. Nước, băng và tuyết cũng là trung tâm của nhiều môn thể thao và các hình thức giải trí khác, chẳng hạn như bơi lội, chèo thuyền giải trí, đua thuyền, lướt sóng, câu cá thể thao, lặn, trượt băng và trượt tuyết.

Cấu tạo và tính chất của phân tử nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Hương vị và mùi

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước tinh khiết thường được mô tả là không vị và không mùi, mặc dù con người có cảm biến đặc biệt có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng, và ếch được biết là có khả năng ngửi thấy nó. Tuy nhiên, nước từ các nguồn thông thường (bao gồm nước khoáng đóng chai) thường có nhiều chất hòa tan, có thể làm cho nó có nhiều hương vị và mùi khác nhau. Con người và các động vật khác đã phát triển những giác quan cho phép họ đánh giá được chất lượng của nước bằng cách tránh nước quá mặn hoặc quá hôi.

cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước là một hợp chất được tạo thành bởi hai nguyên tố Hydro và Oxy. Hai nguyên tố này được liên với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, công thức hóa học là H2O. Nước cũng chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt của Trái Đất.

Màu sắc và hình dáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Màu sắc tự nhiên của nước thường được xác định bởi các chất rắn lơ lửng và chất lơ lửng, hoặc bằng cách phản chiếu bầu trời, hơn là do nước. Điều này có nghĩa là màu sắc của nước phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến.

Ánh sáng trong phổ điện từ nhìn thấy có thể đi qua một vài mét nước tinh khiết (hoặc băng) mà không có sự hấp thụ đáng kể, vì vậy nó trông trong suốt và không màu.  Như vậy thực vật thủy sinh, tảo, và sinh vật quang hợp khác có thể sống trong nước sâu đến hàng trăm mét, bởi vì ánh sáng mặt trời có thể tiếp cận chúng. Hơi nước cơ bản không nhìn thấy được như một chất khí.

Tuy nhiên, với độ dày 10 mét trở lên, màu sắc của nước (hoặc băng) là màu ngọc lam (màu xanh lục nhạt), vì phổ hấp thụ của nó có độ sắc nét tối thiểu ở màu tương ứng của ánh sáng (1/227 m −1 tại 418 nm). Màu sắc trở nên ngày càng mạnh mẽ và tối hơn với độ dày ngày càng tăng. (Thực tế không có ánh sáng mặt trời đến được các phần của đại dương dưới độ sâu 1000 mét) Mặt khác, tia cực tím bị nước hấp thụ mạnh. Và do thiếu ánh sáng và áp lực vô cùng lớn, như Rãnh Mariana, hơn 1 × 10 8 {\displaystyle 1\times 10^{8}} N / m 2 {\displaystyle N/m^{2}} . Do đó không sinh vật nào có thể sống dưới đáy đại dương này.

Các chỉ số khúc xạ của nước lỏng (1.333 ở 20 °C) là cao hơn nhiều so với không khí (1.0), tương tự như của alkan và ethanol, nhưng thấp hơn so với glycerol (1,473), benzen (1,501), carbon disulfide (1.627), và các loại kính phổ biến (1.4 đến 1.6). Chỉ số khúc xạ của băng (1.31) thấp hơn nước.

Nước không có hình dạng nhất định, nó chỉ tồn tại hình dạng tại một thời điểm trong vật mà nó chứa. Nó có cấu trúc phân tử di chuyển trượt lên nhau và do đó nước rất dễ mất hình dạng, tuy vậy nước rất khó nén, lợi dụng tính chất này, người ta áp dụng nguyên lý Pascal cho các máy nén thủy lực.

Xem thêm: Định luật Pascal

Hình học của phân tử nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 95,84 picômét.

Tính lưỡng cực

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính lưỡng cực

Oxygen có độ âm điện cao hơn hydrogen. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hydrogen và cực tính âm ở nguyên tử oxygen, gây ra sự lưỡng cực. Dựa trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử oxygen, lý thuyết VSEPR đã giải thích sự sắp xếp thành góc của hai nguyên tử hydrogen, việc tạo thành moment lưỡng cực và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.

Liên kết hiđrô

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hydrogen và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác.

Phân tử nước

Đường kính nhỏ của nguyên tử hydrogen đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành các liên kết hydrogen, bởi vì chỉ có như vậy nguyên tử hydrogen mới có thể đến gần nguyên tử oxygen một chừng mực đầy đủ. Các chất tương đương của nước, Ví dụ như acid sulfurhydric (H2S), không tạo thành các liên kết tương tự vì hiệu số điện tích quá nhỏ giữa các phần liên kết. Việc tạo chuỗi của các phân tử nước thông qua liên kết cầu nối hydrogen là nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của nước, ví dụ như nước mặc dù có khối lượng mol nhỏ vào khoảng 18 g/mol vẫn ở thể lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Ngược lại, H2S tồn tại ở dạng khí cùng ở trong những điều kiện này. Nước có khối lượng riêng lớn nhất ở 4 độ Celcius và nhờ vào đó mà băng đá có thể nổi lên trên mặt nước; hiện tượng này được giải thích nhờ vào liên kết cầu nối hiđrô.

