Nuôi Cá Cảnh: Gợi ý 21 Loại Cây Thủy Sinh Cho Bể Cá Tại Nhà - P2
Có thể bạn quan tâm
Tiêu thảo trong bể cá cảnh. Ảnh: theaquariumguide.
Tên khoa học: Cryptocoryne Wendttii. Họ Araceae.
Mức độ chăm sóc: Dễ.
Màu sắc: đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu.
Cường độ ánh sáng vừa phải.
Vị trí: tiền cảnh.
Điều kiện nước 22-26°C, KH 3-8, pH 6.0-8.0.
Tiêu thảo (Cryptocoryne Wendtii) là tên gọi chung cho nhiều loại khác nhau với một số có các dải màu như đỏ, xanh lá cây, nâu... Mỗi loại cây sẽ có kích thước và kết cấu lá khác nhau. Đây là một loại cây phổ biến trong nuôi cá cảnh vì sống tốt ở cả cường độ ánh sáng yếu và các điều kiện nước khác nhau.
Cryptocoryne wendtii ’Green’ còn gọi là tiêu thảo xanh có những chiếc lá màu xanh cao từ 10-15 cm. Để nhân giống cây thủy sinh này, bạn chỉ cần tách rể của từng cây sau đó trồng lại ở một
khu vực khác của bể cá, rễ sẽ nhanh chóng bám lấy nền đáy để phát triển. Lưu ý khi trồng tiêu thảo cần thường xuyên bổ sung phân bón và thay nước ít nhất một lần mỗi tuần.
7. Ráy thủy sinh (Anubia Nana)Ráy thủy sinh bám trên lũa trong bể cá.
Tên khoa học: Anubia Nana.
Họ Araceae.
Mức độ chăm sóc: Dễ.
Màu xanh lá cây.
Điều kiện nước 22-28°C, KH 3-8, pH 6.0-7.5.
Cường độ ánh sáng vừa phải.
Vị trí trồng tiền cảnh.
Bộ phận nhân giống: thân rễ.
Nếu bạn đang tìm một loại cây có thể bám vào đá, lũa và sứ lọc thì ráy thủy sinh Anubias Nana là lựa chọn khá thích hợp dành cho bạn. Ráy thủy sinh là loại cây có màu xanh đậm, lá dày phát triển một cách dễ dàng – chìm một phần hoặc hoàn toàn khi bám vào các giá thể đá hay gỗ.
Nhân giống ráy thủy sinh bằng cách tỉa ngọn con đã có từ 5 – 7 lá sau đó gắn vào giá thể khác để tiếp tục trồng. Lưu ý trong trồng ráy thủy sinh: cần nhanh chóng loại bỏ lá già hoặc chết ra khỏi bể. Ráy thủy sinh phát triển chậm do đó cần định kỳ thay nước và xiphong tránh cặn bẩn bám vào lá.
8. Dương xỉ Java (Java Fern)Dương xỉ java trong bể cá cảnh.
Tên khoa học: Microsorum pteropus. Họ Polypodiaceae.
Mức độ chăm sóc: Dễ.
Màu xanh lá cây.
Cường độ ánh sáng: từ yếu cho đến trung bình.
Điều kiện nước 20-28°C, KH 3-8, pH 6.0-7.5.
Trồng ở tiền cảnh hoặc trung cảnh.
Cây dương xỉ Java là một loại cây thủy sinh thích hợp khi gắn vào đá và lũa trong bể cá. Nó là một loại cây phát triển tương đối chậm có nguồn gốc từ các vùng của Đông Nam Á và thường mọc dọc theo bờ sông hoặc suối nước ngọt ở Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc.
Hầu hết các loài cá sẽ không ăn dương xỉ Java, vì vậy một khi được gắn vào đá hoặc lũa, nó có cơ hội sống sót tốt và sẽ phát triển ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Lưu ý trong chăm sóc dương xỉ java: cần loại bỏ lá quá già hoặc bị xám màu để lá non mọc lên, đồng thời thường xuyên dọn bể sạch sẽ.
9. Cây lưỡi mác (Amazon Sword)Cây lưỡi mác trong bể cá cảnh. Ảnh: aquass
Tên khoa học: Echinodorus amazonicus. Họ Alismataceae.
Màu xanh lá cây.
Mức độ chăm sóc: Trung bình.
Cường độ ánh sáng: Yếu - Trung bình.
Điều kiện nước 22-28°C, KH 3-8, pH 6,5-7,5.
Vị trí trồng: trung cảnh và hậu cảnh.
Loài cây này có kích thước khá lớn, mọc thành từng bụi, lá mọc từ thân sát gốc, tỏa ra xung quanh từ non đến già. Cuống lá dài, lá cây có hình lưỡi mác, xanh mướt. Nó có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon với chủng loại đa dạng và lấy tên chung là thanh kiếm Amazon do có lá giống như lưỡi kiếm.
Loại cây dễ trồng này hoàn hảo cho hầu hết các bể thủy sinh nhờ khả năng chịu được khoảng nhiệt độ và chất lượng nước rộng. Với cường độ ánh sáng lí tưởng thì cây lưỡi mác sẽ vượt mặt nước trong bể cá và bắt đầu nở hoa.