Liên kết hiđrô

Các tính chất hóa lý của nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi (760 mmHg) bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrô.

Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước ( với góc liên kết 104,45° ), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng.[11]

Khi đông lạnh dưới 4 °C, các phân tử nước phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở.

Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như acid, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nước.

Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.

Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một, có thể hiểu đơn giản khi một oxide acid hoặc một oxide base tác dụng với nước sẽ tạo ra dung dịch acid hay base tương ứng. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxide (OH-) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H3O+). Khi phản ứng với một axit mạnh hơn ví dụ như HCl, nước phản ứng như một chất kiềm:

HCl + H2O ⇌ H3O+ + Cl-

Với ammoniac nước lại phản ứng như một axit:

NH3 + H2O ⇌ OH- + NH4+

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong công nghiệp, nước có thể hóa lỏng bằng cách làm tan băng đá, hoặc lọc từ nước biển và các nguồn nước không tinh khiết bằng các phương pháp khác nhau như lọc, chiết, tách, chưng cất (Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể của các chất lỏng khác nhau. Chất rắn hòa tan, ví dụ như các loại muối, được tách ra khỏi chất lỏng bằng cách kết tinh. Dung dịch muối có thể làm cô đặc bằng cách cho bay hơi), bốc hơi nước,... có sự kết hợp của ngưng tụ.

Trong phòng thí nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ yếu người ta dùng cách cho H₂ tác dụng với O₂ để xảy ra phản ứng hóa hợp tạo nước nhưng nguy hiểm vì nó phát nổ, khi tỉ lệ H:O là 2:1 thì hỗn hợp nổ mạnh nhất. Ta có phương trình điều chế nước như sau:

2H₂ + O₂ ―→ 2H₂O

Trong sinh hoạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay nguồn nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày thường được lấy từ: Hệ thống cung cấp nước tập trung (nước máy), nước mưa, nước giếng khơi, nước máng lần, nước giếng khoan…

Nước trong đời sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Ở đây có ba trạng thái tập hợp của nước cạnh nhau: tảng băng ở thể rắn, hồ nước ở thể lỏng và hơi nước ở thể khí.

Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các dạng sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.

Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông.

Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện) như là chất trao đổi nhiệt.

Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học cổ Trung Hoa.

Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt..., nước không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai. Tuy nhiên gần đây người ta đã lọc được nước biển từ một thiết bị lọc rẻ tiền và từ đó giải quyết được vấn đề thiếu nước.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết học

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhị thập diệnlà một phần của tượng đài Spinoza ở Amsterdam.
Nhị thập diện là một phần của tượng đài Spinoza ở Amsterdam.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Empedocles coi nước là một trong bốn nguyên tố cổ điển (cùng với lửa, đất và không khí), và coi nó như một ylem, hay chất cơ bản của vũ trụ. Thales, người Aristotle miêu tả là một nhà thiên văn học và một kỹ sư, đã đưa ra giả thuyết rằng đất, đặc hơn nước, nổi lên từ nước. Thales, một nhà theo thuyết nhất nguyên, còn tin rằng mọi thứ đều được tạo ra từ nước. Plato tin rằng hình dạng của nước là nhị thập diện – chảy dễ dàng so với trái đất hình lập phương.[12]

Lý thuyết về bốn chất của cơ thể liên kết nước với đờm, là lạnh và ẩm. nguyên tố cổ điển nước cũng là một trong ngũ hành trong triết học Trung Quốc truyền thống (cùng với đất (thổ), lửa (hỏa), gỗ (mộc) và kim loại (kim)).

Một số hệ thống triết học châu Á truyền thống và phổ biến lấy nước làm hình mẫu. Bản dịch Đạo Đức Kinh của James Legge năm 1891 nói rằng, "Tính ưu việt cao nhất giống như nước. Tính ưu việt của nước thể hiện ở chỗ nó mang lại lợi ích cho vạn vật, và trong sự chiếm chỗ của nó, không tranh giành (với các thế lực đối nghịch), ở nơi thấp mà tất cả mọi người đều không thích. Do đó (cách của nó) gần với (đường lối của) Đạo" và "Không có gì trên thế giới mềm yếu hơn nước, nhưng để tấn công những thứ chắc chắn và mạnh mẽ thì không có thứ gì có thể hơn nó."[13] Trong Guanzi, chương "Thủy di" (水地) nói thêm về biểu tượng của nước, tuyên bố rằng "con người là nước" và tại tôn vinh phẩm chất tự nhiên của người dân ở các vùng khác nhau của Trung Quốc đối với đặc điểm của nguồn nước địa phương.[14]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chiến tranh nước
  • Nước uống
  • Nước ngọt

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • OA Jones, JN Lester and N Voulvoulis, Pharmaceuticals: a threat to drinking water? TRENDS in Biotechnology 23(4): 163, 2005
  • Franks, F (Ed), Water, A comprehensive treatise, Plenum Press, New York, 1972-1982
  • PH Gleick and associates, The World's Water: The Biennial Report on Freshwater Resources. Island Press, Washington, D.C. (published every two years, beginning in 1998.)
  • Marks, William E., The Holy Order of Water: Healing Earth's Waters and Ourselves. Bell Pond Books (a div. of Steiner Books), Great Barrington, MA, November 2001 [ISBN 0-88010-483-X]
  • Debenedetti, P. G., and Stanley, H. E.; "Supercooled and Glassy Water", Physics Today 56 (6), p. 40-46 (2003). Downloadable PDF (1.9 MB)

Nước như một nguồn tài nguyên tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anderson (1991). Water Rights: Scarce Resource Allocation, Bureaucracy, and the Environment. ISBN 0884103900.
  • Maude Barlow, Tony Clarke (2003). Blue Gold: The Fight to Stop the Corporate Theft of the World's Water. ISBN 1565848136.
  • Gleick, Peter H. (2000). The World's Water: The Biennial Report on Freshwater Resources. Washington: Island Press. ISBN 1559637927.
  • Miriam R. Lowi (1995). Water and Power: The Politics of a Scarce Resource in the Jordan River Basin. ISBN 0521431646. (Cambridge Middle East Library)
  • William E. Marks (2001). The Holy Order of Water: Healing Earths Waters and Ourselves.
  • Postel, Sandra (1997, second edition). Last Oasis: Facing Water Scarcity. New York: Norton Press. ISBN 0393034283. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Reisner, Marc (1993). Cadillac Desert: The American West and Its Disappearing Water. ISBN 0670199273.
  • Vandana Shiva (2002). Water Wars: Privatization, Pollution, and Profit. London: Pluto Press [u.a.] ISBN 0-7453-1837-1. OCLC 231955339.
  • Anita Roddickyear=2004. Troubled Water: Saints, Sinners, Truth And Lies About The Global Water Crisis. ISBN 095439593X.
  • Marq de Villiers (2003, revised edition). Water: The Fate of Our Most Precious Resource. ISBN 0618030093. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Diane Raines Ward (2002). Water Wars: Drought, Flood, Folly and the Politics of Thirst. ISBN 1573222291.
  • Worster, Donald (1992). Rivers of Empire: Water, Aridity, and the Growth of the American West. ISBN 039451680X.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Definition of Hydrol Merriam-Webster
  2. ^ a b Vienna Standard Mean Ocean Water (VSMOW), used for calibration, melts at 273.1500089(10) K (0.000089(10) °C, and boils at 373.1339 K (99.9839 °C). Other isotopic compositions melt or boil at slightly different temperatures.
  3. ^ a b http://chemister.ru/Database/properties-en.php?dbid=1&id=1
  4. ^ Thermal Conductivity of some common Materials. Engineeringtoolbox.com. Truy cập 2011-11-22
  5. ^ “Water Q&A: Why is water the "universal solvent"?”. www.usgs.gov. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “10.2: Hybrid Orbitals in Water”. Chemistry LibreTexts (bằng tiếng Anh). 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “CIA – The world factbook”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008.
  8. ^ Gleick, P.H. biên tập (1993). Water in Crisis: A Guide to the World's Freshwater Resources. Oxford University Press. tr. 13, Table 2.1 "Water reserves on the earth". Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Water Vapor in the Climate System Lưu trữ 2007-03-20 tại Wayback Machine, Special Report, [AGU], December 1995 (linked 4/2007). Vital Water Lưu trữ 2008-02-20 tại Wayback Machine UNEP.
  10. ^ Baroni, L.; Cenci, L.; Tettamanti, M.; Berati, M. (2007). “Evaluating the environmental impact of various dietary patterns combined with different food production systems”. European Journal of Clinical Nutrition. 61 (2): 279–286. doi:10.1038/sj.ejcn.1602522. PMID 17035955.