Lưu ý khi trồng cây lưỡi mác, đảm bảo bể cá có chất nền đủ dày để trồng cây và rễ được bám vào giá thể (không chôn gốc), thân cây phải ở trên giá thể và có thể nhìn thấy bằng mắt. Kiểm tra thường xuyên và tiến hành thay nước định kỳ để tránh sự phát triển quá mức của tảo ảnh hưởng đến cây lưỡi mác trong bể thủy sinh.
10. Rêu Java (Java Moss)Tạo hình của rêu java trong một bể cá cảnh.
Tên khoa học: Taxiphyllum barbieri. Họ Hypnaceae.
Màu xanh lá cây
Mức độ chăm sóc: Trung bình.
Cường độ ánh sáng: Vừa phải.
Điều kiện nước thích hợp nhất: 21 – 24 °C; pH: 5,5-8,0.
Vị trí trồng: Tiền cảnh
Một loại cây khác rất thích hợp trồng trên đá và lũa. Rêu java loài bản địa ở Đông Nam Á: Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam. Lá có hình bầu dục thuôn dài, với màu xanh lá tươi. Rêu Java mọc dưới nước nhỏ hơn nhiều so với những loại rêu mọc trên cạn.
Cây thủy sinh này thích hợp nhất với nhiệt độ hồ cá từ 21 đến 24°C nhưng có thể sống ở nhiệt độ cao 29 - 32°C. Rêu Java không những tạo ra tấm thảm tuyệt đẹp mà còn cung cấp thức ăn cho cá con cũng như nơi trú ẩn cho cá và tôm nhỏ hơn.
Lưu ý khi chăm sóc rêu java: Những mảnh rêu nhỏ lơ lửng trong nước có thể làm tắc nghẽn bộ lọc do đó cần cắt tỉa thường xuyên, thay nước và xi phong sạch nền đáy để tránh sự phát triển của rêu hại.
11. Bèo cái (Water Lettuce)Bèo cái (Water Lettuce) trong bể thủy sinh.
Tên khoa học: Pistia stratiotes. Họ Araceae.
Màu xanh lá cây.
Ánh sáng tự nhiên-Trung bình
Mức độ chăm sóc: Dễ dàng.
Điều kiện nước thích hợp: Nhiệt độ 21-27°C, pH 6,5-7,5.
Vị trí trồng nổi trên mặt nước.
Cây bèo cái chủ yếu được sử dụng trong các ao và bể cá nước lạnh, cây tạo thành một mê cung rễ treo hoàn hảo để bảo vệ cá con và đem lại bóng râm bể cá.
Bèo cái phù hợp cho hầu hết các loài cá nhiệt đới, tuy nhiên những loài cá lớn hơn có xu hướng ăn rễ cây, do đó trồng bèo cái tránh các loài cá lớn ăn thực vật vì chúng có xu hướng ăn rễ cây và thậm chí cả cây.
12. Rong tóc tiên (Vallisneria)Rong tóc tiên là cây thủy sinh trang trí bể tuyệt đẹp.
Tên khoa học: Vallisneria Spirallis. Họ Hydrocharitaceae.
Mức độ chăm sóc: Rất dễ.
Màu xanh lá cây.
Vị trí trồng: Hậu cảnh.
Cường độ ánh sáng vừa phải.
Điều kiện nước pH 6-9
Khoảng nhiệt độ 16-30°C.
Những chiếc lá ngắn khiến loài cây này thích hợp với những bể cá nhỏ; lá cũng đủ mỏng để không làm lu mờ các cây nhỏ hơn. Đặc tính rất dễ trồng trong mọi điều kiện cây dùng để trồng hậu cảnh và có thể trang trí từng điểm nhấn của bể.
Trồng cây rong tóc tiên có thể phát triển dễ dàng và nhanh chóng lan ra toàn bể do đó trồng cây cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để cây không phá vỡ bố cục của bể.
Mời bạn đọc tham khảo trọn 21 cây thủy sinh tại phần 1 và phần 3 để có nhiều sự lựa chọn hơn.
Từ khóa » Cây Thủy Sinh Chịu Nóng
-
【Top 5】Cây Thủy Sinh Chịu Nóng Qua Mùa Hè, Dễ Trồng - Cây Cảnh
-
Nhiệt độ Trồng Cây Thủy Sinh Tốt Nhất Và Cách Giảm Nhiệt độ - Cây Cảnh
-
Kinh Nghiệm Chăm Hồ Thuỷ Sinh Mùa Nóng - Aquatips.Net
-
8 Cây Thủy Sinh Không Cần Co2 Dễ Trồng Nhất Hiện Nay
-
30 Cây Thủy Sinh Cần ánh Sáng Yếu Dễ Dàng Cho Người Mới Bắt đầu
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Mùa Nóng #Greenhappiness
-
10 Loại Cây Thủy Sinh Dễ Trồng Nhất Cho Người Mới Chơi - Lisado
-
Top 11 Cây Thủy Sinh Dễ Trồng, Không Cần Chăm Sóc Nhiều
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Mùa Nóng | Blog Cây Cảnh Klpt
-
Một Số Cách Giảm Nhiệt Cho Hồ Thủy Sinh
-
Các Yếu Tố Tác động Tới Sự Phát Triển Của Thực Vật Thủy Sinh - Pet Mart
-
Cách Duy Trì Nhiệt Độ Trong Hồ Thủy Sinh Lý Tưởng Nhất
-
Cây Ráy Thủy Sinh đặc điểm Và Cách Nuôi Trồng - Cá Cảnh Kim Giang