  11. ^ The Expansion of Water Upon Freezing hyperphysics.phy-astr.gsu.edu
  12. ^ Lindberg, D. (2008). The beginnings of western science: The European scientific tradition in a philosophical, religious, and institutional context, prehistory to A.D. 1450 (2nd ed.). Chicago: University of Chicago Press.
  13. ^ Tao Te Ching. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2010 – qua Internet Sacred Text Archive Home.
  14. ^ "Guanzi : Shui Di". Chinese Text Project. Lưu trữ 6 tháng 11 năm 2014 tại Archive.today. Retrieved on 28 September 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềwatertại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
  • Nước tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Water tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • OECD Water statistics Lưu trữ 2009-01-01 tại Wayback Machine
  • The World's Water Data Page
  • FAO Comprehensive Water Database, AQUASTAT
  • The Water Conflict Chronology: Water Conflict Database Lưu trữ 16 tháng 1 năm 2013 tại Wayback Machine
  • Water science school (USGS)
  • Portal to The World Bank's strategy, work and associated publications on water resources
  • America Water Resources Association Lưu trữ 24 tháng 3 năm 2018 tại Wayback Machine
  • Water on the web
  • Water structure and science Lưu trữ 28 tháng 12 năm 2014 tại Wayback Machine
  • "Why water is one of the weirdest things in the universe", Ideas, BBC, Video, 3:16 minutes, 2019
  • The chemistry of water Lưu trữ 19 tháng 6 năm 2020 tại Wayback Machine (NSF special report)
  • The International Association for the Properties of Water and Steam
  • H2O: The Molecule That Made Us, a 2020 PBS documentary
  • x
  • t
  • s
Nước
Tổng quan
  • Tổng quan
  • Dữ liệu
  • Model
  • Tính chất
Water droplet
Water droplet
Trạng thái
  • Lỏng
  • Băng
  • Hơi nước
    • nóng
    • siêu nhiệt
Các dạng
  • Bán nặng
  • Nặng
  • Siêu nặng
  • Hiđrôni
Trên Trái Đất
  • Vòng tuần hoàn
  • Phân bố
  • Thủy quyển
    • Thủy văn học
    • Sinh học thủy sinh
  • Nguồn gốc
  • Ô nhiễm
  • Tài nguyên
    • quản lý
    • chính sách
  • Cung cấp
Ngoài Trái Đất
  • Nước lỏng ngoài Trái Đất
    • Nước trên tiểu hành tinh
    • Hải dương học hành tinh
    • Hành tinh đại dương
    • Hành tinh hycean
    • Danh sách ứng cử viên nước lỏng ngoài hệ Mặt Trời
    • Nước trên Europa
    • Sao Hỏa
    • Mặt Trăng
    • Enceladus
  •  Cổng thông tin Chủ đề
  •  Thể loại Thể loại
  •  Trang Commons Commons
  •  Trang Wiktionary Wiktionary
  • x
  • t
  • s
Băng
Thể rắn của nước
Các pha băng
  • Ih
  • Ic
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • XIV
  • XV
Hiện tượng
  • Amorphous ice
  • Anchor ice
  • Băng đen
  • Diamond dust
  • Drift ice
  • Firn
  • Frazil ice
  • Sương muối
  • Frost flower
  • Frost flower (sea ice)
  • Sông băng
  • Hard rime
  • Băng trôi (calving)
  • Icicle
  • Chỏm băng
  • Ice cave
  • Ice circle / Ice disc
  • Ice crystals
  • Ice dam
  • Ice dam (roof)
  • Ice dune
  • Ice field
  • Ice fog
  • Ice nucleus
  • Ice sheet
  • Ice shove
  • Ice spike
  • Nhũ đá
  • Névé
  • Needle ice
  • Sea ice
  • Slurry ice
Hoạt động liên quanđến băng
  • Câu cá
  • Tắm nước đá
  • Trượt băng
Thể thao
  • Bi đá trên băng
  • Trượt băng nghệ thuật
  • Trượt băng
  • Khúc côn cầu
  • Ice blocking
  • Ice boat và yachting
  • Cold-weather biking
  • Leo băng
  • Cricket trên băng
  • Ice racing
  • Tour skating
Các kỳ băng hà
  • Băng hà học
  • Thời kỳ băng hà nhỏ
  • Thế Pleistocen
  • Quả cầu tuyết Trái Đất
Khác
  • Frost heaving
  • Ice hotel
  • Ice palace
  • Ice pier
  • Ice bath
  • Ice blasting
  • Ice chips
  • Ice core
  • Kem
  • Ice cube
  • Ice cutting
  • Ice pack
  • Ice rafting
  • Ice road
  • Ice sculpture
  • Bão băng
  • Pykrete
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Wikimedia Commons
  • Trang Wiktionary Wiktionary
  • x
  • t
  • s
Oxide
Số oxy hóa hỗn hợp
  • Antimon tetroxide (Sb2O4)
  • Cobalt(II,III) oxide (Co3O4)
  • Sắt(II,III) oxide (Fe3O4)
  • Chì(II,IV) oxide (Pb3O4)
  • Mangan(II,III) oxide (Mn3O4)
  • Triurani octoxide (U3O8)
Số oxy hóa +1
  • Đồng(I) oxide (Cu2O)
  • Dicarbon monoxide (C2O)
  • Dichlor monoxide (Cl2O)
  • Lithi oxide (Li2O)
  • Kali oxide (K2O)
  • Rubidi oxide (Rb2O)
  • Bạc oxide (Ag2O)
  • Thali(I) oxide (Tl2O)
  • Natri oxide (Na2O)
  • Nước (H2O)
  • Bor monoxide (B2O)
  • Dinitơ monoxide (N2O)
Số oxy hóa +2
  • Nhôm(II) oxide (AlO)
  • Bari oxide (BaO)
  • Beryli oxide (BeO)
  • Cadmi(II) oxide (CdO)
  • Calci oxide (CaO)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Chromi(II) oxide (CrO)
  • Cobalt(II) oxide (CoO)
  • Đồng(II) oxide (CuO)
  • Sắt(II) oxide (FeO)
  • Chì(II) oxide (PbO)
  • Magnesi oxide (MgO)
  • Thủy ngân(II) oxide (HgO)
  • Nickel(II) oxide (NiO)
  • Nitơ monoxide (NO)
  • Paladi(II) oxide (PdO)
  • Stronti oxide (SrO)
  • Lưu huỳnh monoxide (SO)
  • Disulfur dioxide (S2O2)
  • Thiếc(II) oxide (SnO)
  • Titani(II) oxide (TiO)
  • Vanadi(II) oxide (VO)
  • Kẽm oxide (ZnO)
Số oxy hóa +3
  • Nhôm oxide (Al2O3)
  • Antimon trioxide (Sb2O3)
  • Diarsenic trioxide (As2O3)
  • Bismuth(III) oxide (Bi2O3)
  • Chromi(III) oxide (Cr2O3)
  • Dinitơ trioxide (N2O3)
  • Erbi(III) oxide (Er2O3)
  • Gadolini(III) oxide (Gd2O3)
  • Gali(III) oxide (Ga2O3)
  • Holmi(III) oxide (Ho2O3)
  • Indi(III) oxide (In2O3)
  • Sắt(III) oxide (Fe2O3)
  • Lanthan oxide (La2O3)
  • Luteti(III) oxide (Lu2O3)
  • Nickel(III) oxide (Ni2O3)
  • Diphosphor trioxide (P4O6)
  • Promethi(III) oxide (Pm2O3)
  • Rhodi(III) oxide (Rh2O3)
  • Samari(III) oxide (Sm2O3)
  • Scandi(III) oxide (Sc2O3)
  • Terbi(III) oxide (Tb2O3)
  • Thali(III) oxide (Tl2O3)
  • Thulium(III) oxide (Tm2O3)
  • Titani(III) oxide (Ti2O3)
  • Wolfram(III) oxide (W2O3)
  • Vanadi(III) oxide (V2O3)
  • Yterbi(III) oxide (Yb2O3)
  • Ytri(III) oxide (Y2O3)
  • Dibor trioxide (B2O3)
Số oxy hóa +4
  • Carbon dioxide (CO2)
  • Carbon trioxide (CO3)
  • Ceri(IV) oxide (CeO2)
  • Chlor dioxide (ClO2)
  • Chromi(IV) oxide (CrO2)
  • Dinitơ tetroxide (N2O4)
  • Germani dioxide (GeO2)
  • Hafni(IV) oxide (HfO2)
  • Chì(IV) oxide (PbO2)
  • Mangan dioxide (MnO2)
  • Nitơ dioxide (NO2)
  • Plutoni(IV) oxide (PuO2)
  • Rhodi(IV) oxide (RhO2)
  • Rutheni(IV) oxide (RuO2)
  • Selen dioxide (SeO2)
  • Silic dioxide (SiO2)
  • Lưu huỳnh dioxide (SO2)
  • Teluri dioxide (TeO2)
  • Thori dioxide (ThO2)
  • Thiếc(IV) oxide (SnO2)
  • Titani dioxide (TiO2)
  • Wolfram(IV) oxide (WO2)
  • Urani dioxide (UO2)
  • Vanadi(IV) oxide (VO2)
  • Zirconi dioxide (ZrO2)
  • Rubidi superoxide (RbO2)
  • Natri superoxide (NaO2)
  • Kali superoxide (KO2)
Số oxy hóa +5
  • Antimon pentoxide (Sb2O5)
  • Diarsenic pentoxide (As2O5)
  • Dinitơ pentoxide (N2O5)
  • Niobi pentoxide (Nb2O5)
  • Diphosphor pentoxide (P2O5)
  • Tantal pentoxide (Ta2O5)
  • Vanadi(V) oxide (V2O5)
Số oxy hóa +6
  • Chromi trioxide (CrO3)
  • Molybden trioxide (MoO3)
  • Rheni trioxide (ReO3)
  • Seleni trioxide (SeO3)
  • Lưu huỳnh trioxide (SO3)
  • Teluri trioxide (TeO3)
  • Wolfram(VI) oxide (WO3)
  • Urani trioxide (UO3)
  • Xenon trioxide (XeO3)
  • Bor suboxide (B6O)
Số oxy hóa +7
  • Dichlor heptoxide (Cl2O7)
  • Mangan heptoxide (Mn2O7)
  • Rheni(VII) oxide (Re2O7)
  • Techneti(VII) oxide (Tc2O7)
Số oxy hóa +8
  • Osmi tetroxide (OsO4)
  • Rutheni tetroxide (RuO4)
  • Xenon tetroxide (XeO4)
  • Iridi tetroxide (IrO4)
  • Hassi tetroxide (HsO4)
Có liên quan
  • Oxocarbon
  • Suboxide
  • Oxyanion
  • Ozonide
Carbon sắp xếp theo số oxy hóa. Thể loại:oxide
  • x
  • t
  • s
Hợp chất hydro
  • H3AsO3
  • H3AsO4
  • HAt
  • HSO3F
  • HBF4
  • HBr
  • HBrO
  • HIO
  • HBrO2
  • HBrO3
  • HBrO4
  • HCl
  • HClO
  • HClO2
  • HClO3
  • HClO4
  • HCN
  • HCNO
  • H2CrO4
  • H2Cr2O7
  • H2CO3
  • H2CS3
  • HF
  • HFΟ
  • HI
  • HIO
  • HIO2
  • HIO3
  • HIO4
  • HMnO4
  • H2MoO4
  • HNC
  • NaHCO3
  • HNCO
  • HNO
  • HNO3
  • H2N2O2
  • HNO5S
  • H3NSO3
  • H2O
  • H2O2
  • H2O3
  • H3PO2
  • H3PO3
  • H3PO4
  • H4P2O7
  • H5P3O10
  • H2PtCl6
  • H2S
  • H2S2
  • H2Se
  • H2SeO3
  • H2SeO4
  • H4SiO4
  • H2SiF6
  • HSCN
  • H2SO3
  • H2SO4
  • H2SO5
  • H2S2O3
  • H2S2O6
  • H2S2O7
  • H2S2O8
  • CF3SO3H
  • H2Te
  • H2TeO3
  • H2TeO4
  • H4TiO4
  • H2Po
  • HCo(CO)4
  • BH3
  • B2H4
  • B2H6
  • B4H10
  • B5H9
  • B5H11
  • B6H10
  • B6H12
  • B10H14
  • B18H22
  • H(CXB11Y5Z6)
  • x
  • t
  • s
Hóa thực phẩm
  • Phụ gia
  • Carbohydrat
  • Màu
  • Enzym
  • Axit béo thiết yếu
  • Hương liệu
  • Bổ sung
  • Lipid
  • "Chất khoáng" (Nguyên tố hóa học)
  • Protein
  • Vitamin
  • Nước
  • x
  • t
  • s
Khoa học thực phẩm
Chung
  • Dị ứng
  • Kỹ thuật thực phẩm
  • Vi sinh vật
  • Dinh dưỡng
    • Chế độ ăn
    • Lâm sàng
  • Xử lý
  • Xử lý cứu trợ
  • Chất lượng
  • Phân biệt cảm giác
    • Kỹ thuật xét nghiệm
  • Lưu biến học
  • Dự trữ
  • Công nghệ
  • x
  • t
  • s
Hóa thực phẩm
  • Phụ gia
  • Carbohydrat
  • Màu
  • Enzym
  • Axit béo thiết yếu
  • Hương liệu
  • Bổ sung
  • Lipid
  • "Chất khoáng" (Nguyên tố hóa học)
  • Protein
  • Vitamin
  • Nước
Bản mẫu:Bảo quản thực phẩm
Công nghiệp thực phẩm
  • Sản xuất
  • Đóng gói
  • Marketing
  • Dịch vụ thực phẩm
  • Phát triền bền vững
  • x
  • t
  • s
An toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
Adulterants, food contaminants
  • 3-MCPD
  • Aldicarb
  • Cyanide
  • Formaldehyde
  • Lead poisoning
  • Melamine
  • Mercury in fish
  • Sudan I
Hương liệu
  • Monosodium glutamate (MSG)
  • Salt
  • Sugar
    • High-fructose corn syrup
Microorganisms
  • Botulism
  • Campylobacter jejuni
  • Clostridium perfringens
  • Escherichia coli O104:H4
  • Escherichia coli O157:H7
  • Hepatitis A
  • Hepatitis E
  • Listeria
  • Norovirus
  • Rotavirus
  • Salmonella
Bệnh ký sinh trùng
  • Amoebiasis
  • Anisakiasis
  • Cryptosporidiosis
  • Cyclosporiasis
  • Diphyllobothriasis
  • Enterobiasis
  • Fasciolopsiasis
  • Fasciolosis
  • Giardiasis
  • Gnathostomiasis
  • Paragonimiasis
  • Toxoplasmosis
  • Trichinosis
  • Trichuriasis
Pesticides
  • Chlorpyrifos
  • DDT
  • Lindane
  • Malathion
  • Methamidophos
Preservatives
  • Benzoic acid
  • Ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA)
  • Sodium benzoate
Sugar substitutes
  • Acesulfame potassium
  • Aspartame
  • Saccharin
  • Sodium cyclamate
  • Sorbitol
  • Sucralose
Toxins, poisons, environment pollution
  • Aflatoxin
  • Arsenic contamination of groundwater
  • Benzene in soft drinks
  • Bisphenol A
  • Dieldrin
  • Diethylstilbestrol
  • Dioxin
  • Mycotoxins
  • Nonylphenol
  • Shellfish poisoning
Food contamination incidents
  • Devon colic
  • Swill milk scandal
  • 1858 Bradford sweets poisoning
  • 1900 English beer poisoning
  • Morinaga Milk arsenic poisoning incident
  • Minamata disease
  • 1971 Iraq poison grain disaster
  • Toxic oil syndrome
  • 1993 Jack in the Box E. coli outbreak
  • 1996 Odwalla E. coli outbreak
  • 2006 North American E. coli outbreaks
  • ICA meat repackaging controversy
  • 2008 Canada listeriosis outbreak
  • 2008 Chinese milk scandal
  • 2008 Irish pork crisis
  • 2008 United States salmonellosis outbreak
  • 2011 Germany E. coli outbreak
  • 2011 Taiwan food scandal
  • 2011 United States listeriosis outbreak
  • 2013 Bihar school meal poisoning
  • 2013 horse meat scandal
  • 2013 Taiwan food scandal
  • 2014 Taiwan food scandal
  • 2017 Brazil weak meat scandal
  • 2017–18 South African listeriosis outbreak
  • 2018 Australian rockmelon listeriosis outbreak
  • 2018 Australian strawberry contamination
  • Food safety incidents in China
  • Food safety in Australia
  • Foodborne illness
    • outbreaks
    • death toll
    • United States
Regulation, standards, watchdogs
  • Acceptable daily intake
  • E number
  • Food labeling regulations
  • Food libel laws
  • International Food Safety Network
  • ISO 22000
  • Quality Assurance International
Food processing
  • 4-Hydroxynonenal
  • Acid-hydrolyzed vegetable protein
  • Acrylamide
  • Bệnh Creutzfeldt-Jakob
  • Phụ gia thực phẩm
  • Food irradiation
  • Heterocyclic amines
  • Modified starch
  • Nitrosamines
  • Polycyclic aromatic hydrocarbon
  • Shortening
  • Chất béo trans
Related topics
  • Curing (food preservation)
  • Food and drink prohibitions
  • Food marketing
  • Food politics
  • Food preservation
  • Food quality
  • Genetically modified food
  • Intestinal parasites
Institutions
  • Centre for Food Safety
  • European Food Safety Authority
  • Institute for Food Safety and Health
  • International Food Safety Network
  • Ministry of Food and Drug Safety
  • Thể loại Category
  • Trang Commons Commons
  • Trang Wikibooks Cookbook
  • Dự án Wiki WikiProject
Bản mẫu:Thay thế thực phẩm
Chính trị thực phẩm
  • Năng lượng thực phẩm
  • An ninh thực phẩm
  • Nạn đói
  • Suy dinh dưỡng
  • Quá độ dinh dưỡng
Tổ chức
  • Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ thực phẩm
  • Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
  • Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
  • Tổ chức nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm quốc gia
  • Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm quốc gia
  • x
  • t
  • s
Tài nguyên thiên nhiên
Khí quyển Trái Đất
  • Ô nhiễm không khí
  • Chỉ số chất lượng không khí
    • Chỉ số sức khỏe chất lượng không khí
  • Luật chất lượng không khí
  • Airshed
  • Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
  • Thương mại phát thải
  • Chất lượng không khí trong nhà
  • Sự suy giảm ôzôn
  • Giảm phát thải từ chặt phá rừng
Sự sống
  • Đa dạng sinh học
  • Bioprospecting
  • Sinh quyển
  • Bushfood
  • Thịt rừng
  • Thủy sản
    • Luật Thủy sản
    • Quản lý thủy sản
  • Thực phẩm
  • Rừng
    • Forest genetic resources
    • Luật Bảo vệ rừng
    • Quản lý rừng
  • Game (food)
    • Game law
  • Ngân hàng gen
  • Bảo tồn biển
  • List of plants used in herbalism
  • Non-timber forest products
  • Rangeland
  • Seedbank
  • Loài hoang dã
    • Bảo tồn loài hoang dã
    • Quản lý loài hoang dã
  • Gỗ
Năng lượng
  • Luật năng lượng
  • Tài nguyên năng lượng
  • Nhiên liệu hóa thạch
  • Năng lượng địa nhiệt
  • Năng lượng hạt nhân
  • Đỉnh dầu
  • Shade (shadow)
  • Năng lượng Mặt Trời
  • Bức xạ Mặt Trời
  • Năng lượng thủy triều
  • Năng lượng sóng
  • Năng lượng gió
Đất vàKhoáng vật
  • Conflict minerals
  • Bảo tồn sinh cảnh
  • Đất đai
    • Arable land
    • Thoái hóa đất
    • Luật đất đai
    • Quản lý đất đai
    • Quy hoạch sử dụng đất
    • Sử dụng đất
  • Quyền khoáng sản
  • Khai thác mỏ
    • Luật khoáng sản
    • Khai thác mỏ cát
  • Open space reserve
  • Đỉnh khoáng sản
  • Property law
  • Đất
    • Bảo tồn đất
    • Soil fertility
    • Soil health
    • Soil resilience
Nước
  • Tầng ngậm nước
  • Nước uống
  • Nước ngọt
  • Nước ngầm
    • Bổ cập nước dưới đất
    • Groundwater remediation
  • Thủy quyển
  • Leaching (agriculture)
  • Đỉnh nước
  • Nước
    • Chiến tranh nước
    • Bảo tồn nước
    • Băng
    • Luật nước
    • Ô nhiễm nước
    • Water privatization
    • Chất lượng nước
    • Water right
  • Tài nguyên nước
    • Quản lý tài nguyên nước
    • Chính sách tài nguyên nước
Liên quan
  • Commons
    • Common-pool resource
    • Enclosure
    • Global commons
    • Bi kịch của mảnh đất công
  • Kinh tế sinh thái
  • Dịch vụ sinh thái
  • Natural capital
  • Tài nguyên không tái tạo
  • Khai thác quá mức
  • Tài nguyên tái tạo
  • Resource curse
  • Natural resource economics
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên
  • Resource extraction
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên
    • Quản lý thích nghi
  • Hệ sinh thái
  • Wilderness
  • Cổng thông tin
  • Thể loại Thể loại:Tài nguyên thiên nhiên
  • Trang Commons Commons:Category:Tài nguyên thiên nhiên
  • x
  • t
  • s
Phát triển bền vững
Phát triểnNghiên cứu phát triển • Phát triển kinh tế • Phát triển năng lượng • Fair trade • Chỉ số phát triển con người • Kinh tế phi chính thức • Công nghệ thông tin và truyền thông dành cho phát triển • Phát triển quốc tế • Những quốc gia chậm phát triển • Make Poverty History • Tài chính vi mô • Ngân hàng phát triển đa phương • Nghèo • Ngân hàng Thế giới
Bền vữngPhân hủy kỵ khí • Công nghệ thích hợp • Chất dẻo sinh học có thể phân hủy • Nhiên liệu sinh học • Economics of biodiversity • Làng sinh thái • Bảo tồn năng lượng • Thiết kế môi trường • Phát triển năng lượng • Công nghệ môi trường • Luật môi trường • Kinh tế carbon thấp • Văn hóa tiếp biến • Dân số • Tái chế • Năng lượng tái tạo • Bền vững xã hội • Nông nghiệp bền vững • Thiết kế bền vững • Phương tiện vận tải bền vững • Quản lý chất thải • Nước
Đề tài khác về phát triển năng lượng và phát triển bền vững
Tương laiXã hội 2000 Watt
Giao thông vận tảiNăng lượng tái tạo · Xe đạp · Hệ thống chia sẻ xe đạp · Xe chạy điện · Trạm hydro · Xe hiđrô · Phương tiện năng lượng thấp · Giao thông công cộng
Chuyển đổi năng lượng
Sản xuất điện năngHệ thống năng lượng cộng đồng bền vững
Năng lượng hóa họcNăng lượng bền vững · Pin nhiên liệu · Sản xuất hydro
Thủy điệnNăng lượng thủy triều · Tua bin nước · Năng lượng sóng
Năng lượng Mặt TrờiPin mặt trời · Làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời · Năng lượng mặt trời dựa trên không gian · Tháp năng lượng mặt trời · Quang điện tích hợp trong tòa nhà · Năng lượng nhiệt mặt trời
Năng lượng gióTrang trại gió · Turbine gió
Tích luỹPin điện · Tích luỹ nhiệt năng
Bền vững
Dấu chân sinh tháiDịch vụ hệ sinh thái · Làng sinh thái · Chuyển đổi năng lượng  · Quản lý nhu cầu năng lượng · Bản đồ xanh · Chỉ số phát triển con người · Nguồn vốn về kết cấu hạ tầng · Năng lượng tái tạo · Self-sufficiency · Sống đơn giản · Phát triển bền vững · Sống bền vững · Giá trị của Trái Đất · Nguồn năng lượng và tiêu thụ năng lượng trên thế giới
Công nghệ thích hợpĐộng cơ không khí
Công trìnhMái xanh · Công trình tiết kiệm năng lượng · Nhà thụ động · Siêu cách nhiệt · Nhà tự cấp năng lượng
Nông nghiệp bền vữngVệ sinh an toàn thực phẩm
Thiết kế bền vữngThiết kế môi trường  · Kiến trúc bền vững · Kiến trúc cảnh quan bền vững
Kinh tế bền vữngPhát triển kinh tế · Kinh tế xanh · Kinh tế hydro
Công nghiệp bền vữngCông trình xanh · Hóa học xanh · Máy tính xanh · Sinh thái công nghiệp · Công trình tự nhiên · Năng lượng bền vững · Quản lý rừng bền vững · Cung ứng bền vững · Phương tiện vận chuyển bền vững
Dân sốKiểm soát sinh sản · Kế hoạch hóa gia đình · I = PAT · Nhập cư · Quá tải dân số · Điều khiển dân số
Quản lýLý thuyết phát triển con người
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX524789
  • BNF: cb11931913j (data)
  • GND: 4064689-0
  • LCCN: sh85145447
  • NARA: 10644880
  • NDL: 00567741
  • NKC: ph116596
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nước&oldid=71973259” Thể loại:
  • Oxide
  • Hợp chất hydro
  • Bản mẫu Portal-inline có liên kết đỏ đến cổng thông tin
  • Nước
  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Chất lỏng
  • Hợp chất oxy
Thể loại ẩn:
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết archiveis
  • Bài cơ bản
  • Lỗi CS1: ngày tháng
  • Trang có bản mẫu cổng thông tin trống
  • Bài viết chứa nhận dạng BNE
  • Bài viết chứa nhận dạng BNF
  • Bài viết chứa nhận dạng GND
  • Bài viết chứa nhận dạng LCCN
  • Bài viết chứa nhận dạng NARA
  • Bài viết chứa nhận dạng NDL
  • Bài viết chứa nhận dạng NKC
  • Bài cơ bản dài trung bình
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN

Từ khóa » đặc Tính Lý Hóa Và Vai Trò Của Nước